SKKN Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ văn

Giá:
100.000 đ
Môn: Ngữ Văn
Lớp: 10, 11, 12
Bộ sách:
Lượt xem: 1286
Lượt tải: 9
Số trang: 29
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Lương Bằng
Năm viết: 2021-2022
Số trang: 29
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hà
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Lương Bằng
Năm viết: 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ văn” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1: Đổi mới hình thức thực hiện phần khởi động trong bài học
2: Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua các bài học trong chương trình.
3: Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá đối với học sinh.

Mô tả sản phẩm

II – MÔ TẢ SÁNG KIẾN 

  1. Tình trạng các giải pháp đã biết 

Từ lúc chưa có khoa học, văn chương và nghệ thuật đã ra đời. Bắt nguồn từ cuộc sống, văn chương chứa đựng trong mình những gì mà cuộc sống vốn có, mở ra những thế giới chưa có và hướng con người đi đến tương lai. Văn chương trở lại bồi đắp cho cuộc sống ấy thêm tươi xanh và đẹp đẽ. Phải biết rõ giá trị của các tác phẩm văn chương mới có thể hiểu rõ vai trò không thể thay thế được của văn chương. Từ đó mà thêm trân trọng, tôn quý các giá trị nghệ thuật trong cuộc sống này. Quan trọng hơn hết, việc dạy và học văn đã đem lại cho người học những lợi ích vô cùng to lớn và không thể thay thế được. Đó là khả năng nâng cao phẩm chất và làm thay đổi con người theo chiều hướng tốt đẹp, hướng đến chân, thiện, mĩ. 

Không ai có thể phủ nhận được vai trò và ý nghĩa văn chương trong đời sống con người. Hiểu được tầm quan trọng to lớn của văn chương, chương trình dạy và học bộ môn ngữ văn được cố kết dựa trên chức năng, vai trò và ý nghĩa lớn lao ấy. Việc dạy và học ngữ văn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước, nghành Giáo dục quan tâm. Ngữ văn lâu nay luôn được xác định là hai môn học chính trong các trường học (dung lượng kiến thức, số tiết dạy nhiều). Từ nhiều năm nay, vấn đề đổi mới dạy học ngữ văn cũng được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra, dù khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học – lấy học sinh làm trung tâm. Điều này cũng được chỉ thị 40-CT/TW 15-6-2004 của Ban Bí thư TW Đảng nêu rõ: “ Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải đẩy mạnh việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, tiếp tục điều chỉnh và giản hợp nội dung, phù hợp với tâm lí học sinh, đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí thuyết, ít nghiên cứu, tự giác giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành, thói quen tự học  tự sáng tạo cho học sinh …”. Từ đó đến nay Bộ GD-ĐT luôn định hướng: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Gần đây nhất Bộ GD&ĐT cũng đã trình Ban Bí thư TW chiến lược phát triển của nghành giáo dục (từ 2013 – 2020) đó là: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong khoảng một thập niên trở lại đây, việc thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy – học Ngữ văn đã tiến hành rộng khắp cả nước. Vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học được đề cao. Các phương tiện dạy – học phong phú hơn. Đội ngũ thầy, cô giáo trực tiếp đứng lớp được bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, chất lượng dạy và học Ngữ văn trong nhà trường THPT có nhiều chuyển biến đáng kể. 

Nhưng mặc cho những nỗ lực đổi mới, thay đổi của ngành giáo dục nói chung và môn Ngữ văn nói riêng, những năm gần đây thực tế cho thấy tình trạng sa sút của các môn khoa học xã hội và môn ngữ văn trong các trường học. Phần lớn học sinh có tâm lí ngại học các bộ môn xã hội (đặc biệt là môn văn), thậm chí không thích, có học cũng là bắt buộc, hiệu quả không cao. Điều đó thể hiện ở chọn lớp khối C ở các trường phổ thông (rất ít học sinh); kết quả thi đại học, cao đẳng theo thống kê (điểm cao ít, điểm dưới trung bình nhiều, kể cả bài điểm 0); và có những lỗi sai trở thành những câu chuyện “cười ra nước mắt”. Cụ thể kì thi tốt nghiệp năm học 2020 – 2021, môn ngữ văn cả nước chỉ có 3 điểm 10. Đây là con số rất khiêm tốn và ít ỏi so với các bộ môn khác.  

