Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn
- Mã tài liệu: BM0201 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Xuân Lập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 31 |
Tác giả: | Đặng Thị Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Xuân Lập |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của phép so sánh trong dạy học Tiếng Việt.
2. Bồi dưỡng về phương pháp và kiến thức về phép tu từ so sánh cho GV
3. Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát sự vật một cách tinh tế
4. Hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng trí tưởng tượng, óc liên tưởng cho học sinh
5. Chỉ đạo giáo viên dạy kĩ kiến thức về phép so sánh ở phân môn luyện từ và câu
6. Giúp giáo viên hướng dẫn HS vận dụng các kiểu so sánh vào viết từng câu văn, đoạn văn
7. Hướng dẫn học sinh biết chọn hình ảnh để so sánh phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.
8. Hướng dẫn HS tích lũy những hình ảnh so sánh trong thơ, văn; trong cuộc sống.
9. Giáo dục ý thức nói và viết câu văn có hình ảnh so sánh thông qua dạy học tích hợp các phân môn Tiếng Việt với rèn kĩ năng sống hàng ngày
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Nếu phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản, phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn theo từng chủ đề thì phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các kĩ năng thực hành. Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu … trong giao tiếp và học tập. Từ đó, giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chính biện pháp tu từ so sánh đã góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc hoạ hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận cuộc sống và văn học một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn Tiếng Việt ở Tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của Sách giáo khoa (SGK) đã đưa vào khá nhiều hình ảnh so sánh… Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh mới chính thức được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
So sánh được đưa vào chương trình lớp 3 với mục tiêu giúp học sinh:
– Nhận biết phép so sánh
– Mục đích, sử dụng phép so sánh
– Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng phép so sánh
Trong thực tế, giáo viên và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học
về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 không có các bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có bài tập để học sinh thực hành về từ và câu, khá phong phú và đa dạng kiểu loại… Trong khi đó, tư duy, nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm) những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận một cách chung chung tác dụng của so sánh. Các em thường gặp khó khăn khi vận dụng đặt câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít, chưa biết cách quan sát, nhận xét sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả… Điều đó cũng phần nào lí giải vì sao các bài tập Tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn.
Sách giáo viên hầu như cũng chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế nào. Điều này khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận dụng phương pháp dạy học sao cho kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học sinh. Thực tế làm công tác chuyên môn nhiều năm tôi nhận thấy hầu như rất ít học sinh lớp 3 biết sử dụng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn hoặc có em có viết nhưng hình ảnh so sánh thường khập khiễng, không đúng dẫn đến đoạn văn rời rạc thêm từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài văn. Để giúp các em học sinh lớp 3 biết viết những đoạn văn giàu hình ảnh so sánh, chuẩn bị cho một giai đoạn viết văn sâu hơn ở lớp 4, 5 trong quá trình quản lí chuyên môn, tôi đã trăn trở, nghiên cứu, tìm tòi đúc rút được một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 trường tôi phụ trách biết dùng hình ảnh so sánh khi viết đoạn văn và đã áp dụng thành công, chính vì thế mà tôi đăng kí viết đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giúp học sinh lớp 3 biết dùng hình ảnh so sánh khi viết văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3, từ đó, bước đầu đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp giảng dạy có hiệu quả phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 ở các phân môn; thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; xây dựng quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của giáo viên và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
– Một số biện pháp dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3.
– Giáo viên, học sinh khối 3 trường Tiểu học Xuân Lập – Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống. Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp, thao tác bổ trợ khác.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Tiếng Việt ở trường Tiểu học được dạy và học thông qua c¸c phân môn. Phân môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng bởi nó tận dụng các hiểu biết và kĩ năng Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Mặt khác, phân môn Tập làm văn còn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản. Sản phẩm của phân môn Tập làm văn là các bài văn viết và nói. Để sản sinh được các văn bản này, học sinh phải có thêm nhiều kĩ năng khác ngoài các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Đó là các kĩ năng dùng từ, đặt câu, phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, liên kết câu, đoạn và kĩ năng sử dụng các biện pháp tu từ trong đó biện pháp so sánh.
Chúng ta đều biết rằng, chất lượng của một bài văn, nhất là văn miêu tả là “nói ít gợi nhiều”, chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng phải dẫn đến cảm xúc mãnh liệt nhất, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt người đọc khiến họ nhìn thấy rất rõ và rất có ấn tượng. Yếu tố tạo nên chất lượng trên là các chi tiết có góc cạnh, sinh động, thể hiện được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, hoa trái… Để có được những đoạn văn, bài văn như thế, ngoài sự quan sát có chọn lọc, biết phát hiện, rất cần sự biểu đạt, phô diễn các chi tiết đã có bằng cách dùng ngôn ngữ, vẽ nó lên trước mắt người đọc, người nghe. Sử dụng biện pháp so sánh trong làm văn là một cách kết nối giữa cảm nhận tinh tế mọi sự vật ở người viết và người đọc.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng về công tác dạy học sinh dùng hình ảnh so sánh trong viết văn.
Hoạt động dạy học sinh viết các hình ảnh so sánh trong các đoạn văn, bài văn được lồng trong các tiết tập làm văn. Một thực tế cho thấy trong mỗi lớp có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, việc hướng dẫn các em viết được các đoạn văn không thể dẫn đến một đáp số đúng như môn toán mà có rất nhiều đáp số khác nhau. Để đạt được mục tiêu em nào cũng biết viết được một đoạn văn theo yêu cầu đề bài, thay vì phải mất rất nhiều thời gian, công sức đã có xu thế cho học sinh thuộc văn và viết lại đoạn, bài đã thuộc. Với cách làm đó, việc giúp học sinh biết dùng hình ảnh so sánh trong làm văn cũng mờ nhạt, ít ỏi dần. Việc hướng dẫn con em làm văn ở nhà của các bậc phụ huynh không được coi trọng, rất ít phụ huynh quan tâm đến việc hướng dẫn con em mình viết các câu văn có hình ảnh so sánh.
2.2.2. Nội dung chương trình Tập làm văn liên quan đến dùng hình ảnh so sánh trong bài viết và thực trạng viết văn của học sinh lớp 3
Trong chương trình phân môn Tập làm văn ở lớp 3, các tiết Tập làm văn được cụ thể thành các bài tập nhỏ. Các bài tập như: Kể lại buổi đầu đi học; Kể về người hàng xóm; viết đoạn văn về quê hương; viết đoạn văn về cảnh đẹp đất nước; viết đoạn văn về thành thị, nông thôn; kể về việc học tập của em (Ở học kì I), viết đoạn văn về người lao động trí óc; kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật; kể về lễ hội, kể lại một trận thi đấu thể thao; viết đoạn văn về bảo vệ môi trường …(Ở học kì II) là những bài tập yêu cầu học sinh phải viết thành đoạn văn. Trước khi viết thành những đoạn văn ngắn, các em được thực hành kể hoặc trả lời các câu hỏi tìm ý cho đoạn văn. Việc viết thành một đoạn văn ngắn đối với các em học sinh lớp 3 đã trở nên quen thuộc vì từ lớp 2 các em đã thực hành viết đoạn văn nhiều lần. Tuy nhiên, việc đưa vào trong đoạn văn những hình ảnh so sánh chưa nhiều. Một số em đã viết được hình ảnh so sánh trong đoạn văn nhưng có hình ảnh lại thiếu chính xác, sự so sánh khập khiễng, không phù hợp khiến cho câu văn, đoạn văn trở nên thiếu tự nhiên, gò bó và ảnh hưởng đến chất lượng đoạn văn.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]