Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4
- Mã tài liệu: BM0211 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Lê Thị Thanh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Phú |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4″ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Tên trò chơi: Tìm bạn
Tên trò chơi: Tạo phân số
Tên trò chơi: Ghép phân số vào hình
Tên trò chơi: Ai nhanh ? Ai đúng ?
Tên trò chơi: Điền số thích hợp
Tên trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh
Tên trò chơi: Xếp hàng
Tên trò chơi: Rung chuông vàng
Tên trò chơi: Tìm bạn
Tên trò chơi: Về đích
Mô tả sản phẩm
- MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới “Muốn công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước thì nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu để thực hiện mục tiêu này”. Do đó, phát triển giáo dục là nền tảng, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực thúc đẩy sự công nghiệp hoá – hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Để đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội thì Giáo dục – Đào tạo phải trở thành quốc sách hàng đầu. Bốn trụ cột về mục tiêu mà Giáo dục – Đào tạo cần phải thực hiện đó là: “Học để biết – Học để làm – Học để cùng chung sống – Học để tự khẳng định mình. Ở bậc tiêu học, các em có những biến đổi sâu sắc về tâm lý, nó mang đặc trưng riêng cho lứa tuổi này. Vì vậy, để tổ chức các hoạt động học tập cho các em có hiệu quả thì mỗi người quản lý phải nắm vững những đạc điểm chung nhất, cơ bản nhất về tâm sinh lý lứa tuổi để chỉ đạo giáo viên vận dụng trong quá trình dạy học để tổ chức các trò chơi học tập tương thích với mục đích dạy học. Đây là cả một vấn đề không đơn giản đòi hỏi một quá trình rất công phu và sáng tạo của nhà giáo dục. Là cán bộ quản lý tôi được phân công phụ trách khối 4 và khối 5, trong quá trình dự giờ thăm lớp các đồng chí giáo viên trong trường. Tôi đã trăn trở nhiều việc các đồng chí đã cố gắng thiết kế tổ chức trò chơi, làm gượng gạo trong dạy học khi chưa nghiên cứu kỹ nội dung dạy học, mà chỉ thực hiện cho có trò chơi trong tiết dạy. Chính vì thế để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học cũng như quá trình đổi mới phương pháp dạy học Toán ở tiêu học nói chung và Toán lớp 4 nói riêng. Dưới dây tôi xin đề cập đến “Một số biện pháp chỉ đạo việc Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu, nhận xét thực trạng và đề xuất các biện pháp chỉ đạoviệc thiết kế và trò chơi để dạy phân số ở lớp 4 trường Tiểu học Quảng Phú.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp chỉ đạo việc thiết kế và trò chơi để dạy phân số ở lớp 4 trường Tiểu học Quảng Phú.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
– Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu, các văn bản có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm.
– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, nhận định, đánh giá về thực trạng sinh hoạt tổ chuyên môn.
– Phương pháp thống kê toán học: Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận.
Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn bộ nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục tiểu học là bậc học được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, trong đó vấn đề đổi mới GD nói chung và đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học nói riêng được đặt ra như là một đòi hỏi bức thiết của những yêu cầu mới của xã hội, của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua vui chơi, các em nhận ra những khả năng hứng thú cũng như những nhược điểm của mình. Vì vậy, vui chơi sẽ tạo cho các em khả năng phát triển về mặt tình cảm, thể chất và trí tuệ. Hoạt động vui chơi có tác dụng đặc biệt phát triển các kỹ năng hoạt động của học sinh Tiểu học. Trò chơi học tập là hoạt động được tổ chức, có tính chất vui chơi, giải trí nhưng có nội dung gắn với bài học hoặc hoạt động học tập của học sinh. Trò chơi học tập có tác dụng giúp học sinh: Chống mệt mỏi, tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học, phát triển hứng thú, tập thói quen tập trung, tính độc lập, ham hiểu biết và khả năng suy luận .v.v. Trong việc dạy học Toán lớp 4, trò chơi học tập là một thủ thuật, là biện pháp củng cố, khắc sâu kiến thức vừa được học trong tiết học hoặc sau một số bài học.
2.2. Thực trạng.
Trong các môn học ở Tiểu học, môn toán đóng một vai trò quan trọng. Môn Toán cung cấp cho học sinh có những tri thức cơ sở ban đầu về số học, các số tự nhiên, phân số và các số thập phân, các đại lượng cơ bản, một số yếu tố hình học đơn giản và giải toán có lời văn. Trên cơ sở đó, hình thành và phát triển trí thông minh, tư duy, độc lập, sáng tạo, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt. Hơn nữa, học tốt môn Toán sẽ tạo điều kiện giúp học sinh học tốt các môn học khác.
Về phía giáo viên : Qua việc dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu nhà trường chúng tôi thấy việc tổ chức tròi chơi trong giờ dạy Toán chưa được chú ý đúng mức, người giáo viên chưa thực sự đầu tư cho bài dạy để thiết kế những trò chơi mới có nội dung gắn liền với tiết dạy để nhằm đổi mới hình thức dạy học. Có tình trạng trên là do một số giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong dạy học Toán.
Về phía học sinh: Do không được tiếp xúc thường xuyên với các trò chơi trong dạy học Toán nên nhìn chung khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề chưa thể hiện được tính linh hoạt, sáng tạo. Giờ học Toán nhìn chung còn khô khan, chưa tạo sự hứng thú, hấp dẫn, chưa tạo được nhu cầu ham hiểu biết cho học sinh. Vì vậy khả năng của học sinh chưa có điều kiện được bộc lộ và thể hiện mình, chưa phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học Toán.
Với những thực trạng mà tôi tìm hiểu được như đã trình bày ở trên khi nghiên cứu về “Thiết kế và tổ chức trò chơi để dạy phân số ở lớp 4”. Tôi đã tiến hành dự giờ lớp 4A Trường tiểu học Quảng Phú – TP. Thanh Hoá nhưng không thiết kế trò chơi học Toán trong giờ dạy thì tôi nhận thấy kết quả giờ học không như mong muốn, các em chỉ đơn giản là tiếp thu bài học, giờ học thiếu đi sự sôi nổi, hứng thú, lớp học trầm, nhiều em còn thể hiện sự mệt mỏi không nhanh nhạy trong việc tiếp thu kiến thức mới, từ đó dẫn đến một số em nói chuyện riêng trong giờ học không tập trung cao. Kết quả thu được:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]