SKKN Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình ngữ văn 2018 – KNTT
- Mã tài liệu: MP0329 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 408 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 81 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình ngữ văn 2018 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.2. Bám sát đặc trưng bài học đọc hiểu văn bản nghị luận ở lớp 10
2.1.3. Đảm bảo tính giá trị và tính tin cậy trong thiết kế rubric
2.3.1.Hướng dẫn giáo viên thiết kế và sử dụng rubric đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh
2.3.2. Hướng dẫn học sinh thiết kế và sử dụng rubric tự đánh giá kĩ năng dọc hiểu văn bản nghị luận.
2.3.3. Hướng dẫn giáo viên và học sinh thiết kế và sử dụng rubric qua một số phần mềm.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lí do chọn đề tài
1.1. Đổi mới giáo dục là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Ngoài việc đổi mới cách dạy của giáo viên, cách học của học sinh thì việc đổi mới công tác kiểm tra đánh giá là khâu trọng yếu của quá trình dạy học có thể làm xoay chuyển bản chất và quá trình hoạt động của nhà trường. Mục đích của KTĐG kết quả học tập của HS không phải là cho điểm, xếp loại HS, cho lên lớp mà nhằm theo dõi quá trình học tập của HS, nhận định thực trạng, đặt ra các giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học giúp HS tiến bộ, đạt được mục tiêu giáo dục. Mặt khác, đổi mới khâu kiểm tra đánh giá còn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập sáng tạo của học sinh thúc đẩy HS hứng thú, say mê học tập. Đồng thời, kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh đúng năng lực thật của người học sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tích cực giúp cơ quan quản lí giáo dục đưa ra những chiến lược giáo dục phù hợp.
Tuy nhiên, lâu nay việc kiểm tra đánh giá đối với học sinh THPT còn nhiều bất cập. Hầu hết các trường THPT vẫn chủ yếu dựa vào kết quả của các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, thi THPTQG theo hình thức GV ra câu hỏi, HS trả lời vẫn phụ thuộc nhiều vào cách đánh giá chủ quan và cảm tính của giáo viên. Để khắc phục tình trạng trên và phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập suy nghĩ của người học thì việc làm cấp bách hiện nay là phải đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã có nhiều đổi mới về kiểm tra, đánh giá cụ thể như sau: Thay đánh giá theo tiếp cận nội dung bằng đánh giá theo tiếp cận năng lực. Các bài kiểm tra không chỉ thực hiện trên giấy vào cuối một chủ đề, một chương, một học kì,…mà được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng (giấy, thực hành, sản phẩm dự án, cá nhân, nhóm…) trong suốt quá trình học tập. Kiểm tra đánh giá không hướng nhiều vào mục đích cạnh tranh mà hướng chủ yếu vào sự hợp tác; không chú trọng vào điểm số mà chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, chú ý đến ý tưởng sáng tạo và các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. Đánh giá theo cách mới không tập trung vào kiến thức hàn lâm mà tập trung vào năng lực thực tế và sáng tạo.
1.2. Rubric là một công cụ hiệu quả để đánh giá năng lực học sinh học Ngữ văn theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong dạy học môn Ngữ văn, bồi dưỡng, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho người học là yếu tố căn cốt. Năng lực đọc hiểu là năng lực tiếp nhận, xử lí thông tin trong văn bản để phục vụ những mục đích cụ thể trong học tập hoặc giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn của cuộc sống.
Đổi mới KTĐG kĩ năng đọc hiểu ở môn văn đòi hỏi công khai các tiêu chí, biểu điểm cụ thể, định hướng HS tự đánh giá và đánh giá chéo, bên cạnh việc đánh giá của GV nhằm giúp HS tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục những sai sót, hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội văn bản, vận dụng những kiến thức từ bài học vào cuộc sống, khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập.
