Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
- Mã tài liệu: BM0190 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 1 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TIỂU HỌC THỌ NGUYÊN- THỌ XUÂN |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TIỂU HỌC THỌ NGUYÊN- THỌ XUÂN |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Biện pháp 1: Giúp giáo viên nghiên cứu nắm vững nội dung chương trình môn Toán lớp 1.
Biện pháp 2: Giúp giáo viên làm cho học sinh lớp 1 ham thích học môn Toán
Biện pháp 3: Giúp giáo viên biết cách sử dụng,khai thác triệt để đồ dùng dạy học môn Toán lớp 1 cùng với việc ứng dụng CNTT vào dạy học.
Biện pháp 4: Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 thông qua cách dạy các dạng bài.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài.
Giáo dục Tiểu học đã trải qua hơn 10 năm thực hiện chương trình và SGK mới. Giáo viên Tiểu học đã làm quen với nội dung, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, chất lượng dạy học ở Tiểu học đã từng bước phát triển và tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khoá XI ( Nghị quyết số 29 -NQ/TW) với nội dung “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá – hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì phương pháp dạy học và công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục ở Tiểu học còn là vấn đề cần được quan tâm ở các trường Tiểu học.
Xuất phát từ mục đích yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em,lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập.Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Ở bậc Tiểu học lớp Một là lớp hết sức quan trọng. Nó là nền tảng vững chắc trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp các em tiếp tục học các lớp kế tiếp và là cầu nối tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Bước đầu hình thành cho các em kĩ năng tự phục vụ mọi hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.
Trong các môn học ở tiểu học, môn Toán đóng vai trò quan trọng nó cung cấp những kiến thực cơ bản về số, những phép tính đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó môn Toán còn góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi trí nhớ, kích thích cho các em óc tò mò ham tìm hiểu khám phá và hình thành nhân cách cho các em giúp các em phát triển toàn diện.
Việc giải toán nhằm giúp học sinh: Luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao tác thực hành đã học, rèn luyện kỹ năng tính toán bước tập dược vận dụng kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành vào thực tiễn. Giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kỹ năng suy luận, khêu gợi và tập dược khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi.
Trong chương trình toán lớp1 thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó nhất đối với học sinh. Bởi vì đối với lớp Một: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Một nét nổi bật hiện nay là nói chung học sinh chưa biết cách tự học, chưa học tập một cách tích cực. Nhiều khi với một bài toán có lời văn các em có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải là tại sao các em lại có được phép tính như vậy. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về, thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, kỹ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
Từ thực tế dự giờ thăm lớp, đối với giáo viên dạy lớp 1, ở trường Tiểu học … trong những năm học qua tôi thấy rằng :
– Vẫn còn một số giáo viên chuyển đổi phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào tư duy vào lề lối dạy học hàng ngày. Một số giáo viên dạy theo cách thông báo kiến thức sẵn có, dạy theo phương pháp thuyết trình có kết hợp với đàm thoại, thực chất vẫn là “thầy truyền thụ, trò tiếp nhận ghi nhớ”.
– Một số giáo viên còn ngại đầu tư làm thêm đồ dùng dạy học để phục vụ cho tiết dạy,ngại tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ hoặc đoạn thẳng, sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải và giải toán còn khó hiểu.
– Về mặt nhận thức giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp 1 là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả.
– Vốn từ, vốn kiến thức, kinh nghiệm thực tế của học sinh lớp 1 còn rất hạn chế nên khi giảng dạy cho học sinh lớp 1 giáo viên đã diễn đạt như với các lớp trên làm học sinh lớp 1 khó hiểu và không thể tiếp thu được kiến thức và không đạt kết quả tốt trong việc giải các bài toán có lời văn.
– Khả năng phối hợp, kết hợp với nhiều phương pháp để dạy mạch kiến thức: “Giải toán có lời văn” ở lớp 1 còn thiếu linh hoạt. Giáo viên còn lúng túng khi tạo các tình huống sư phạm để nêu vấn đề. Chưa khuyến khích động viên và giúp đỡ một cách hợp lý các nhóm cũng như các đối tượng học sinh trong quá trình học.
Bản thân là một người làm công tác quản lý ở nhà trường tôi nhận thấy: Muốn dạy tốt chương trình mới nói chung và chương trình toán 1 nói riêng không những người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình mà còn phải năng động, sáng tạo để vận dụng linh hoạt những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã chọn đề tài: Biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Mục đích nghiên cứu.
Nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho bản thân;đồng nghiệp cũng như nghiệp vụ Quản lý giáo dục trong nhà trường.
Đề ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên áp dụng vào giảng dạy giải bài toán có lời văn lớp Một, tạo hứng thú trong giờ học toán, nâng cao chất lượng giảng dạy.Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và dạy học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên và học sinh khối 1 của nhà trường
Chương trình Toán 1 thuộc mạch kiến thức “Giải toán có lời văn”
- Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu các phương pháp trong giảng dạy giúp học sinh lớp Một giải tốt bài toán có lời văn.
-Nghiên cứu các tài liệu có liên quan; sách giáo khoa và thực tiễn dạy học của giáo viên tại trường.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; thu thập thông tin. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Như chúng ta đã biết, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Ngành giáo dục luôn được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Vì đây là động lực thúc đẩy nó góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển không ngừng về mọi mặt. Đặc biệt những năm gần đây ngành Giáo dục luôn được đổi mới về mục tiêu, nôi dung và phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ở bậc Tiểu học thì lớp Một là lớp được đổi mới nâng cao rõ nhất là môn Toán, trong chương trình trước đây các em chỉ học cộng trừ các số trong phạm vi 10, hiện nay các em được học cộng trừ trong phạm vi 100, đặc biệt là các em còn được học dạng giải bài toán có lời văn ở tuần 23. Các thầy cô đã biết môn Toán là một môn học khô khan cứng nhắc đây là những tiết dạy vô cùng vất vả đối với giáo viên – rất khó tiếp thu đối với học sinh. Vì học sinh lớp Một ở lứa tuổi 6 đến 8 tuổi khả năng chú ý có chủ định còn yếu, khả năng kiểm soát điều khiển chú ý còn hạn chế. Ở giai đoạn này tính chú ý không chủ định chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ định. Sự tập trung chú ý của trẻ còn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi những âm thanh, sự kiện khác ngoài nội dung học tập. Một mặt tri giác của trẻ còn mang tính đại thể, không ổn định ít đi vào chi tiết, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan nhưng trí tưởng tượng của các em vẫn còn đơn giản, chưa bền vững dễ thay đổi. Đặc biệt ở lứa tuổi này tư duy của trẻ phát triển từ trực quan cụ thể đến trừu tượng hoá nên các em thường quan tâm chú ý đến các môn học, giờ học có đồ dùng trực quan sinh động, nhiều tranh ảnh với nhiều màu sắc hấp dẫn. Các em rất ham chơi, thích làm việc theo ý mình, nhưng thích bắt chước người khác đặc biệt là giáo viên, các em coi thầy cô giáo là thần tượng thích làm theo thầy cô giáo. Như vậy trong quá trình giảng dạy chúng ta cần giúp học sinh phát triển tư duy và trí tưởng tượng bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc, bằng những câu hỏi mang tính gợi mở gần gũi với các em, thu hút các em tích cực hoạt động trong giờ học tiếp thu bài tốt giúp các em phát triển toàn diện. Đây cũng là điều mà đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ quản lý chúng tôi luôn băn khoăn suy nghĩ, tìm tòi, trau dồi học hỏi và sàng lọc lựa chọn những phương pháp, những hình thức dạy học phù hợp, chỉ đạo giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]