Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông

Giá:
50.000 đ
Môn: Quản lí
Lớp: 1
Bộ sách:
Lượt xem: 205
Lượt tải: 164
Số trang: 15
Tác giả: Trần Thị Bích
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Tiểu học Trung Lý 2
Năm viết: 2020-2021
Số trang: 15
Tác giả: Trần Thị Bích
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: Tiểu học Trung Lý 2
Năm viết: 2020-2021

Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc H’mông triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc H’mông của trường Tiểu học Trung Lý 2.
2. Những biện pháp chỉ đạo cụ thể cho từng phân môn
3. Một số biện pháp bổ trợ

Mô tả sản phẩm

I: MỞ ĐẦU

  1. Lí do chọn đề tài.

Trung Lý là một trong những xã miền núi cao thuộc huyện Mường Lát, biên giới của tỉnh Thanh Hóa, giao thông đi lại khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo; phong tục, tập quán của một số bản trên địa bàn còn nặng nề, lạc hậu. Tình hình di dân còn diễn biến phức tạp làm cho sĩ số học sinh của nhà trường luôn biến động. 

Hiện tại trường có  22 lớp, 342 học sinh, trong đó lớp 1 là 3 lớp và 67 học sinh, tất cả đều là học sinh dân tộc thiểu số, trong đó học sinh dân tộc Hmông là 60 em, cho nên việc dạy và học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 của nhà trường để đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng là một việc làm hết sức khó khăn cho nhà trường bởi vì: 

Khác với học sinh người Kinh, trước khi đến trường, đa số học sinh dân tộc Hmông chưa biết sử dụng tiếng Việt. Mặc dù học sinh đã trải qua các lớp ở bậc Mầm non nhưng đối với các em, trường Tiểu học vẫn là một môi trường hoàn toàn mới, tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Sự tồn tại của tình trạng này trong đời sống các em là do điều kiện sử dụng ngôn ngữ trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, là do tâm lý sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ rất tự nhiên theo bản năng. Thói quen này trong sử dụng ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng vào trong đời sống gia đình của mỗi cá nhân, học sinh vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi rời trường, rời lớp. Dần dà các em khó có thể sử dụng tiếng Việt, quên ngay những kiến thức về tiếng Việt đã học trên lớp. Khi bước vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt lúc bấy giờ là ngôn ngữ thứ hai của các em. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể đối với nhiều em, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Từ đó khi đến trường, đến lớp học tập đã khiến cho các em thụ động, thiếu linh hoạt, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em. Ở trường, khi học trên lớp, các em chủ yếu được nghe thầy, cô giáo giảng bài, học sinh được luyện đọc nhưng để hiểu được nội dung của bài học là một điều hết sức khó khăn với các em, học sinh được luyện viết nhưng kỹ năng để viết đúng các con chữ cũng là một điều hết sức nan giải. Về với gia đình, các em lại sống trong môi trường thuần tiếng dân tộc, vốn tiếng Việt ở trên lớp mà các em có được, những con chữ đầu tiên lại bị lãng quên trong tiềm thức của các em. Môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt hạn hẹp và không thuần nhất như vậy chính là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành và phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt của các em hết sức khó khăn. Vì vậy, vốn kiến thức về tiếng Việt ở các em hạn chế, ít ỏi là điều hiển nhiên. Chính vì thế, các em rất ngại phải giao tiếp bằng tiếng Việt, lo sợ phải phát biểu xây dựng bài trong giờ học, lo ngại phải giao tiếp với giáo viên ngoài giờ học, đặc biệt là các em rất khó tiếp thu bài ở những môn học khác. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển tư duy ở các em, khó tạo ra một môi trường giáo dục thân thiện! Học sinh đã bắt đầu lo lắng cho mỗi giờ đến lớp, “sợ” phải đến trường, học tập lúc này là công việc quá khó khăn đối với các em.

Các em học sinh ở đây đã biết ý thức về nguồn gốc, hoàn cảnh của mình. Cái nghèo luôn nhắc nhở con người sống trong cảnh khó khăn cần hiểu sâu sắc về nguồn gốc, về điều kiện, hoàn cảnh sống của bản thân. Nghèo đã giúp con người ta vươn lên, nhưng nghèo cũng làm cho con người luôn mặc cảm, tự ti, bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Mặc cảm số phận đã khiến con người không thể thoát khỏi những thiếu thốn vật chất, không thể vươn xa hơn không gian sống hiện tại. Nhiều học sinh còn phải giúp bố mẹ lên nương rẫy trỉa lúa, trồng ngô, ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm… khi vào mùa, lo cho cuộc sống vật chất của gia đình đang chật vật, thiếu thốn. Giáo viên của nhà trường còn phải vào tận bản lùng sục các em, đưa các em đến trường; cũng có khi giáo viên còn phải dùng tiền lương của mình để mua đồ dùng học tập cho các em, rồi mới đưa các em trở lại trường. Thế nhưng có lúc cũng không thành công,… Trong suy nghĩ của các em và gia đình của các em thì ăn từng bữa còn chưa đủ, chưa đủ thì học chữ để làm gì ? Họ không hiểu rằng, chính cái chữ sẽ giúp con người thoát khỏi cuộc sống nghèo khó hiện tại, giúp con người hoạch định tương lai. Cho nên vào thời điểm mùa màng, số lượng học sinh trên lớp học giảm với tỉ lệ tương đối cao. Ban Giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên dạy ở bản đã họp Ban quản lý bản và phụ huynh, xuống bản tới từng gia đình học sinh, giảng giải cho các em, thuyết phục gia đình các em về ý nghĩa của việc học, động viên gia đình cần phải dành thời gian cho các em học tập, bởi các em còn trong độ tuổi đến trường. Thế nhưng, hiệu quả của công việc “tuyên truyền” này không phải lúc nào cũng như ý, lắm lúc, giáo viên còn phải nhận những câu trả lời không hay của phụ huynh hoặc là những lời hứa nhưng lại quên ngay lúc ấy. Một vài học sinh có ý thức học tập, đến mùa màng, cũng xin phép giáo viên chủ nhiệm, nghỉ phép vài hôm, nhưng rồi các em cũng quên trở lại trường khi mùa kết thúc. Giáo viên lại phải tìm đến gia đình các em để vận động các em đến trường. 

