Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN lớp 3
- Mã tài liệu: BM0199 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 3 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 205 |
Lượt tải: | 164 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Hải Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Yến |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Hải Long |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN lớp 3“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp thứ nhất : Xây dựng lớp học thân thiện, nhóm tích cực.
2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới về phương pháp dạy học.
3. Giải pháp thứ ba: Đổi mới về cách tổ chức lớp học.
4. Giải pháp thứ tư: Nắm bắt đặc điểm tình hình học sinh.
5. Giải pháp thứ năm: Xây dựng bộ máy tổ chức tự quản của lớp.
6. Giải pháp thứ sáu: Xây dựng hoạt động của Hội đồng tự quản.
Mô tả sản phẩm
- Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Mô hình dạy học VNEN đến năm học …………đã hết dự án hỗ trợ và đầu tư. Nhưng một số trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong đó có cả huyện Như Thanh vẫn tiếp tục triển khai và thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới VNEN. Việc áp dụng mô hình trường học mới là một bước đột phá trong việc đổi mới, cải cách giáo dục, hy vọng mở ra cho nền giáo dục Việt Nam một lối đi đúng hướng để cùng hòa nhập với nền giáo dục tiên tiến, hiện đại trên thế giới, đáp ứng với sự phát triển chung của xã hội trong tương lai. Có thể nói, mô hình này đã trở thành yêu cầu cấp thiết của toàn xã hội, đòi hỏi sự chung tay của các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội.
Trường Tiểu học Hải Long đã áp dụng Mô hình trường học mới bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng kể. Đối với bản thân tôi cũng tham gia thực hiện dạy học theo mô hình này gần 5 năm nên đã quen với việc đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới VNEN.
Trên thực tế việc tổ chức thực hiện bản thân tôi nhận thấy để công tác dạy học theo đúng định hướng đổi mới mang lại hiệu quả thì vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng và cần thiết. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác giảng dạy của lớp mình. Xuất phát từ những lí do nêu trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu với nội dung sáng kiến:
“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN lớp 3 ở trường Tiểu học Hải Long”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ cách thức tổ chức lớp học cũng như việc trang trí lớp tạo ra một môi trường học tập thân thiện, học sinh chủ động và sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức. Bản thân tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn.
Đúc kết lại những công việc đã làm của mình để suy ngẫm, để chọn lọc và rút ra được bài học kinh nghiệm bài học thực tế cho bản thân.
Tiếp xúc chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy của lớp.
Ghi nhận và tiếp thu những lời góp ý, nhận xét chân tình từ Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn nhà trường cũng như các bạn đồng nghiệp. Từ đó để tôi phát huy những mặt tích cực, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế thiếu sót của bản thân nhằm từng bước hoàn thiện mình hơn.
Luyện phong cách làm việc năng động, sáng tạo; cố gắng học tập, tự rèn luyện mình để theo kịp sự thay đổi của xã hội trong giai đoạn hiện nay và sau này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tổ chức lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN lớp 3 ở trường Tiểu học Hải Long”
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thực hành.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lí số liệu.
- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trên cơ sở định hướng dạy học theo Mô hình trường học mới là nơi học sinh cùng học tập để lĩnh hội những kiến thức liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày của các em. Vai trò của giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn và khích lệ các em trong việc tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, hình thành phát triển kĩ năng giao tiếp, ứng xử dân chủ bình đẳng trong các nhóm học tập và giữa các nhóm với nhau. Một môi trường học tập mà các bậc phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc chăm sóc và giáo dục con em mình.
Bước đầu trang bị cho các em những kiến thức ban đầu cơ bản cần thiết, phù hợp với tâm lý lứa tuổi ở bậc học tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng. Giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với thầy cô giáo và bạn bè trong một tập thể lớp; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh …..để trở thành con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực xây dựng một tập thể lớp vững mạnh đoàn kết và hướng tới trở thành con người có ích trong xã hội.
Mô hình trường học mới VNEN chú trọng tập trung vào đổi mới sư phạm: đổi mới phương pháp dạy, đổi mới phương pháp học, đổi mới phương pháp đánh giá, đổi mới phương pháp tổ chức lớp học.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên thì vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng quyết định thành công của quá trình dạy học theo mô hình này.
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
Trường Tiểu học Hải Long được đóng trên địa bàn thôn Hải Thanh gần trung tâm của xã. Đường xá đi lại tương đối thuận lợi, phần lớn học sinh trong lớp là con em sống ở các thôn gần trường.
Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Đặc biệt là sự ủng hộ của cha mẹ học sinh là động lực giúp cho công tác dạy học và giáo dục của nhà trường nói chung và cá nhân tôi nói riêng mang lại nhiều thành công đáng kể.
2.2.2. Khó khăn.
Trong lớp có 100% học sinh là con em nông thôn nên ít nhiều khả năng giao tiếp, để đáp ứng yêu cầu hoạt động tổ chức lớp học theo kiểu mới vẫn còn hạn chế. Gần 50% học sinh là người dân tộc thiểu số, bố mẹ đi làm ăn xa quanh năm phải ở nhà với ông bà, chú bác, thiếu hơi ấm tình thương của bố mẹ nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lí phát triển của các em.
Việc trang trí lớp học, đồ dùng học tập theo mô hình này cũng đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư nhiều thời gian hơn so với các lớp học bình thường. Một bộ phận nhỏ cha mẹ học sinh còn chưa nhiệt tình ủng hộ mô hình dạy học này, “giao khoán hoàn toàn” việc dạy học và giáo dục cho nhà trường.
Trường thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu của người dân từ nông nghiệp, đời sống kinh tế xã hội tuy đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn chưa thoát được nghèo khó, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân không đồng đều thì việc học của học sinh nơi đây vẫn là một điều hết sức trăn trở.
2.2.3. Thực trạng của lớp chủ nhiệm.
Năm học …………tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm lớp 3B trường Tiểu học Hải Long. Lớp học có 16 học sinh, trong đó có 10 em nam và 6 em nữ, 7 em là người dân tộc thiểu số.
Vào đầu năm học, sau thời gian nhận lớp, tôi xây dựng kế hoạch khảo sát, tìm hiểu tình hình học tập của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]