SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11
- Mã tài liệu: MP0185 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 774 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 78 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hoa |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học bài ôn tập
1.1. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn
1.2. Xây dựng và khai thác tư liệu hình ảnh, âm thanh vào dạy học
1.3. Khai thác các phần mềm vào thiết kế và dạy học bài Ôn tập
1.4. Xây dựng bài giảng điện tử
2. Hình thức sân khấu hoá: cho học sinh diễn kịch một số tác phẩm/ đoạn trích VHHĐ đã học
2.1.Vai trò của hình thức sân khấu hóa tác phẩm văn học
2.2.Cách thức thực hiện
2.3.Một số kịch bản minh họa
3. Kế hoạch bài dạy thực nghiệm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài Bài ôn tập trong chương trình Ngữ Văn nói chung và bài “Ôn tập phần văn học” nói riêng rất quan trọng. Nó giúp hệ thống, khái quát lại những bài, những kiến thức đã học theo một trình tự logic, ngắn gọn. Từ đó định hướng cho học sinh biết cách ôn tập những gì đã học trong một thời gian khá dài (Bài ôn tập thường đặt sau mỗi phần, mỗi giai đoạn văn học, vì vậy thời lượng số tiết đã được học lớn). Đồng thời, bài ôn tập còn góp phần hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng, như: kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng khái quát vấn đề, kĩ năng giải quyết vấn đề trên diện rộng, kĩ năng hợp tác, … và những năng lực chung cũng như năng lực chuyên biệt.
Chương trình Ngữ văn THPT, trong phân môn đọc – hiểu có nhiều bài “ Ôn tập”, như: Ôn tập Văn học dân gian Việt Nam, Ôn tập văn học trung đại Việt Nam,
Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945, Ôn tập văn học Việt Nam từ 1945 đến nay. Song, trên thực tế, rất khó để tiến hành một bài ôn tập đạt hiệu quả cao.
Bởi lẽ, nội dung bài ôn tập rộng nhưng thời gian ôn tập thì có hạn. Hơn nữa, ôn tập những nội dung đã học, nếu chỉ tiến hành một cách đơn điệu theo các nội dung ở sách giáo khoa sẽ dễ gây nhàm chán trong học sinh.
Bài “Ôn tập phần văn học” (văn học hiện đại Việt Nam) được tiến hành sau khi đã học toàn bộ phần văn học hiện đại lớp 11, gồm 22 tiết (trong đó có 17 tiết chính khoá và 5 tiết tự chọn, theo chương trình nhà trường của Trường THPT Cát Ngạn). Với lượng kiến thức cần ôn tập lớn, trong khi thời lượng ôn tập có hạn (2 tiết). Cho nên, cần tìm ra những phương pháp ôn tập mới hơn, hay hơn, lôi cuốn học sinh tham gia và dễ dàng tổng hợp, xâu chuỗi những kiến thức đã học.
Hiện nay, tuy đã có một số dề tài, tài liệu đề cập đến vấn đề dạy học bài ôn tập Ngữ Văn nhưng vẫn chỉ là trên lý thuyết mang tính chất chung chung mà chưa có nghiên cứu cụ thể nên việc áp dụng còn khó khăn, chưa thật sự hiệu quả. Do đó việc xây dựng các biện pháp và sử dụng vào một chủ đề, một bài cụ thể vẫn rất cần được quan tâm thực hiện.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng những kinh nghiệm có được qua thực tế giảng dạy, được sự động viên, giúp đỡ của các bạn bè đồng nghiệp bản thân tôi mạnh dạn thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11. Với mong muốn góp phần vào trào lưu đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đào tạo và sách giáo khoa và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn, đồng thơi từng bước làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
- Tính mới của đề tài
Những giải pháp mà bản thân tôi đề xuất và thực hiện ở đây là sự đúc rút từ
thực tiễn dạy học, chưa có đề tài nào đề cập đến. Đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện các nội dung ôn tập (từ phần khởi động đến hình thành kiến thức mới, hoạt động vận dụng và mở rộng…); sân khấu hoá một số tác phẩm/ đoạn trích; kết hợp với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học… Những hình thức ôn tập trên sẽ giúp cho tiết ôn tập trở nên hấp dẫn, kích thích được khả năng làm việc và tự tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức của học sinh, đồng thời các em có cơ hội trải nghiệm tác phẩm thông qua việc diễn kịch (sân khấu hoá).