Đa số các phụ huynh đều chưa quan tâm đến việc học tập của con em họ, việc học tập của các em phải nhờ đến sự tận tâm của giáo viên, nhờ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường. 

Hiện tại, trình độ chuyên môn của nhiều giáo viên địa phương trong nhà trường tuy đã chuẩn hoặc trên chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực chuyên môn còn yếu nên công việc giảng dạy của họ khó mang lại được hiệu quả mong muốn. Bản thân họ cũng chưa nắm vững những kiến thức về tiếng Việt nên họ truyền tải những kiến thức này đến cho học sinh rất khó khăn. Như vậy, để đạt hiệu quả cao trong dạy học của những giáo viên nói trên là khó có thể.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Hmông” ở trường tiểu học Trung Lý 2, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 dân tộc Hmông.

  1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Hmông góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục.

  1. Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Hmông ở trường Tiểu học Trung Lý 2 – huyện Mường Lát năm học ………...

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp lý luận: Qua việc nghiên cứu các tài liệu để hiểu cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 cho học sinh dân tộc Hmông.

Phương pháp điều tra, khảo sát.

Phương pháp thống kê.

Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm…

  1. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
  2. Cơ sở lý luận.

Tiếng Việt là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng ở bậc Tiểu học, là phương tiện chủ yếu để học sinh tiếp thu kiến thức của các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực ngôn ngữ cho học sinh thể hiện ở bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Do đó, môn Tiếng Việt có một vị trí rất quan trọng đối với học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp 1.

Môn Tiếng Việt là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động và giao tiếp của học sinh, giúp học sinh tự tin và chủ động hoà nhập các hoạt động học tập trong trường học, giúp học sinh hình thành và rèn luyện các kỹ năng cơ bản ở Tiểu học, đồng thời nó chi phối kết quả học tập của các môn học khác. 

  1. Thực trạng lớp, giáo viên và học sinh lớp 1 dân tộc Hmông của trường tiểu học Trung Lý 2 năm học ………...

– Tổng số học sinh lớp 1: 67 em. Số học sinh dân tộc Hmông: 60 em.

– Tổng số lớp 1 có học sinh dân tộc Hmông: 4 lớp ở 4 khu: Pa Búa = 21 em; khu Cá Giáng 16 em. Khu Cánh Cộng: 6 em; khu Tà Cóm: 17 em.

* Thuận lợi.

Một số điểm trường tỷ lệ học sinh trên lớp thấp vì thế việc giáo viên quan tâm tới từng học sinh có rất nhiều thuận lợi. 

100% giáo viên được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp; đa số các giáo viên đều chịu khó, bám trường, bám lớp, có tinh thần trách nhiệm cao.

* Khó khăn.

Do địa bàn dân cư thưa thớt, không tập trung, trường có nhiều điểm lẻ, có những  khu lẻ cách điểm trường chính đến 15 km như khu Pa Búa, khu Tà Cóm giao thông đi lại khó khăn dẫn đến việc kiểm tra thường xuyên cũng như đột xuất của Ban giám hiệu nhà trường còn bị hạn chế, vẫn còn phải ghép lớp ở một số khu trong nhà trường như khu Cò Cài, khu Cánh Cộng, khu Lìn. Hiện tại nhà trường có 6 lớp ghép nằm ở các khu trên.

Mặt khác, giáo viên người dân tộc của nhà trường chiếm tỷ lệ cao (74,2%), mặc dù đã chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp nhưng năng lực chuyên môn thực sự vẫn còn nhiều hạn chế do đó việc nắm bắt nội dung chương trình, sách giáo khoa còn chậm, việc tiếp cận và đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học còn phổ biến. Vì vậy, việc bố trí giáo viên chủ nhiệm các lớp rất khó khăn.

Số lượng từ vựng của các học sinh khi bước vào lớp 1 sử dụng được trong giao tiếp không nhiều, học sinh chỉ nói được những từ, câu rất đơn giản như: Thầy giáo, cô giáo, bạn,… hay các sự vật gần gũi như: Quyển vở, quyển sách, bút chì, viên phấn, cái bảng,… Có thể nói số lượng từ mà các em sử dụng được chỉ tương đương với một trẻ em 2 hoặc 3 tuổi ở Miền xuôi. 

 Khả năng chú ý và tập trung vào bài học của học sinh không bền.

 Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuần chỉ được 2- 3 buổi. Qua khảo sát đầu năm, các chỉ số đạt được như sau:

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hoá ở trường THPT Lục Ngạn số 1
Quản Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)