Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
- Mã tài liệu: BM0196 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 2 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 18 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Nguyễn Văn Trỗi. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1.Chỉ đạo Làm tốt công tác tuyên truyền
2. Chỉ đạo tập huấn cho giáo viên
3. Chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm bồi dưỡng kĩ năng điều hành cho các thành viên HĐTQ
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Tại hội nghị lần thứ II BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định:” Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục và Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học”. Trong năm học ………. toàn ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana thực hiện chủ đề “Đoàn kết – sáng tạo – Đổi mới toàn diện”, như vậy mỗi đơn vị cần phải chủ động đổi mới. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật của thế giới đang biến động từng giờ, từng phút. đòi hỏi công tác giáo dục phải tích cực biến đổi, trong đó việc đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp dạy học là tất yếu. Phương pháp giảng dạy và giáo dục ở các trường Tiểu học của nước ta đã quan tâm đến việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên còn mang tính hình thức, đôi khi còn áp đặt, gò bó, chưa quan tâm lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh. Việc đánh giá, sửa sai cho học sinh còn có biểu hiện khắt khe, thiếu dân chủ, chủ yếu là giáo viên nhận xét, đánh giá. Bởi vậy học sinh còn có những khiếm khuyết về nhân cách như: rụt rè, thụ động, thiếu tự tin vào bản thân, không dám đề đạt ý kiến, không mạnh dạn thể hiện khả năng. Nhằm nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp quản lý giáo dục, Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi được thực dạy và học chương trình ” Dạy học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)”. Điều đó cho thấy, cơ hội cho trường cũng cao nhưng thách thức cũng không phải là nhỏ. Trong quá trình kiểm tra tiết dạy, kiểm tra các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp , dự giờ thăm lớp tôi nhận thấy Hội đồng tự quản một số lớp hoạt động còn yếu, kỹ năng điều hành lớp học còn hạn chế. Muốn thực hiện được công tác dạy và học theo mô hình trường học mới Việt Nam thì việc điều hành lớp học của hội đồng tự quản rất quan trọng trong tiết học. Một tiết dạy thành công theo mô hình VNEN người đánh giá quan tâm đến tiêu chí hội đồng tự quản làm việc đã tốt chưa, các nhóm hoạt động như thế nào. Nếu tiết học đó Hội đồng tự quản (HĐTQ) điều hành không tốt thì tiết học diễn ra không thành công. Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở phải làm gì để Hội đồng tự quản các lớp có kỹ năng điều hành tốt tiết học và tôi đã chọn đề tài : “Một số kinh nghiệm chỉ đạo bồi dưỡng kỹ năng hoạt động Hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi”. Để đưa vào nghiên cứu, nhằm thực hiện tốt hơn mô hình dạy học tại trường. Giúp đỡ học sinh có kỹ năng thực hiện tốt vai trò điều hành tiết học một cách có hiệu quả, tạo hứng thú trong học tập. Và thực sự là cánh tay nối dài của giáo viên đứng lớp. Giúp giáo viên hoàn nhiệm vụ của mình trong các tiết dạy.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Năm học ………. Phòng GD&ĐT huyện Krông Ana chỉ đạo 04 trường tiểu học trong huyện tham gia thực hiện dạy thí điểm chương trình theo mô hình Trường học mới Việt Nam (VNEN), trong đó có trường TH Nguyễn Văn Trỗi chúng tôi. Cùng với 04 trường trên địa bàn huyện từng bước tiếp cận nội dung trang trí, tổ chức quản lí lớp học theo mô hình trường học mới VNEN (tổ chức quản lí lớp theo mô hình Hội đồng tự quản). Trong quá trình thực hiện một việc mà bản thân tôi nhận thấy cần phải khắc phục đó là hội đồng tự quản các lớp điều hành tổ chức lớp học chưa đạt theo yêu cầu. Như vậy, vấn đề đạt ra cần có giải pháp để bồi dưỡng kỹ năng điều hành của Hội đồng tự quản đạt theo yêu cầu của mô hình trường học mới.
Đây là vấn đề mới giáo nên viên còn bỡ ngỡ, phụ huynh chưa hiểu nhiều về ý nghĩa công tác thành lập HĐTQ, hay chỉ cũng như ban cán sự lớp như trước đây mà thôi.
Để thực hiện tốt công tác bồi dưỡng Kỹ năng tổ chức điều hành cho HĐTQ việc đầu tiên chúng ta cần phải tuyên truyền để nhân dân được biết, giáo viên và học sinh hiểu tầm quan trong của HĐTQ để hưởng ứng. Kiểm tra để nắm tình hình, đánh giá thực trạng và có giải pháp để thực hiện. Tập huấn cho giáo viên và học sinh, sau đó kiểm tra, đánh giá để rút kinh nghiệm.
