SKKN Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT
- Mã tài liệu: MP0328 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 502 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 95 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 2 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1. Biện pháp tạo tình huống cho học sinh bộc lộ năng lực ngôn ngữ hiện có
2.1.1. Xây dựng tình huống giao tiếp
2.1.2. Chuyển giao nhiệm vụ điều hành hoạt động nói và nghe cho học sinh
2.1.3. Yêu cầu HS chủ động chuẩn bị bài nói – nghe hoặc ý kiến phát biểu theo hướng dẫn của SGK
2.1.4. Đánh giá đề cương bài nói – nghe hoặc dàn ý ý kiến phát biểu của HS
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là cuộc cách mạng được tiến hành trong ngành giáo dục từ nhiều thập niên qua nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh (HS), góp phần đào tạo những con người năng động, sáng tạo, những người chủ tương lai đất nước. Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn cũng nằm trong quỹ đạo chung ấy. Trong chương trình dạy học Ngữ văn nói chung, thực hành tiếng Việt là hoạt động có một vị trí rất quan trọng. Khi năng lực ngôn ngữ được xác định là một trong những năng lực cốt lõi cần có ở đối tượng HS đã hoàn thành các bậc học phổ thông, thực hành tiếng Việt càng cần được xem là hoạt động đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện, phát triển năng lực này. Làm thế nào để việc thực hành tiếng Việt thực hiện tốt nhiệm vụ đó (trên cơ sở phối hợp với hoạt động đọc và hoạt động viết của môn Ngữ văn và các môn học khác nữa)? – Đó là câu hỏi cần được đặt ra và giải quyết một cách nghiêm túc.
1.2. Những nghiên cứu về phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng gần đây đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực ngôn ngữ cho học sinh. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm năng lực ngôn ngữ vẫn chưa được xác định rõ ràng, do đó, việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ không tránh khỏi lúng túng, với những gợi dẫn về cơ bản là mơ hồ. Bởi vậy, dù đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nhiều giáo viên vẫn không hình dung được công việc của mình sẽ được bắt đầu ra sao, đi theo quy trình nào và cũng không biết dùng thước đo gì để đánh giá cái gọi là năng lực ngôn ngữ ở HS, sau một quá trình mải miết “rèn luyện” và “phát triển”. Chính từ thực tiễn đó chúng tôi đã tìm đến đề tài này, mong tìm được câu trả lời cho chính những vấn đề khiến mình thường trăn trở.
1.3. Nội dung dạy học bộ môn Ngữ văn đã có những thay đổi lớn. Dù vậy, chức năng của hoạt động thực hành tiếng Việt như được xác định lâu nay vẫn tiếp tục được khẳng định. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ góp được một số ý kiến đáng tham khảo từ người trực tiếp đứng lớp cho việc thay đổi nội dung các hoạt động thực hành Tiếng Việt, sao cho hoạt động này đảm nhiệm tốt một số nhiệm vụ đặc thù nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS.
1.4. Một thực tế dễ nhận thấy là các em học sinh lớp 10 mới bước chân vào trường THPT, làm quen với môi trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới… nên các em còn khá bỡ ngỡ, rụt rè. Trong khi đó, bậc THPT là một cấp học có vị trí quan trọng trong việc hoàn thiện các kỹ năng, năng lực, phẩm chất… trở thành “bệ phóng”, là hành trang để các em có thể trở thành một công dân tự chủ khi bước vào đời. Vì vậy, nếu giáo viên không chú trọng nâng cao kĩ năng giao tiếp cho học sinh thì các em sẽ không dám bộc lộ cá tính, quan điểm, ý kiến của riêng mình, dần dần các em tự thu mình vào trong tập thể, trong “vỏ ốc” của chính mình. Do đó, việc nâng cao kỹ năng nói – nghe cho học sinh là rất quan trọng, giúp các em tự tin, mạnh dạn thể hiện quan điểm, ý kiến của mình. Xuất phát từ những điều đó, chúng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT Quỳnh Lưu 2 thông qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe theo SGK Ngữ văn lớp 10 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua việc tổ chức hoạt động nói – nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Việc rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS có thể được thực hiện qua nhiều hoạt động đọc – viết – nói – nghe. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ bàn về việc rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ qua việc tổ chức hoạt động nói – nghe trong chương trình SGK Ngữ văn 10 THPT bộ KNTT với cuộc sống.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
– SKKN góp phần thực hiện việc đổi mới PPDH môn Ngữ văn trong trường phổ thông theo hướng phát triển năng lực HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thuyết minh về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, bao gồm trong đó việc làm sáng tỏ các khái niệm then chốt có liên quan và việc tìm hiểu thực trạng rèn luyện, phát triển năng ngôn ngữ cho học sinh qua tổ chức hoạt động nói và nghe.
- Đề xuất một hệ thống biện pháp có tính khả thi nhằm rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua tổ chức hoạt động nói – nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT (Bộ sách KNTT với cuộc sống).
- Thiết kế giáo án ứng dụng đề tài nhằm kiểm chứng, xác nhận tính khoa học và thực tiễn của hệ thống biện pháp rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh được đề xuất trong đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và rút ra những kết luận cần thiết thông qua việc tìm hiểu các tài liệu, tạp chí, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc vực ngôn ngữ học, Tâm lí học, … có liên quan trực tiếp tới phạm vi đề tài.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Phương pháp so sánh – đối chiếu được sử dụng nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát, so sánh, đối chiếu giữa các hình thức tổ chức dạy học cũ và các các hình thức dạy học mới.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá trình khảo sát, thực nghiệm, hỗ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới những kết luận chính xác, khách quan.
4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra – khảo sát: Phương pháp điều tra – khảo sát được sử dụng để thu nhận thông tin thực tế về tình hình dạy học nói- nghe đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông (chọn điểm là trường THPT Quỳnh Lưu 2, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, việc thực nghiệm sẽ được khoanh vùng trong phạm vi tổ chức dạy thực nghiệm giáo án đề xuất trong sự đối chứng với các giáo án thông thường để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng và tính hiệu quả của hướng dạy học phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh qua giờ thực hành tiếng Việt vào quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông trung học.
5. Đóng góp của đề tài
Sáng kiến nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề rèn luyện, phát triển năng lực ngôn ngữ cho HS qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT, bộ sách KNTT với cuộc sống, đề xuất những phương pháp, biện pháp có tính khả thi nhằm rèn luyện và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THPT.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận văn được triển khai qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Hệ thống biện pháp phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh qua việc tổ chức hoạt động nói và nghe trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Bộ sách KNTT với cuộc sống)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Xem thêm:
- SKKN Sử dụng bảng bốn ô vuông trong dạy học hoạt động viết môn Ngữ văn lớp 10 nhằm phát triển kĩ năng viết của học sinh – KNTT
- SKKN Sử dụng phương pháp đọc thẩm mĩ nhằm nâng cao hiệu quả giờ học khi dạy học phần đọc bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca (Chương trình Ngữ văn 10 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) – KNTT
- SKKN Sử dụng rubric trong đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận của học sinh lớp 10 theo chương trình ngữ văn 2018 – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 416
- 10
- [product_views]