Đặt trong bối cảnh đổi mới của ngành giáo dục, rubric đã đáp ứng được những nhu cầu đổi mới khâu KTĐG. Đó là một bộ công cụ đánh giá gồm các tiêu chí được cụ thể hóa thành các chỉ số hành vi hay các biểu hiện hành vi có thể quan sát, đo đếm, thể hiện mức độ đạt được của mục tiêu học tập. Rubric được sử dụng để đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Rubric được thiết kế theo thang bậc nhận thức với các tiêu chí, các chỉ số hành vi rõ ràng nên có thể giúp GV đánh giá chính xác và phân loại HS. Như vậy, rubric sẽ giúp việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh trở nên chính xác, dễ dàng. Mặt khác, các tiêu chí, mức độ đánh giá trong rubric cũng giúp người học tự đánh giá kết quả đạt được của bản thân, xác định rõ các kĩ năng cần được rèn luyện và phát triển khi đọc hiểu văn bản.
Kĩ năng đọc hiểu văn bản là một trong những mục tiêu dạy học của môn Ngữ văn. Bên cạnh văn bản thơ, văn bản nghị luận, văn bản nhật dụng…thì văn bản nghị luận là loại văn bản cả người dạy và người học đều cảm thấy có những có những khó khăn nhất định trong phương pháp dạy học và khả năng tiếp nhận. Sự rõ ràng, thống nhất qua cách đánh giá bằng rubric sẽ là nút mở để GV và HS sẵn sàng khai phá văn bản nghị luận một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Vì những lý do trên và trong khuôn khổ nghiên cứu chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ
Văn 2018”
- Mục đích nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất cách thức thiết kế và sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Quá trình dạy đọc hiểu văn bản nghị luận cho học sinh lớp 10 trong trường THPT
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp thiết kế và sử dụng Rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10
- Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên kết hợp một cách khéo léo, hợp lý giữa việc sử dụng Rubric và các công cụ đánh giá truyền thống vào đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của HS lớp 10 thì sẽ thu được kết quả đánh giá chính xác và khoa học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản nghị luận và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xác định cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng, đề xuất các giả pháp, và tiến hành thực nghiệm sư phạm của việc sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
- Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong các bài đọc –hiểu văn bản nghị luận lớp 10 theo chương trình Ngữ văn 2018.
- Về thời gian: thực hiện trong năm học 2021- 2022 và 2022-2023
- Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích, hệ thống hóa, các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xác lập cơ sở lý luận cho đề tài như: khái niệm, cấu trúc ,vai trò và cách thiết kế rubric; kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận; yêu cầu của CTGD Ngữ văn 2018 về đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát qua google form đối với GV và HS để thu thập thông tin về thực trạng sử dụng rubric trong dạy học bộ môn Ngữ văn
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm hoạt động dạy và học của GV và HS để đối chiếu kết quả.
- Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý các kết quả nghiên cứu.
- Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 10 là cách thức đánh giá đúng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Rubric mang lại hiệu quả đánh giá cao, chính xác, có thể áp dụng rộng rãi.
- Đóng góp mới của đề tài
– Việc áp dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc –hiểu văn bản nghị luận 10 theo chương trình Ngữ văn 2018 đang là việc làm khá mới mẻ đối với giáo viên. – Đề tài góp phần mang đến cho những giáo viên chưa biết về rubric một phương pháp đánh giá mang tính khách quan, chính xác, hiệu quả và giúp những giáo viên đã biết về rubric nhưng còn ngại áp dụng cách thiết lập và sử dụng một rubric nhanh chóng và đơn giản đặc biệt là trong kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận lớp 10.
Xem thêm:
- SKKN Thiết kế giáo án vận dụng phương pháp lớp học đảo ngược trong tiết NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU Ngữ văn 10 (KNTT) nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh – KNTT
- SKKN Thiết kế Rubric đánh giá năng lực trong tổ chức dạy học hoạt động Đọc- Viết ở chương trình Ngữ văn 10 THPT – bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT
- SKKN Ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong dạy học Chuyên đề 2: Sân khấu hóa tác phẩm văn học (SGK Chuyên đề học tập Ngữ văn 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống) tại trường THPT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 416
- 10
- [product_views]