Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp cặp – Nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10
- Mã tài liệu: MP0001 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 862 |
Lượt tải: | 12 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Hưng Đạo |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp cặp – Nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
- Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo cặp
Các bước tiến hành và các loại hình luyện tập theo nhóm
Mô tả sản phẩm
- Lời giới thiệu:
- 1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, đất nước chúng ta nói chung và Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước với mục đích phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó giáo dục là một trong những lĩnh vực trọng tâm được sự quan tâm lớn từ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang tiến hành đổi mới toàn diện về phương pháp sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là phương pháp giảng dạy ở các cấp học trong đó có cấp Trung học phổ thông (THPT), nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Trước đây, phương pháp giảng dạy chủ yếu là truyền thụ một chiều, giáo viên đọc và học sinh chép, vì thế phương pháp giảng dạy này không rèn luyện nếp tư duy sáng tạo, chủ động của người học. Tuy nhiên, ngày nay nhờ có sự phát triển của khoa học công nghệ và sự hòa nhập với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, chúng ta đã và đang từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, lấy người học làm trung tâm.
Tuy nhiên, những đổi mới này có đem lại hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên – những người trực tiếp thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy trong từng tiết học. Chỉ có đổi mới cơ bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo được lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.
Một lý do quan trọng khác đó là học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo có nhận thức kém hơn so với các bạn trường khác, vì thế nếu giáo viên lên lớp chỉ đọc cho học sinh ghi chép nội dung bài học dài lê thê thì các em sẽ rất chán và sẽ không nhớ hết được nội dung bài học. Vì vậy, trong mỗi tiết học tôi luôn phải cố gắng đổi mới phương pháp giảng dạy giúp nội dung bài học sinh động đồng thời nhằm khơi dậy sự thích thú của học sinh, giúp các em ghi nhớ nội dung bài học dễ dàng hơn.
Với bản thân tôi, ngoài những hình thức tổ chức lớp học tích cực mà tôi tiếp thu được từ các buổi tập huấn, các tiết thao giảng và bản thân trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, học hỏi, tham khảo đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc sử dụng các hoạt động cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, giáo viên có thể khơi dậy và khai thác khả năng học tập tích cực chủ động ở học sinh, học sinh tự bộc lộ mình, tự học tập lẫn nhau, tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua cách làm việc chung cặp hoặc nhóm. Từ đó, học sinh có thể cảm thấy hứng thú với môn Tiếng Anh, có thể tự cảm nhận được tiết học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên sinh động, và cảm giác như được vui chơi giữa giờ học ngay trên lớp.
Để truyền thụ kiến thức cho học sinh có hiệu quả , gây được hứng thú học tập của học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức và vận dụng tốt kiến thức, tất cả đều phụ thuộc vào phương pháp dạy của người thầy. Từ những thực tế trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy Tiếng anh 10 tại trường THPT Trần Hưng Đạo.
1.2. Mục đích của đề tài:
Là một giáo viên ngoại ngữ, tôi hiểu rất rõ vai trò của việc học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay, học Tiếng anh không phải để làm được các bài tập thuộc các kĩ năng như đọc, viết mà quan trọng phải giao tiếp được bằng Tiếng anh. Chúng ta đều biết rằng Tiếng Anh đã trở thành một công cụ giao tiếp cần thiết trong cuộc sống hàng ngày giúp cho con người trên toàn thế giới có thể chia sẻ trao đổi công việc. Các ứng cử viên xin việc không chỉ cạnh tranh với ứng cử viên trong nước mà còn phải thi đấu với các ứng viên sáng giá nước ngoài, vì vậy, nếu các ứng cử viên xin việc mà không có kĩ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ – Tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có cơ hội vào làm việc tại những vị trí công ty mà mình mong muốn. Tuy nhiên, đại đa số học sinh ở trường tôi đều cảm thấy chán nản trong giờ học Tiếng Anh, vì thế, qua đề tài này, tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy bộ môn Tiếng Anh đặc biệt là học sinh lớp 10 tạo cho học sinh có hứng thú trong giờ học ngoại ngữ, nhằm nâng cao kĩ năng giao tiếp cho các em. Quan trọng hơn nữa là, giúp các em học sinh sau khi học Tiếng anh ba năm ở trường có khả năng xin vào làm việc tại các công ty nước ngoài với khả năng giao tiếp bằng Tiếng anh của chính mình.