Đặc biệt, trong những năm gần đây Việt Nam chúng ta bước vào thời kì đổi mới, nhiều cái mới, cái hiện đại được truyền vào nhưng cũng kéo theo không ít hệ lụy của nó, như số lượng học sinh nghiện game online, số học sinh dành nhiều thời giờ vào facebook để tán gẫu… và đặc biệt là số học sinh sử dụng ngôn ngữ blog vào trong bài viết ngày càng nhiều. Tất cả những điều trên đã khiến cho các bậc phụ huynh và các giáo viên quan ngại. Làm thế nào để học sinh vừa có không gian vui chơi lành mạnh vừa có điều kiện học tập tốt là một trong những câu hỏi luôn được các bậc phụ huynh và những người làm công tác giáo dục mong đợi. 

Xã hội ngày nay, song song cùng những bước tiến tích cực về mọi mặt là những tồn tại đầy nhức nhối mà bất kì một người có nhân cách, lương tâm nào cũng đều phải trăn trở. Một trong những tình trạng đáng buồn của ngành giáo dục của chúng ta hiện nay là tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, tham gia vào các tệ nạn xã hội…xuất hiện ngày một nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có lẽ, nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do các em thiếu kĩ năng sống. Kĩ năng sống không phải là vấn đề mới mẻ nhưng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh một cách hiệu quả cũng không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt là học sinh THPT. Đây là lứa tuổi đang ở ngưỡng cửa của một công dân trưởng thành, độ tuổi không còn là trẻ con nhưng cũng chưa thành người lớn, mọi suy nghĩ và hành động còn nông nổi, cảm tính; giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá nhưng còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, mua chuộc, kích động… Vì vậy, nếu thiếu những kĩ năng sống cơ bản, học sinh THPT dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng như thực tế chúng ta đã chứng kiến không ít trường hợp đau lòng: có học sinh khá- giỏi đã tự tử vì thi trượt đại học, có học sinh lớp tìm lẽ sống của mình ở trò chơi điện tử… Hơn nữa, đã là học sinh phổ thông thì chỉ còn một thời gian ngắn nữa là đa số các em phải bước vào cuộc sống tự lập, phải tự mình ứng phó với vô vàn những tình huống khác nhau của cuộc sống phức tạp và ít có sự can thiệp, giúp đỡ của người thân trong gia đình. Vì thế giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh THPT càng cấp thiết hơn bao giờ hết.  

Với tư cách là một giáo viên dạy ngữ văn, tôi đã trăn trở và thử nghiệm các biện pháp đổi mới bộ môn mình giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả thiết thực của việc dạy văn trong ngôi trường mà tôi đang công tác, đồng thời góp phần bé nhỏ vào việc khắc phục vấn đề nhức nhối của nghành giáo dục hiện nay. Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày “ Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ văn tại trường THPT Nguyễn Lương Bằng”. 

  1. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: 
  • Mục đích của giải pháp 

Một là giúp học sinh nâng cao kiến thức kỹ năng để câu từ trong đoạn văn theo đúng cấu trúc ngữ pháp. 

  Hai là giúp các em hiểu ý nghĩa câu từ trong việc sử dụng lối hành văn. 

  Ba là các em hiểu đúng ý nghĩa tự tin trong quá trình hành văn. 

  • Nội dung giải pháp: 
  1. Thực trạng việc học văn của học sinh tai Trường THPT Nguyễn Lương Bằng hiện nay 

Đối với trường THPT Nguyễn Lương Bằng, môn văn luôn được ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tạo điều kiện để học sinh và giáo viên có thể đáp ứng và hoàn thành mục tiêu dạy học. Thư viện sách văn học và sách liên quan đến bộ môn ngữ văn được nhà trường liên tục cập nhật, các học liệu phụ thuộc cho việc giảng dạy bộ môn cũng được nhà trường đầu tư mua sắm. Bản thân giáo viên Ngữ văn trong trường đều là những giáo viên có trình độ chuẩn và đạt chuẩn. Giáo viên yêu nghề, yêu học sinh, tâm huyết với bộ môn, luôn trau dồi kiến thức, tự học, tự nghiên cứu để hoàn thiện bản thân, đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy. 

