SKKN Huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ, đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT
- Mã tài liệu: MT0323 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 553 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 122 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 122 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngọc |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ, đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
3.2. Các giải pháp riêng cho các bộ phận
3.2.1. Đối với công tác thư viện
3.2. Các giải pháp riêng cho các bộ phận
3.2.1. Đối với công tác thư viện
3.2.3. Đối với các phòng chức năng (Hiệu bộ, Văn phòng, phòng Đoàn, phòng tổ)
3.2.4. Đối với phòng học
3.2.5. Công tác lao động vệ sinh, chăm sóc cây xanh
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và Đào tạo là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hướng tới một xã hội tốt đẹp, là điều kiện tiên quyết để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ, hợp tác trí tuệ và tôn trọng lẫn nhau. Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, các Chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với các chức năng đó, giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội, giáo dục là sự nghiệp chung của toàn xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội”.
Xuất phát từ quan điểm trên chúng ta có thể khẳng định “chất lượng giáo dục” không chỉ biểu hiện qua điểm số của học sinh, mà là kết quả tổng hợp của mọi hoạt động trong trường học, từ chất lượng đội ngũ giáo viên, thái độ và kết quả học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện của học sinh đến cảnh quan, môi trường, an ninh, quan hệ giữa nhà trường với phụ huynh, nhà trường với xã hội. Và để đáp ứng yêu dạy học, hoạt động giáo dục, đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị của nhà trường phải đáp ứng mức tối thiểu (theo Chương trình Phổ thông 2018), có cách thức tổ chức và quản trị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và công nghệ khoa học, sử dụng và phát huy được hiệu quả trong dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
Phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ phục vụ dạy học và các hoạt động giáo dục khác là một trong những yếu tố có tính quyết định sự thành công trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo đặc biệt là đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Với vai trò, ý nghĩa đó, nhiều năm qua, việc đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị và công nghệ đã được ngành giáo dục, chính quyền các địa phương quan tâm thông qua xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn, từng bước đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Trường THPT Thanh Chương 3 cũng nằm trong bối cảnh chung đó, hơn ba năm qua, nhà trường đã đầu tư xây dựng hàng chục hạng mục công trình, chỉnh trang khuôn viên sân trường theo hướng xanh – sạch – đẹp – an toàn, thân thiện; cải tạo lại phòng học, hệ thống cửa phòng học; nâng cấp cổng trường; lắp đặt hệ thống thiết bị và công nghệ, phát triển phòng học hiện đại, xây dựng mới nhà để xe cho giáo viên và học sinh… bảo đảm tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Hiện, nhà trường đang được đầu tư thêm các công trình như hệ thống 6 phòng học ngoại ngữ hiện đại và nhà học bộ môn, sân chơi, bãi tập…kết quả này đã góp phần tạo động lực để mỗi cán bộ, giáo viên và học sinh phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
Từ các nguồn kinh phí khác nhau, theo thống kê từ năm 2019 đến hết năm
2022, từ ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương và xã hội hóa, nhà trường đã đầu tư xây dựng, tu sửa CSVC, mua thiết bị và công nghệ. Đặc biệt trong năm học 2021-2022 và đầu năm học 2022-2023, bằng các nguồn vận động từ các mạnh thường quân và cựu học sinh với tổng kinh phí lên tới gần 10 tỷ đồng đầu tư mua sắm thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ dạy học. Có thể nói rằng việc huy động được sức mạnh tổng hợp, đặc biệt là nguồn tài trợ từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân và cựu học sinh chung tay cùng thầy trò nhà trường xây dựng và phát triển cơ sở vất chất hiện đại, trường lớp học khang trang, môi trường xanh – sạch – đẹp là điểm nhấn nổi bật tại trường THPT Thanh Chương 3, trong đó có những điểm mới, sáng tạo mà các đồng nghiệp, các nhà quản lý thêm kênh tham khảo.
Trải qua những khó khăn cùng những bước thăng trầm trên chặng đường phát triển, năm 2009 Trường đã được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia giai mức độ 1. Và sau nhiều năm tiếp tục nỗ lực, phấn đấu của các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh, hôm nay Trường THPT Thanh Chương 3 một lần nữa được sự ghi nhận và đánh giá cao của ngành Giáo dục và các cấp chính quyền: được Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cấp Giấy chứng nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3, theo Quyết định số 1759 ngày 10/11/2022; được Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An cấp Bằng công nhận trường THPT đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, theo Quyết định số 3545 ngày 11/11/2022. Đây là một niềm vinh dự và tự hào vô cùng to lớn cho các thế hệ nhà giáo và học sinh nhà trường.
Bên cạnh đó nhà trường ít nhiều vẫn còn tồn tại cần khắc phục về về chất lượng đội ngũ giáo viên, về chất lượng học sinh giỏi, chất lượng học sinh đại trà… Trên cơ sở đúc rút những việc làm được và chưa làm được của nhà trường và học tập kinh nghiệm từ các trường bạn, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ, đáp ứng chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại trường THPT Thanh Chương 3, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An”, qua đó chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường với đồng nghiệp và các trường bạn, đồng thời tiếp tục hoàn chỉnh các giải pháp đó, góp phần đẩy mạnh hơn nữa công tác đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện để Trường THPT Thanh Chương 3 xứng đáng là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh.
- Mục đích nghiên cứu
Đưa ra và thực hiện hiệu quả những giải pháp nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tại Trường THPT Thanh Chương 3.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của mục tiêu, nhiệm vụ phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong trường THPT.
- Phân tích thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trước và sau khi thực hiện các giải pháp để thấy được tính khả thi và hiệu quả của những giải pháp đề ra.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận: Căn cứ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo về phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong trường học.
- Phương pháp thực tiễn: Quan sát, điều tra, thực nghiệm, tổng hợp kinh nghiệm nhằm phát triển cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong trường THPT.
- Điểm mới của đề tài
- Những giải pháp mới trong việc huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển CSVC, thiết bị và Công nghệ thể hiện rõ tính khoa học và thực tiễn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, chính sách của các cấp chính quyền và ngành vào hoàn cảnh, đặc điểm riêng của nhà trường nhờ đó trường được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2.
- Ban hành các quy định cụ thể về khai thác, sử dụng, bảo quản CSVC, TB&CN phù hợp với các quy định hiện hành và điều kiện của trường; chỉ đạo việc thực hiện để khai thác sử dụng hiệu quả TB&CN trong dạy học, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018.
- Quá trình xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ và các hạng mục khác của nhà trường có được không chỉ nhờ nguồn kinh phí từ cấp trên, vận động cơ sở vật chất hàng năm từ phụ huynh học sinh, mà còn là sự sáng tạo và tâm huyết của lãnh đạo cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Lãnh đạo nhà trường làm tốt công tác huy động được sức mạnh tổng hợp của các doanh nghiệp, mạnh thường quân, cựu học sinh hướng về nhà trường. Đặc biệt, Phát huy nội lực trong phát triển thiết bị dạy học tự làm, thiết bị dạy học số, điều này tác động tích cực, cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ, nhà trường không những được trang bị hiện đại mà còn giảm gánh nặng tài chính cho nhà nước cũng như đóng góp từ phụ huynh học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]