- Mục đích nghiên cứu
– Đề xuất và thực hiện một số giải pháp ôn tập hiệu quả bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam).
-Từ đó, học sinh hứng thú với việc lĩnh hội các kiến thức về phần văn học hiện đại Việt Nam.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài là học sinh khối lớp 11 Trường THPT Cát Ngạn – huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ôn tập ở các bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Bài Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam) lớp 11.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 có 2 bài Ôn tập văn học hiện đại ở cuối Học kì 1 và cuối Học kì 2. Cụ thể gồm các bài sau:
- Ôn tập phần văn học (Trang 102- SGK Ngữ văn 11, Tập 1-NXB GD 2006)
- Ôn tập phần văn học (Trang 115- SGK Ngữ văn 11, Tập 2-NXB GD 2006)
- Phương pháp nghiên cứu
-
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lý luận.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập.
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực trạng dạy và học bài Ôn tập văn học hiện đại Việt Nam.
+Trao đổi với giáo viên trong tổ, nhóm chuyên môn.
+ Thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu…
- Kế hoạch nghiên cứu
Bảng tiến độ thực hiện công việc:
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | 15/9/2021 đến
15/10/2021 |
– Chọn đề tài, đăng ký đề tài.
-Xây dựng đề cương. |
– Bản đề cương . |
2 | 15/10/2021 đến
15/11/2021 |
|
– Tập hợp tài liệu viết phần cơ sở lý luận – Xử lý số liệu khảo sát |
3 | 15/11/2021 đến
30/11/2021 |
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp – Áp dụng thử nghiệm | – Đề cương SKKN. – Triển khai thực tiễn qua các hoạt động giáo dục.
|
4 | 30/11/20201đến
15/2/2022 |
Viết Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản nháp Sáng kiến kinh nghiệm |
5 | 15/2/2022 đến
15/4/2022 |
Hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản Sáng kiến kinh nghiệm chính thức |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
- Cơ sở lí luận:
1.1. Lý luận chung
Quan điểm của các nhà khoa học: Theo quan điểm đổi mới thì quá trình dạy học gồm “một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên tổ chức hoạt động trí óc và chân tay của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung học, đạt được mục tiêu xác định; Làm cho nhiệm vụ học tập tới tất cả các học sinh;Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau; Tạo môi trường cho sự hòa trộn, thúc đẩy lẫn nhau trong học sinh vì sự phát triển toàn diện; Tạo cơ hội cho học sinh tự tìm hiểu chính mình, tự khẳng định mình” (Trích từ tài liệu tập huấn “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá”của Bộ GD&DDT).
Trong Luật Giáo dục có đề cập “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học; khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Việc vận dụng linh hoạt các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiết ôn tập, như: ứng dụng công nghệ thông tin, sân khấu hóa, vận dụng linh hoạt các phương pháp truyền thống,.. sẽ đem lại hiệu quả cao cho tiết ôn tập văn học.
1.2. Bài Ôn tập phần văn học trong chương trình Ngữ văn THPT
1.2.1. Đặc trưng kiểu bài ôn tập văn học trong chương trình Ngữ văn
Trong chương trình Ngữ văn, bài Ôn tập là bài tổng hợp tri thức của một quá trình học tập trong một thời gian nhất định. Kiến thức bài Ôn tập phần văn học
(Văn học hiện đại) bao gồm: văn học sử, kiến thức về văn bản,… Khi triển khai giảng dạy, GV cần yêu cầu HS có cái nhìn bao quát, toàn diện một giai đoạn văn học, xâu chuỗi các kiến thức để nắm bắt được vấn đề cơ bản của bài học.
Bài Ôn tập khối lượng kiến thức nhiều, đa dạng về các phần và phong phú về thể loại (Tác phẩm, tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học; Thơ, văn xuôi, kịch, nghị luận, …). Vì vậy, khi thực hiện các bài Ôn tập cả GV và HS thường có tâm lí e
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]