Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
- Mã tài liệu: BM0207 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Đặng Thị My |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Hoằng Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Đặng Thị My |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Hoằng Đồng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nghiên cứu nội dung chương trình
2. Tổ chức lớp học
3. Tổ chức hoạt động Câu lạc bộ
4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp dạy học.
5. Nắm chắc đối tượng cần bồi dưỡng, kèm cặp hướng dẫn
Mô tả sản phẩm
1 – MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng của con người Việt Nam. Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới.
Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sự khác nhau. Ở lớp 1,2,3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tư duy trực quan hình ảnh. Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừu tượng. Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá, nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó. Môn Toán ở Tiểu học là môn học thường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất. Các em muốn giải quyết được tình huống đó thì yêu cầu các em phải có một năng lực tư duy nhất định. Thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em học chung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và vận dụng tính toán rất nhanh nhưng cũng có nhiều em vận dụng chậm chậm thậm chí không biết vận dụng gây mất thời gian, khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học.
Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nỗ lực giảng dạy và luôn tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên. Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệu quả chưa cao.
Qua dự giờ thăm lớp nhiều năm đối với các khối lớp, đặc biệt đối với học sinh khối 4 trường Tiểu học Hoằng Đồng mà tôi đang công tác, có nhiều em tiếp thu tốt nhưng cũng có một số em chưa hoàn thành về kiến thức kỹ năng môn Toán. Nhiều em tỏ ra không yêu thích khi học Toán, việc truyền đạt kiến thức cho các em trong những tiết Toán đã trở nên khó khăn. Đứng trước thực trạng nêu trên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để học sinh yêu thích học Toán? Làm thế nào để chất lượng dạy học môn Toán ở khối 4 được nâng lên? Làm thế nào để các em tích cực học tập tốt môn Toán và nâng cao được chất lượng kiến thức kỹ năng để nhiều học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt môn Toán, hạn chế tối đa học sinh chưa hoàn thành?
Qua việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa học tốt môn Toán từ đó bản thân tôi có những kinh nghiệm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học toán của học sinh trong nhà trường nói chung và trong khối 4 nói riêng. Tôi đã nghiên cứu và xin chia sẻ “Kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Vấn đề tôi nghiên cứu mong muốn mang lại cho học sinh khối 4 có được giờ học Toán nhẹ nhàng mà đạt chất lượng cao, nhiều học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của môn Toán, hạn chế tối đa học sinh chưa hoàn thành.
1.3. Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 4 trường Tiểu học Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa: 56 học sinh.
Tập trung nghiên cứu chương số tự nhiên môn Toán lớp 4 với 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp tìm hiểu tư liệu.
*Những tài liệu tham khảo phục vụ đề tài :
+ Thực hành phương pháp dạy học toán ở Tiểu học – Nhà xuất bản Đà Nẵng. (Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Tam – Chủ biên.)
+ Sách giáo viên – Sách giáo khoa Toán 4 – Nhà xuất bản Giáo dục (Tác giả Đỗ Đình Hoan – Chủ biên).
+ Tài liệu: “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học ở Tiểu học Lớp 4” – Nhà xuất bản Giáo dục.
1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
+ Dự giờ.
+ Đàm thoại.
+ Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế.
+ Kiểm tra.
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Tổng hợp, thống kê các lần khảo sát chất lượng học sinh.
1.4.4. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu công văn số 1751/SGD&ĐT-GDTH ngày 05/09/2016 của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, công văn số 268/GD&ĐT-TH ngày 15/09/2016 của Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa,
2 . NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận:
– Căn cứ vào các công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa.
– Theo chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 4: “Học xong môn Toán 4 nói chung nhất là học xong số tự nhiên và 4 phép tính với số tự nhiên, học sinh phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:
– Nhận biết được dãy số tự nhiên. Biết đọc, viết so sánh và sắp xếp thứ tự các số tự nhiên. Biết sắp xếp một nhóm các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
– Biết cộng, trừ các số tự nhiên có nhiều chữ số.
– Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên với số tự nhiên có đến ba chữ số
(Tích không quá sáu chữ số).
– Biết thực hiện phép chia số tự nhiên.
– Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính khi biết kết quả tính và thành phần còn lại.
– Biết tính giá trị biểu thức có đến ba dấu phép tính.
– Biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân,
tính chất nhân một tổng với một số để tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất”. ( Theo tài liệu Chuẩn kiến thức kỹ năng)
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, làm thế nào để học sinh nắm được khái niệm về số tự nhiên, vì số tự nhiên là một loại số không mới với hình thức ghi tiện lợi của nó, học sinh nắm vững và thực hiện tương đối thành thạo các phép tính đối với số tự nhiên và dùng chúng để biểu diễn số là điều không mấy dễ dàng.
– Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy trên lớp, tiếp xúc thường xuyên với các em, giúp các em nắm được kiến thức cần thiết và cũng là người chịu trách nhiệm về kết quả học tập của các em. Vì thế, tôi đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm phải tìm hiểu kĩ, nắm vững từng đối tượng học sinh của lớp mình để có biện pháp dẫn dắt, giúp đỡ đối với từng em cụ thể. Dựa trên cơ sở hiểu biết sẵn của các em, giáo viên đưa ra các tình huống thúc đẩy từng em học tập và trao dồi kiến thức, tạo điều kiện cho các em thực hành luyện tập thường xuyên, để các em có thói quen tính đúng, cẩn thận, chính xác.
2.2. Cơ sở thực tiễn:
2.2.1. Thực trạng chung:
Khối 4 trường TH Hoằng Đồng có 56 học sinh .
Đa số các em là con gia đình nông dân, trong đó có 6 em thuộc con gia đình hộ nghèo, 8 em thuộc gia đình hộ cận nghèo, 10 em bố mẹ đi làm ăn xa ở nhà với ông bà nội (ngoại). Phần lớn các em được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình nhưng do hạn chế về kiến thức, mạch kiến thức lớp 4 còn mới mẻ với các em. Một số học sinh chưa được sự quan tâm của gia đình và chưa có tinh thần tự học, tư duy chậm nên gặp khó khăn trong vấn đề học Toán, điều đó tạo nên sự khó khăn nhất định cho giáo viên. Qua gần 3 tháng nghỉ hè, kiến thức học được từ lớp 3 đã bị quên đi nhiều.
Khảo sát chất lượng môn Toán khối 4 tháng ……….. với 56 học sinh:
Thời điểm khảo sát | Hoàn thành tốt | Hoàn thành | Chưa hoàn thành | |||
SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | SL | Tỉ lệ | |
Tháng ……….. | 3 | 5,3% | 42 | 75% | 11 | 19,7% |
2.2.2. Thực trạng về biện pháp rèn học sinh thực hiện đúng 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên trong những năm qua:
* Thuận lợi:
Phần lớn học sinh đã biết đọc và viết được số tự nhiên, có biểu tượng chính xác về khái niệm số tự nhiên, bước đầu nắm được hàng, lớp của một số tự nhiên. Học sinh nắm được lý thuyết và cách vận dụng lý thuyết vào bài tập thực hành; biết được cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]