SKKN Nâng cao khả năng thuyết trình tiếng Anh thông qua việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và gợi ý đề xuất cho bài thuyết trình trong giờ học Project- Chương trình SGK thí điểm
- Mã tài liệu: MP0027 Copy
Môn: | Tiếng anh |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 681 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Nhật Duật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Phạm Thị Thơ |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Trần Nhật Duật |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Nâng cao khả năng thuyết trình tiếng Anh thông qua việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và gợi ý đề xuất cho bài thuyết trình trong giờ học Project- Chương trình SGK thí điểm” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
– Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về kỹ năng thuyết trình của học sinh
– Phân tích điểm mạnh và hạn chế của học sinh
– Nghiên cứu tài liệu, xây dựng bảng tiêu chí đánh giá cho phù hợp tình hình đặc điểm của học sinh
– Áp dụng tiêu chí và gợi ý đề xuất cho học sinh lên đối tượng nghiên cứu trong 4 bài thuyết trình
– Dùng quan sát bảng câu hỏi và kết quả bài kiểm tra để trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu, khẳng định lại kết quả nghiên cứu
Mô tả sản phẩm
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Nghiên cứu trước liên quan đến thuyết trình bằng lời Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến kỹ năng thuyết trình của người học ngoại ngữ. Những nghiên cứu là nền tảng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu sau này. Một trong số đó là Đại học Công nghệ Victoria, Đại học Canberra, và Đại học Ball State. Các chủ đề như “Thuyết trình bằng miệng” của P. Santry
(1999), “Thuyết trình hiệu quả” của Comfort (1995), “Thuyết trình” của Ellis và O ‟Driscoll (1992),“ Thuyết trình học thuật ”của Susan M. Reinhart cho đến nay đã thu hút được sự chú ý lớn từ một số lượng lớn độc giả.
Tuy nhiên, các học giả và tổ chức này trong sách và mô tả khóa học trình bày các hướng dẫn để thúc đẩy người học kỹ năng thuyết trình cả về lý thuyết và thực hành, nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào bối cảnh kinh doanh và các tình huống chuyên môn khác. Ví dụ, trong phần cơ sở lý luận và kết quả học tập, Santry (1999) nói: “Các chuyên gia về khoa học và kỹ thuật thường được yêu cầu cung cấp thông tin cho mọi người vì họ có kinh nghiệm kiến thức chuyên môn. Các chuyên gia kỹ thuật có thể được kêu gọi để đưa ra các báo cáo tiến độ, giải thích nghiên cứu, thảo luận về các chính sách của công ty, phân tích các vấn đề, đưa ra các khuyến nghị hoặc đưa ra các hướng dẫn thực hiện công việc. Ngoài ra, họ có thể thuyết trình trước công ty các báo cáo bằng văn bản chính thức hơn như đề xuất dự án, đề xuất ngân sách hoặc nghiên cứu khả thi”. Hơn nữa, họ không đề cập đến những vấn đề mà người học ngôn ngữ gặp phải khi thuyết trình bằng miệng trong môi trường lớp học và lý do tại sao học sinh gặp phải những vấn đề đó. Ngoài ra, các giải pháp và đề xuất được đưa ra không dựa trên nghiên cứu mà dựa trên quan sát và nhận thức của chính người viết nên các giải pháp có xu hướng chủ quan.
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp bằng miệng và nhiều nghiên cứu đã được trình bày trong các luận văn của M.A. Tuy nhiên, thuyết trình bằng miệng vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi. Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu những khó khăn khi thuyết trình bằng miệng của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Anh của trường Đại học Phương Đông trong bài học nói” của Nguyễn Thị Vân Hà (2007) được biết đến là luận văn duy nhất chủ yếu tập trung vào chuyên ngành tiếng Anh năm thứ hai. ‟Những khó khăn khi thuyết trình”. Nhà nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp gợi ý cho những vấn đề như vậy tuy nhiên khá chung chung, khi người học áp dụng các giải pháp gặp khó khăn trong khi thuyết trình chưa nói cụ thể biện pháp xử lý
