SKKN Đề xuất giải pháp phát triển năng lực nói trong giờ Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông. – KNTT
- Mã tài liệu: MP0325 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 416 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu: |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 53 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT chuyên Phan Bội Châu: |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Đề xuất giải pháp phát triển năng lực nói trong giờ Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông. – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nhóm giải pháp cho giai đoạn chuẩn bị nói
a) Tập hợp các thông tin về chủ đề
b) Xác định người nghe là ai
c) Kiểm soát, đánh giá thông tin
d) Sắp xếp thông tin
2. Nhóm giải pháp luyện nói:
3. Nhóm giải pháp cho giai đoạn sau khi nói
Mô tả sản phẩm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn ngôn ngữ ở trường phổ thông, lấy hoạt động giao tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết. Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường.
Điểm khác biệt lớn nhất của Chương trình GDPT 2018 so với Chương trình GDPT 2006 là sự chuyển hướng hoàn toàn từ chương trình coi trọng truyền đạt kiến thức sang chương trình chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực, lấy các kĩ năng
Nghe, Nói, Đọc, Viết làm trục chính. Trong đó, Chương trình GDPT 2018 đã quy định rõ thời lượng dành cho hoạt động nói và nghe là 10% số tiết của năm học. Lộ trình dạy học kĩ năng nói và nghe trong chương trình có sự nhất quán, liên tục cả ba cấp học. Ở cấp THPT, Chương trình định hướng người dạy tiếp tục phát triển các năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở với các yêu cầu cần đạt cao hơn: Nói và nghe linh hoạt; có khả năng nghe và đánh giá được nội dung cũng như hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có chủ kiến, cá tính, có thái độ tranh luận phù hợp… Chương trình GDPT 2018 quy định cụ thể về các kĩ năng cần đạt trong học tập nói và nghe ở cấp phổ thông như sau: Kĩ năng nói yêu cầu về âm lượng, tốc độ, sự liên tục, cách diễn đạt, trình bày, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ, phương tiện hỗ trợ khi nói,…; Kĩ năng nghe yêu cầu về cách nghe, cách ghi chép, hỏi đáp, thái độ, sự kết hợp các cử chỉ, điệu bộ khi nghe, nghe qua các phương tiện kĩ thuật,…; Kĩ năng nói và nghe tương tác gồm các yêu cầu về thái độ, sự tôn trọng nguyên tắc hội thoại và các quy định trong thảo luận, phỏng vấn,…
Kĩ năng nói (KNN) được đánh giá là phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực (NL) giao tiếp bằng một ngôn ngữ của mỗi người. Cùng với kĩ năng (KN) nghe, KNN được xác định là một trong những KN cơ bản của thế kỉ XXI. Erik
Palmer đã thống kê cách chúng ta sử dụng thời gian giao tiếp: Viết: 9%, Đọc: 16%, Nói: 30%, Nghe: 45%. Như vậy, chúng ta sử dụng 3/4 thời gian giao tiếp cho việc nghe và nói. Việc thiếu hụt KNN trong các hoạt động giao tiếp sẽ là một cản trở rất lớn đối với mỗi người trong xã hội. Nói là khả năng diễn đạt lời nói dưới dạng âm thanh, thể hiện ở việc người nói dùng khẩu ngữ để truyền đạt thông tin, biểu đạt tư tưởng, tình cảm một cách chính xác, sinh động, có sức thuyết phục. Làm chủ được KNN sẽ giúp người nói tạo ra mối quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp, tự khẳng định mình và là công cụ tạo ảnh hưởng với người khác. “Một trong những hình thức gây tổn thương phổ biến và rõ ràng nhất là không lắng nghe khi người khác đang cố nói điều gì đó với bạn” (Karen Casey). Muốn cho người nghe hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc,logic, phải bảo đảm các qui tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng… Vì thế, rèn luyện và phát triển kĩ năng nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học văn, là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học Ngữ văn. Có kĩ năng nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận học sinh (HS) trung học còn yếu về kĩ năng nói. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có một thực tế là bản thân giáo viên chưa chú ý đến rèn kĩ năng nói cho học sinh. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện sự quan tâm nhất định đến việc phát triển toàn diện các KN hoạt động lời nói cho người học, trong đó có kĩ năng nói. Bởi vậy, cần thiết có một sự nhìn nhận thỏa đáng và có những nghiên cứu thiết thực để tìm ra những cách thức dạy học (DH) kĩ năng nói hiệu quả cho HS. Đó là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài: Đề xuất giải pháp phát triển năng lực nói trong giờ Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông.
- Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh THPT qua môn Ngữ văn.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích
III. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm
B. NỘI DUNG
- Cơ sở của đề tài
- Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm “ngôn ngữ nói”
Theo Nguyễn Quang Uẩn, “ngôn ngữ nói là ngôn ngữ hướng vào người khác là chủ yếu biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan phân tích thính giác”. Ngôn ngữ nói là hình thức cổ sơ nhất của lịch sử loài người. Trong sự phát sinh cá thể, ngôn ngữ nói cũng có trước. Ngôn ngữ nói có hai loại:
- Ngôn ngữ đối thoại: Là loại ngôn ngữ giữa hai hay một số người với nhau. Loại ngôn ngữ này có những đặc điểm tâm lí riêng: trong quá trình đối thoại có sự thay đổi vị trí và vai trò của mỗi bên, chính sự thay đổi này có tác dụng hỗ trợ, giúp cho hai bên dễ hiểu nhau hơn, người nói và người nghe luôn được gặp mặt trực tiếp (nếu là đối thoại trực tiếp). Ngoài tiếng nói ra còn có phương tiện hỗ trợ cho ngôn ngữ như: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt (nếu là đối thoại gián tiếp thì không có đặc điểm này). Do đó, người nói có thể trực tiếp thấy được phản ứng của người nghe, từ đó có thể điều chỉnh lời nói của mình.
- Ngôn ngữ độc thoại: là loại ngôn ngữ mà trong đó, một người nói và những người khác nghe. Đó là loại ngôn ngữ liên tục, một chiều mà không có sự hỗ trợ ngược trở lại. Người nói cần có sự chuẩn bị trước về nội dung hình thức và kết cấu của những điều định nói, đôi khi phải tìm hiểu trước về đối tượng (đối tượng người nghe). Ngôn ngữ cần trong sáng, dễ hiểu, chính xác. Ngôn ngữ nói độc thoại có thể tạo những căng thẳng nhất định cho cả người nói và người nghe, vì người nói cần chuẩn bị trước, theo dõi ngôn ngữ của chính mình và phản ứng của người nghe, còn người nghe cần tập trung chú ý trong một thời gian dài.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng nói
Có nhiều cách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNN của một học sinh. Các tài liệu tâm lí giáo dục học xác định: Trong nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, có ba yếu tố quan trọng nhất là động cơ học tập, thái độ học tập và chiến lược học. Theo đó, việc rèn luyện KNN của học sinh cũng chịu sự chi phối của ba nhân tố này. Góc độ giáo dục ngôn ngữ lại xác định các yếu tố ảnh hưởng đến KNN của một cá nhân bao gồm các yếu tố về con người, nội dung nói và các yếu tố ngoại tác. Xuất phát từ mục đích dạy KNN như là dạy một kĩ năng giao tiếp, chúng tôi coi trọng các yếu tố giáo dục ngôn ngữ này.
- Yếu tố con người: Yếu tố con người bao gồm các vấn đề về nhân khẩu học, phát âm, nhịp điệu, tốc độ nói, kinh nghiệm nói, sự chuẩn bị và tâm lí khi nói… Trong đó phát âm có ảnh hưởng lớn nhất đến KNN của một cá nhân. Chất giọng, độ cao thấp (lên giọng, xuống giọng), nhịp điệu, âm sắc, tính kịch liệt (trong sự hưởng ứng hay phản kháng), cách chuyển tông điệu… đều có ý nghĩa rất quan trọng. Để rèn luyện tốt KNN, HS cần nhận thức rằng không nên chỉ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung bài viết mà hãy biết điều khiển giọng nói của mình. Trong rèn luyện KNN,giáo viên cần hướng dẫn HS cách tự đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện việc nói tự do hoặc nói theo chủ đề.
- Nội dung nói: Nội dung nói là một nhân tố thiết yếu. Để có tính hấp dẫn, thu hút người nghe, đề tài nói cần đảm bảo tính thiết thực, đặc sắc, mới lạ và độc đáo. Bố cục và trình bày nội dung nói cần được sắp xếp theo một tổ chức nhất
Xem thêm:
- SKKN Một số giải pháp phát triển năng lực viết cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn ở trường PT DTNT THPT Số 2 – KNTT
- SKKN Sử dụng Google Classroom và Quizizz để tăng hiệu quả cho giờ dạy học tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ Văn THPT mới – KNTT
- SKKN Lồng ghép một số nội dung lịch sử địa phương Huyện Hưng Nguyên vào Bài 1 môn GDQP-AN 10 nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh Trường THPT – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]