Một số biện pháp chỉ đạo xây hệ thống bài tập chính tả lớp 4 nhằm giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ
- Mã tài liệu: BM0209 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 4 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Đông |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Quảng Đông |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp chỉ đạo xây hệ thống bài tập chính tả lớp 4 nhằm giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Thay thế các bài tập chính tả trong sách giáo khoa bằng một số bài tập chính tả phương ngữ
2. Luyện phát âm
3. Phân tích so sánh
4. Ghi nhớ, mẹo luật chính tả
5.Vận dụng, củng cố bằng các bài tập chính tả
Mô tả sản phẩm
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Quảng Đông là một địa phương thuộc vùng đồng bằng ven biển, trước đây thuộc huyện Quảng Xương. Sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa, năm 2012 xã Quảng Đông được sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa. Mặc dù xã Quảng Đông được sáp nhập vào thành phố xong cơ bản Quảng Đông vẫn là một xã thuần nông vì vậy mọi hoạt động sinh sống, làm việc và học tập giao tiếp vẫn còn mang nặng tính làng xã. Trong đó có hoạt động giao tiếp còn chứa đựng nhiều tính phương ngữ không theo chuẩn ngôn ngữ phổ thông. Điều này ảnh hưởng rất lớn trong công tác nâng cao chất lượng dạy và học.
Với sự quan tâm đặc biệt của địa phương đối với ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết “ Viết chuẩn – nói chuẩn” làm cơ sở lí luận cho ngành giáo dục xây dựng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Từ đó Nghị quyết “ Viết chuẩn – nói chuẩn” ra đời sẽ là cơ sở cho các trường học xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng giáo duc toàn diện.(7)
Ở bậc Tiểu học, Chính tả là một phân môn có tầm quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Chính tả còn là phân môn có tính chất công cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học môn Tiếng việt và các môn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của một ngôn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng Chính tả, ta phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi Chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát. (1)
Xuất phát từ những lí do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm : « Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng hệ thống bài tập chính tả lớp 4 nhằm giúp học sinh hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ » vào việc dạy học tại trường Tiểu học Quảng Đông chúng tôi.
Với đề tài này, tôi đã cố gắng phân loại lỗi chính tả do phương ngữ mà học sinh lớp 4 trường tôi thường mắc phải, giúp các em ghi nhớ các hiện tượng chính tả này. Đồng thời xây dựng một số bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với học sinh Tiểu học (lớp 4) để thay thế cho một số bài tập chính tả không phải là dùng để rèn luyện lỗi phổ biến của học sinh lớp 4 mà tôi đang chỉ đạo chuyên môn. Bên cạnh bổ sung thêm bài tập cho học sinh, cung cấp thêm cho các em một số mẹo, luật chính tả nhằm giúp các em khắc phục lỗi chính tả do cách phát âm của vùng phương ngữ, gây hứng thú học tập của học sinh (vì các em được trực tiếp tham gia chữa lỗi chính tả mà thực tế mình hay mắc phải) từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.(5,6)
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu kĩ phân môn chính tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4, khắc phục một số khó khăn, vướng mắc về lỗi chính tả do phương ngữ của học sinh lớp 4, làm phong phú thêm thủ pháp dạy học chính tả của Tiểu học nhằm phục vụ bản thân trong quá trình chỉ đạo chuyên môn và đóng góp thêm một tài liệu có thể tham khảo cho đồng nghiệp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
– Thực trạng về hệ thống bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quảng Đông hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”.
– Tư liệu và sách báo có liên quan.
– Việc đọc viết của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Quảng Đông- Thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp quan sát trực quan
Tôi tiến hành quan sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh khối 4 thông qua việc dự giờ, thăm lớp để thấy được lỗi chính tả phổ biến mà học sinh thường mắc phải.
1.4.2. Phương pháp điều tra
Trao đổi với giáo viên khối 4 về khả năng học tập môn Tiếng việt nói chung và phân môn Chính tả nói riêng của các em học sinh, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy chính tả, những lỗi chính tả do phương ngữ khó khắc phục.
1.4.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tạp chí giáo dục, tài liệu về phương pháp giảng dạy phân môn chính tả, sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt 4, sách bồi dưỡng nâng cao và một số tài liệu tham khảo khác.
1.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy thực nghiệm, áp dụng kinh nghiệm qua một năm học của học sinh khối 4 Trường tiểu học Quảng Đông, năm học ………...
1.4.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói trên để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc có một ngôn ngữ riêng gắn liền với đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong cộng đồng dân tộc đó. Nhưng Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông là ngôn ngữ chung thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, theo chiều dài lịch sử, dù là mặt bảo thủ nhất, ngữ âm Tiếng Việt, cụ thể là cách phát âm của người Việt có sự thay đổi và không phải hoàn toàn thống nhất trên mọi miền đất nước. Căn cứ vào cách phát âm cụ thể của từng vùng, dựa vào những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm, Tiếng Việt được chia ra thành ba vùng ngôn ngữ đó là phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ và phương ngữ Nam bộ. Những đặc điểm chính về ngữ âm của phương ngữ Trung bộ là:(5,6)
– Về thanh điệu: không đủ 6 thanh, thanh ngã phát âm như thanh hỏi.