2.2. Thực trạng dạy và học kỹ năng thuyết trình ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh.
Ở trường THPT, chương trình sách giáo khoa thí điểm bắt đầu đưa vào giảng dạy gần đây chỉ áp dụng trên một số trường trọng điểm: trừ trường THPT Nguyễn Huệ áp dụng trên 5 năm, các trường như THPT Trần nhật Duật, THPT Hoàng Quốc Việt, Thác Bà, Cẩm Ân. Hoàng Văn Thụ bắt đầu từ khoảng thời gian 1 năm đến dưới 5 năm và thường chỉ đối với lớp trọng điểm. Cả giáo viên và học sinh rất bỡ ngỡ chưa quen với cách học mới. Về phía giáo viên chưa biết cách để đánh giá bài thuyết trình của học sinh sao cho hiệu quả khoa học, theo quan sát đa số giáo viên căn cứ vào bố cục bài nói của học sinh, cách phát âm và độ trôi chảy hoặc dựa vào ” cảm giác” để đánh giá và nhận xét . Về phía học sinh, các em chỉ chăm chú vào hoàn thiện bài của mình để xong nhiệm vụ được giao, chưa biết cách triển khai bài thuyết trình của nhóm trình bày dựa theo các tư liệu tìm kiếm được. Hầu như không biết cách đánh giá bài của bạn mình ở các nhóm khác. Khi thuyết trình xong các em không quan tâm đến những điểm mạnh và hạn chế không có sự nhìn nhận lại và sửa lỗi bài của nhóm mình. Ngoài ra, các em vẫn bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy và học truyền thống thụ động trông chờ vào giáo viên, chưa có thói quen tự tìm tòi và còn ngại trong đặt câu hỏi. Vì vậy, một bộ phận các em tỏ ra không có hứng thú và chưa xây dựng tốt động cơ tham gia các hoạt động trên lớp, và trong việc trình bày ý tưởng trước lớp
Kết luận : Các nghiên cứu có liên quan tồn tại những vấn đề sau:
Về nội dung:
- Tập trung và mặt lý luận nhiều hơn giải pháp thực tiễn
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu sinh viên hoặc các đối tượng lãnh đạo quản lý trong công ty, cơ quan doanh nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu về thuyết trình trong môi trường lớp học rất hạn chế tập trung nhiều về thuyết trình để phát triển kĩ năng nói
- Giải pháp đưa ra tập trung chủ yếu về bố cục và cách thức thuyết trình được giải thích chưa cụ thể chi tiết, đặc biệt dựa trên kiến thức, kinh nghiệm cá nhân và mang tính chủ quan
- Nghiên cứu có thể đưa ra giải pháp nhưng không đề cập đến những khó khăn nảy sinh trong quá trình áp dụng
- Chưa có nghiên cứu bàn về xây dựng tiêu chí đánh giá thuyết trình
+ Về phương pháp: Các nghiên cứu viết dưới dạng bài báo là sự tổng hợp của các nội dung có liên quan đến thuyết trình
- Nghiên cứu viết dưới dạng luận án ( tác giả Nguyễn Thị Vân Hà) viết dưới dạng khảo sát điều tra nghiên cứu về những khó khăn khi thuyết trình tập trung vào điều tra và phát hiện, giải pháp còn sơ sài chưa có sự thuyết phục
- Việc nghiên cứu về kĩ năng thuyết trình cho học sinh ở THPT còn hạn chế, tài liệu hướng dẫn cung cấp còn ít, những sách báo, tạp chí chỉ đơn thuần là lý thuyết về kỹ năng thuyết trình, chưa thật thực tế và cụ thể đối với học sinh
Là một giáo viên tiếng Anh tại trường THPT Trần Nhật Duật, tôi và các đồng nghiệp nhận rõ sự cấp thiết cần về tầm quan trọng của việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và các giải pháp cụ thể thiết thực hơn để giúp học sinh cải thiện thuyết trình trước lớp. Từ việc nghiên cứu các đề tài và thực tế tại trường đang dạy và quan sát các trường khác trong địa bàn tỉnh, tôi lựa chọn thực hiện nghiên cứu với chủ đề “Nâng cao khả năng thuyết trình tiếng Anh thông qua việc xây dựng các tiêu chí đánh giá và gợi ý đề xuất cho bài thuyết trình trong giờ học Project – Chương trình sách giáo khoa thí điểm”
Nghiên cứu có những điểm mới: Khắc phục việc tâp trung vào lý luận và đưa thẳng vào giải pháp. Dùng cơ sở lý luận về đánh giá xây dựng bộ tiêu chí phù hợp học sinh và giáo viên ở THPT khoa học logic. Đối tượng nghiên cứu là học sinh trong môi trường lớp học. Nghiên cứu áp dụng là mô hình cải tiến sư phạm có tính thực tiễn cao. Tiêu chí áp dụng dễ dàng dễ hiểu có sự hỗ trợ từ sự gợi ý giúp học sinh có định hướng tốt trong hướng dẫn và chuẩn bị. Có thể linh hoạt cắt giảm thu hẹp tùy theo nhu cầu người sử dụng. Các giải pháp xử lý khó khăn có thể tiên đoán khi áp dụng. Đề xuất biện pháp xử lý kịp thời phù hợp. Nghiên cứu kiểm định độ đáng tin thông qua nhiều kênh thông tin đánh giá độ hiệu quả như quan sát phỏng vấn, bài kiểm tra. Học sinh có vai trò nhiều hơn trong quá trình học tập của mình, được tham gia vào quá trình đánh giá và tự điều khiển kết quả.