Khi đi vào hoạt động các thành viên HĐTQ đứng ra chỉ đạo, quản lý lớp học theo nội quy, quy định. Các thành viên của lớp mơ hồ chưa xác định được vai trò của bản thân dẫn đến chưa có động cơ đúng, chưa chủ động tham gia vào hoạt động học tập, giao lưu, hoạt động nhóm chưa thực sự nằm trong tập thể để hoạt động và hoàn thiện chính bản thân. Như vậy hiệu quả của mô hình chưa đạt.
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng kỹ năng hoạt động hội đồng tự quản ở lớp học theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN), tại trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
- Giới hạn của đề tài
Hội đồng tự quản học sinh khối lớp Hai, trường TH Nguyễn Văn Trỗi.
- Phương pháp nghiên cứu
- a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
– Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu: Đọc tài liệu về dạy học mô hình Trường học mới nắm bắt những đặc trưng của mô hình để hiểu cách thực hiện mô hình. Nhận diện thực tại đã làm để nghiên cứu các giải pháp làm tốt hơn.
– Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập: Mô hình trường học mới là hướng đến người học “Lấy học sinh làm trung tâm”, người học phải biết tự nghiên cứu, trao đổi với bạn bè dưới sự điều hành của HĐTQ thông qua hướng dẫn của giáo viên. Hội đồng tự quản làm việc tổ chức các hoạt động của một giờ học, đặt vấn đề, giải quyêt vắn đề, hỗ trợ các bạn gặp khó khăn, đánh giá việc thực hiện vấn đề…giúp giáo viên thực hiện công tác tổ chức lớp học.
- b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp điều tra: Hỏi học sinh để lấy ý kiến cho vấn đề cần nghiên cứu.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Thông qua hoạt động giáo dục, nghiên cứu kết quả thực hiện.
– Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Thông qua các buổi dự giờ, các buổi sinh hoạt ngoại khóa nhận xét kỹ năng làm việc của các hội đồng tự quản.
– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo các tài liệu, cách thực hiện của một số đơn vị bạn thực hiện cùng mô hình dạy học.
– Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Thông qua nghiên cứu đề tài, ứng dụng các giải pháp, kiểm tra lại quá trình thực hiện để thu thập kết quả sau khi thử nghiệm các giải pháp.
- c) Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp này để thống kê kết quả của thực trạng và sau khi thử nghiệm để so sánh kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Phần nội dung
- Cơ sở lý luận
Mô hình trường tiểu học mới VNEN dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Dựa trên nền tảng những ưu điểm và khắc phục được những tồn tại của chương trình hiện hành. Trong lớp học, học sinh học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi, hợp tác với bạn bè, thầy cô để lĩnh hội kiến thức. Mô hình này HĐTQ có trách nhiệm điều khiển chương trình theo từng nội dung tiết học, để mọi mọi thành viên trong lớp được thực hiện đúng theo quy trình đạt mục tiêu của bài học.
Việc bồi dưỡng kỹ năng hoạt động HĐTQ học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm:
Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Tạo thói quen giao tiếp, mạnh dạn trước tập thể. Biết tham gia vào các hoạt động chung của tập thể, xây dựng tốt nề nếp lớp học, theo yêu cầu nội dung chương trình trong mỗi tiết học, dưới sự hướng dẫn của thầy cô. khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tích tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng hợp tác và đoàn kết của HS. Phát huy tính dân chủ của học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Tạo điều kiện cho tất cả học sinh đều có kỹ năng lãnh đạo tập thể, chịu trách nhiệm trước tập thể khi mình phụ trách, thói quen làm việc có tính khoa học và tính hợp tác.
2.Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Mô hình trường học mới, yêu cầu đặt ra trong lớp học có HĐTQ để tự quản trong tiết học. Hội đồng tự quản do lớp bầu ra, dưới sự điều hành của giáo viên,có sự chứng kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp. Việc này do các giáo viên chủ nhiệm thực hiện, sau khi thành lập các GV đã giao nhiệm vụ cho các HĐTQ, và từng cá nhân các thành viên. HĐTQ nhận nhiệm vụ điều hành chủ trì các buổi sinh hoạt lớp trên cơ sở theo dõi các hoạt động học tập của các bạn trong lớp. Học sinh đã thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong mỗi tiết học. Đã điều hành lớp học qua từng hoạt động, các thành viên trong HĐTQ làm việc tốt hơn so với ban cán sự trước đây. Chất lượng hoạt động đã bước đầu đã có hiệu quả tốt, một số học sinh tích cực đã tham gia vào các hoạt động của lớp, có động cơ, thái độ đúng.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]