– Về phụ âm đầu: Không có âm /v/. Âm vị này bị thay thế bằng âm /j/, có sự lẫn lộn trong cách phát âm các âm đầu: tr và ch/, s và x, d và gi, v và d
– Về âm đệm: chỉ tồn tại khi âm đầu là các phụ âm gốc lưỡi và âm họng. Nhiều âm tiết có âm đệm bị lượt bỏ trong lời nói.
Ví dụ: tuyền tuyến > tiền tiến, thuế > thế, đời thuở > đời thở; xoáy > xáy; lòe loẹt > lè lẹt.
– Về âm chính: có hiện tượng thu hẹp độ mở của nguyên âm: /e/, /i/, /o/, /u/ trong các âm tiết không phải là âm tiết mở. Ví dụ: Thối > thúi, tôi > tui, rốn > rún.
– Về vần: Thường phát âm lẫn lộn các chữ ghi âm chính trong các vần như: ai/ay/ây/; ao/au/âu/; ăm/âm; ăp/âp; iu/iêu; im/iêm/êm/em; om/ôm/ơm; op/ôp/ơp/; ong/ông; ui/uôi/; ưu/ươu/ …
Các nguyên âm đôi chỉ đủ 2 thành tố khi chúng xuất hiện ở âm tiết mở còn thành tố thứ 2 của chúng sẽ mất đi khi xuất hiện trong các loại âm tiết khác.
Ví dụ: Tiêm thuốc > tim thuốc; buồm > bồm; con hươu > con hưu.
Về âm cuối gốc lưỡi /y/ thường được phát âm thành âm đầu lưỡi /n/.
Ví dụ: tan trường > tan trườn; bến cảng > bến cản; cây bàng > cây bàn.
Không phân biệt rõ: an/ang; at/ac; ăn/ăng; ăc/ăt; ân/âng; ât/âc; en/eng; et/ec; ên/ênh; êt/êch; iên/iêng; iêc/iêt; uôn/uông; uôt/uôc; ưt/ưc; ươn/ương; ươt/ươc ….
Thanh Hóa nằm trong vùng phương ngữ Bắc Trung Bộ.
Do đặc điểm ngữ âm mà học sinh Thanh Hóa mắc nhiều lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh ngã khá phổ biến. Ngoài ra học sinh còn mắc lỗi chính tả về âm đầu, về vần, về âm cuối, ngoài lí do không nắm vững chính tự, còn do phát âm phương ngữ tạo ra là khá lớn.
Vì thế khi dạy Chính tả cho học sinh Thanh Hóa, theo tôi người giáo viên cần chú ý, phải quan tâm đúng mức đến lỗi chính tả ở các phần này.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Trong thực tế giảng dạy chương trình môn Tiếng Việt, phân môn chính tả có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kĩ năng viết đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt.(1)
Trường Tiểu học Quảng Đông (nơi tôi trực tiếp chỉ đạo chuyên môn), trong quá trình dạy học nói chung dạy chính tả cho học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên không những đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức có sẵn mà là người tổ chức quá trình dạy học. Mọi học sinh đều được làm việc, đều được huy động vốn hiểu biết và kinh nghiệm bản thân để tự học, tự giải quyết vấn đề; đều được rèn luyện phẩm chất tự chủ độc lập trên tinh thần hợp tác một cách tích cực, sáng tạo.
Kết quả việc dạy của người giáo viên không phải là dạy được kiến thức gì mà là hình thành kiến thức đó bằng cách nào?
Kết quả học tập của học sinh không chỉ là những tri thức, kĩ năng cơ bản cần thiết mà còn là phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ giải quyết vấn đề. Chính vì vậy kết quả giáo dục, chất lượng học tập ngày được nâng cao.
Mặc dù vậy, trong quá trình dạy học tôi nhận thấy chính mình và các đồng chí giáo viên khối 4 gặp không ít khó khăn trong việc khắc phục lỗi chính tả cho học sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói do ảnh hưởng của phương ngữ là phổ biến hơn cả.
Về phía học sinh: Trong giờ chính tả các em được làm các bài tập chính tả đôi lúc chưa phải là thiết thực nên có thể hoàn thành bài tập rất nhanh (vì lỗi ấy các em không hoặc ít khi mắc phải) mà các dạng lỗi chính tả các em thường mắc phải thì chưa được rèn luyện đúng mức.
Vấn đề đặt ra trên đây dẫn đến hậu quả là học sinh có học mà vẫn còn sai. Qua quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh lớp 4 thường mắc các loại lỗi sau:
* Về thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều học sinh không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không phải là ít và rất phổ biến.
Ví dụ: Sữa chửa, hướng dẩn, đổ Trạng nguyên, dổ dành, lẩn lộn,…
Ngả nghiêng, lũng cũng, lạnh lẻo, cằn cổi , ….
* Về âm đầu
– Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ d/gi: để giành, dành giật, giặt dũ, dỗ giành,
+ g/gh: Con gẹ , gê sợ, gé qua nhà…
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, ngi kị …
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]