1.3. Sự cần thiết của sáng kiến
- Sự ra đời của sáng kiến bổ sung vào khoảng trống cấp thiết cần một tiêu chí đánh giá để cả giáo viên và học sinh làm căn cứ để đánh giá bài thuyết trình của người học
- Là cơ sở để học sinh và giáo viên định hướng được những khía cạnh cần được nhấn mạnh trước khi tiến hành thuyết trình trên lớp
- Giúp giáo viên và học sinh sử dụng những những gợi ý đề xuất như là một nguồn tham khảo nhằm áp dụng tùy thuộc theo đối tượng học sinh, trình độ năng lực học sinh ở mỗi lớp, mỗi địa bàn.
- Đưa ra cách thức xử lý khi có những khó khăn nảy sinh trong quá trình vận dụng bảng tiêu chí và bảng gợi ý đề xuất
- Nghiên cứu được thực hiện theo mô hình nghiên cứu hành động hay còn gọi là nghiên cứu cải tiến sư phạm có tính ứng dụng và thực tiễn cao hơn so với nghiên cứu khảo sát và phù hợp với môi trường lớp học, đảm bảo độ tin cậy
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
2.1. Mục đích
+ Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xây dựng bộ tiêu chí đánh giá giúp giáo viên và học sinh cùng đánh giá bài thuyết trình của học sinh
+ Giúp học sinh sử dụng bảng tiêu chí và gợi ý đề xuất có hiệu quả
+ Xử lý những khó khăn nảy sinh trong quá trình áp dụng
2.1.1 Nhiệm vụ nhiên cứu
Để thực hiện mục đích này, có 4 nhiệm vụ được nếu ra
+ Những điểm mạnh và điểm yếu của học sinh tại THPT Trần Nhật Duật trong việc thuyết trình.
+ Nghiên cứu các tài liệu về các tiêu chí đánh giá khác nhau được các chuyên gia, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các giáo viên khác sử dụng để đánh giá các bài thuyết trình.
+ Đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá bài thuyết trình phù hợp với nhu cầu của cả giáo viên và học sinh cho đối tượng học sinh tại trường THPT Trần Nhật Duật + Áp dụng tiêu chí và các biện pháp đề xuất vào thực tế lớp học
+ Đánh giá tác dụng của tiêu chí lên bài thuyết trình của học sinh.
+ Giải pháp giải quyết khó khăn nảy sinh khi áp dụng
2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục đích của nghiên cứu, nghiên cứu này đã tìm cách trả lời ba câu hỏi chính sau:
Câu hỏi 1: Điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của học sinh trong việc thuyết trình tiếng Anh là gì?
Câu hỏi 2: Tiêu chí đánh giá nào nên được sử dụng để đánh giá các bài thuyết trình cho học sinh
Câu hỏi 3: Hiệu quả của bản tiêu chí đánh giá mới lên khả năng thuyết trình của học sinh như thế nào?
Câu hỏi 4: Khó khăn khi áp dụng và giải pháp là gì?
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021.
2.2. Nội dung giải pháp.
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng học sinh lớp 10 Trường THPT Trần Nhật Duật. Học sinh có đặc điểm: Hầu hết học sinh đã học tiếng Anh trước
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 105
- 1
- [product_views]
- 5
- 173
- 2
- [product_views]
- 4
- 165
- 3
- [product_views]
- 4
- 129
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 434
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 507
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 546
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 4
- 409
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 595
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 0
- 538
- 10
- [product_views]