- Tên sáng kiến:
“Sử dụng phương pháp cặp – nhóm trong giảng dạy Tiếng Anh 10”
- Tác giả sáng kiến:
– Họ và tên: Phạm Thị Phương
– Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Trần Hưng Đạo – Thị Trấn Hợp Hòa – Tam Dương – Vĩnh Phúc
– Số điện thoại: 0168 9945 709
– E – mail: phamthiphuong.gvtranhungdao@vinhphuc.edu.vn
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Phạm Thị Phương
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong chương trình giảng dạy bộ môn Tiếng Anh lớp 10.
– Về phía học sinh, tôi lựa chọn học sinh các lớp 10A4, 10A6 trường THPT Trần Hưng Đạo – Tam Dương – Vĩnh Phúc, do tôi trực tiếp giảng dạy năm học ……….
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học ………..
- Mô tả bản chất của sáng kiến:
PHẦN I. PHẦN NỘI DUNG
- Khái niệm dạy học theo cặp – nhóm:
– Theo A.T.Franscisco (1993): “Học tập nhóm là một phương pháp học tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và hợp tác với nhau trong học tập.”
– Dạy học theo cặp là hoạt động học tập trong đó giáo viên chia lớp thành các cặp, có thể hai học sinh ngồi cùng một bàn là một cặp, hoặc cho học sinh tự cặp ngẫu nhiên với bạn của mình. Mỗi học sinh làm việc với bạn của mình, và tất cả các cặp làm việc đồng thời cùng lúc về chủ đề mà giáo viên yêu cầu.
– Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo nhóm nhỏ có thể là 3, 4 hoặc 5 người làm một nhóm. Trong mỗi nhóm nhỏ, có đủ thành phần khác nhau về trình độ và thường bầu ra trưởng nhóm để đôn đốc quá trình thảo luận nhóm của nhóm mình.
– Vậy dạy học theo cặp – nhóm là phương pháp dạy học trong đó giáo viên chia lớp thành cặp hoặc nhóm cùng thảo luận trao đổi nghiên cứu về một chủ đề nhỏ nào đó của bài học. Qua hoạt động này, học sinh không thể ỉ lại chờ thầy cô bạn bè đọc cho chép bài, mà chính họ phải tự chủ động học hỏi tìm hiểu để lĩnh hội được nội dung kiến thức bài học.
- Đặc điểm của dạy học theo cặp – nhóm:
– Giờ học vẫn được tiến hành tại lớp học như bình thường, việc phân chia cặp nhóm chủ yếu là do giáo viên dựa vào vị trí ngồi của học sinh hoặc dựa vào tâm lý, trình độ nhận thức của học sinh, và quan trọng là phải dựa vào nhiệm vụ học tập mà học sinh cần giải quyết để cho nhóm sao cho phù hợp. Thỉnh thoảng cũng có thể cho học sinh tự lựa chọn cặp nhóm của mình đối với nhiệm vụ về nhà.
– Trong mỗi nhóm phải bầu ra nhóm trưởng – người chịu trách nhiệm quản lý đôn đốc hoạt động của nhóm mình; phải phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên nhằm giúp các thành viên trong nhóm phải tích cực, trực tiếp trao đổi giải quyết vấn đề của nhóm mình.
– Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn, chỉ ra các nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, chứ không phải là người tìm và giải thích tất cả kiến thức nội dung bài học cho học sinh.
– Trong phương pháp này, học sinh có cơ hội thể hiện khả năng của mình qua phần trình bày thuyết trình, nhằm giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống thực tiễn.
III. Ưu và nhược điểm của dạy học theo cặp – nhóm:
- Ưu điểm:
– Tạo môi trường học tập cho học sinh, nhất là học sinh yếu kém, nhút nhát. Họ có cơ hội phát biểu ý kiến riêng của mình, có cơ hội tự trao đổi tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức cho bản thân mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]