Thực trạng dạy môn ngữ văn của trường THPT Nguyễn Lương Bằng hiện nay. Trường Nguyễn Lương Bằng đặt trên địa bàn xã An Thịnh, nằm ởkhu vực Đại Phú An… Đây là vùng trũng về mặt học tập của huyện Văn Yên. Mặt khác, do trường mới thành lập, chưa khẳng định được vị thế và chất lượng giáo dục nên đầu vào trường chủ yếu là những học sinh kém, trung bình, ít học sinh khá và hiếm học sinh giỏi. Điểm đầu vào của trường thường nằm trong tốp thấp các trường THPT của huyện. Thực tế tôi đã công tác và giảng dạy tại trường THPT Nguyễn LươngBằng được 17 năm, trong quá trình giảng dạy kết hợp với các biện pháp khảo sát, kiểm tra, tôi nhận thấy một thực trạng đáng buồn của học sinh Nguyễn Lương Bằng khi học môn Ngữ văn của trường như sau. 

 Khảo sát nhiều bài kiểm tra của học sinh cho thấy các em còn viết sai lỗi chính tả. Nhiều câu đơn giản các em viết cũng không đúng. Cùng với lỗi chính tả và lỗi dùng từ, đặt câu. Đoạn văn thì viết câu què, câu cụt, câu sai cấu trúc ngữ pháp, sai logic diễn đạt. Nhiều câu văn của học sinh đọc lên người đọc không hiểu nổi học sinh viết gì. Điều đó cho thấy học sinh hết sức lơ mơ về kiến thức bộ môn. Có một thức tế hiện nay rất ít học sinh biết rung động trước những tác phẩm văn chương hay. Do vậy, khi làm bài học sinh còn suy luận chủ quan, dung tục hóa văn chương. Còn một bộ phận không nhỏ học sinh làm sai kiến thức cơ bản. Tình trạng “râu ông nọ cắm căm bà kia” không phải là không phổ biến. Học sinh nhầm chi tiết của tác phẩm này với tác phẩm khác, sai tên tác giả, tác phẩm, lẫn lội nhà văn này với nhà văn khác. Một bộ phận không nhỏ học sinh còn thiếu hụt về kĩ năng sống. Tình trạng học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, bỏ học, lập gia đình, sinh con trong quá trình đang theo học ở trường phổ thông hoặc tham gia vào các tệ nạn xã hội vẫn còn. 

Bảng tổng kết đánh giá các lỗi sai của học sinh khi viết văn  năm học 2021– 2022 

Bảng 1.1: Bảng kết quả lỗi dùng từ không chính xác trong bài viết của học sinh 

Khối lớp  Tổng số bài khảo sát  Số lượng bài mắc lỗi  Tỉ lệ % 
10  100  59  59,0% 
11  100  59  59,0% 
12  100  47  47,0% 

 

Bảng 1.2: Bảng kết quả lỗi câu sai logic trong bài viết của học sinh 

Khối lớp  Tổng số bài khảo sát  Số lượng bài mắc lỗi  Tỉ lệ % 
10  100  60  60,0% 
11  100  42  42,0 % 
12  100  40  40,0% 

 

Bảng 1.3: Bảng kết quả lỗi về phong cách trong bài viết của học sinh 

Khối lớp  Tổng số bài khảo sát  Số lượng bài mắc lỗi  Tỉ lệ % 
10  100  59  59,0% 
11  100  59  59,0% 
12  100  43  43,0% 

 

 

 

Bảng 1.4: Bảng kết quả lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ của học sinh trong các bài viết 

Khối lớp  Tổng số bài khảo sát  Số lượng bài mắc lỗi  Tỉ lệ % 
10  100  42   42,0% 
11  100  40  40,0% 
12  100  39  39,0% 

 

Bảng 1.5: Bảng kết quả lỗi đặt câu thiếu vị ngữ của học sinh trong các bài 

viết 

Khối lớp  Tổng số bài khảo sát  Số lượng bài mắc lỗi  Tỉ lệ % 
10  100  37  37,0% 
11  100  35  35,0% 
12  100  31  31,0% 
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

12
Lịch
4.5/5

Quản lý
4.5/5

100.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)