SKKN Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học (CD) (W+PPT)

4.5/5

Giá:

200.000
Cấp học: Tiểu học
Môn: Khoa học
Lớp: Lớp 4
Bộ sách: Cánh diều
Lượt xem: 739
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
23
Lượt tải:

6

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học (CD) (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập
Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow
Giải pháp 3. Tổ chức cho học sinh thực hành-thí nghiệm

Mô tả sản phẩm

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ở Tiểu học, việc giúp các em có những hiểu biết về thế giới xung quanh, những hiện tượng khoa học, những vấn đề về thiên nhiên là mục tiêu quan trọng. Môn Khoa học cung cấp cho các em những kiến thức đó. Đó là môn học tích hợp những kiến thức của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phẩm chất, năng lực đạo đức của con người. Việc dạy môn Khoa học không chỉ nhằm tích lũy kiến thức đơn thuần mà còn nhằm dạy cho học sinh tập làm quen với cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học, hình thành cho học sinh những năng lực cần thiết để thích ứng với thực tế cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Theo định hướng đó của Bộ GD&ĐT, chương trình đổi mới GDPT 2018 phải phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp đặc điểm của từng lớp học, môn học. Việc chọn bộ sách Cánh diều có nhiều ví dụ minh họa sinh động, hệ thống nội dung mạch lạc là điều kiện cần để dạy tốt môn Khoa học lớp 4

Học sinh chỉ học tập đạt kết quả tốt khi yêu thích môn học đồng thời các em cũng tìm được cảm hứng từ môn học đó. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động là một việc làm không phải dễ và cũng không phải ngày một ngày hai mà làm được. Nó đòi hỏi một sự đầu tư lâu dài, một quá trình rèn luyện không ngừng của người giáo viên. Mỗi một sự cố gắng dù rất nhỏ trong nhận thức của giáo viên về đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đều là động lực tạo hứng thú học tập cho các em học sinh, góp phần nâng chất lượng dạy và học.  

Để thực hiện điều này, từ thực tế thực hiện nhiệm vụ trong nhiều năm học qua, tôi đã đúc kết được “Biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 học môn Khoa học (CD)” và trong năm học  …….., tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 

1. Cơ sở lý luận 

“Chính sự quan tâm, lòng yêu thương và sự chia sẻ của người thầy đã giúp những đứa trẻ phát huy hết khả năng của chúng” (Jonh O.Brien). Đúng vậy,  người giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên quan tâm, hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Người giáo viên tiểu học giống như một người chăm sóc cho hạt giống nảy mầm, hàng ngày hàng giờ phải theo dõi từng sự thay đổi, từng bước phát triển của hạt giống ấy sao cho chúng thành cây non khoẻ mạnh và tiếp tục trưởng thành. 

Luật Giáo dục của Nhà nước ta quy định: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Mục 2, Điều 27).

Bởi vậy, để giúp các em có kĩ năng quan sát tốt, thực hành tốt, tự tin và mạnh dạn trong các hoạt động học tập thì người giáo viên tiểu học là người đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các thầy giáo, cô giáo phải động viên, khích lệ các em thật nhiều để các em phát huy hết khả năng của mình: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học” (Ngạn ngữ Nga). 

2. Thực tiễn

Ngay từ đầu năm học khi mới nhận lớp, các em rất thụ động trong việc chuẩn bị bài ở nhà, nhút nhát khi tham gia hoạt động nhóm, nói nhỏ, thiếu tự tin trong giao tiếp và bày tỏ ý kiến riêng,… Vậy làm sao để các em có thể hoàn thành tốt các môn học về kiến thức lẫn kĩ năng sống hàng ngày của các em ? Việc dạy cho các em biết tính toán, đọc và viết là những việc làm tương đối đơn giản. Nhưng còn các phân môn học khác như Khoa học, Lịch sử, Địa lí,… thì sao ? Vì như ta đã biết, môn Khoa học là môn vừa chứa các yếu tố xã hội vừa chứa các yếu tố tự nhiên. Qua môn học này, người giáo viên không chỉ giáo dục cho các em lòng say mê Khoa học mà còn giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước. Từ những băn khoăn, trăn trở đó tôi đã mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài này. 

Đây là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện từ nhiều năm học trước. Sau đó rút kinh nghiệm, bổ sung  và  sẽ được hoàn thiện vào cuối năm học  ……… Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ hướng vào các nội dung cơ bản sau đây :

  1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập. 
  2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow.
  3. Tổ chức cho học sinh thực hành-thí nghiệm. 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC GIẢI PHÁP    

Tận dụng tiềm năng giáo dục trong trường và ngoài xã hội để đạt tới hiệu quả trong việc thực hiện giáo dục là một nhiệm vụ đặc trưng của người giáo viên trong trường phổ thông. Giải quyết tốt nhiệm vụ này cũng chính là thực hiện xã hội hoá giáo dục, một trong những giải pháp trọng yếu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Để làm tốt công tác giáo dục học sinh, nhiệm vụ đầu tiên của tôi là nghiên cứu để nắm vững tình hình học tập chung của lớp và của từng học sinh. Tạo điều kiện cho từng học sinh  thể hiện sự quan tâm của mỗi thành viên trong lớp.

Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học các môn học nhất là môn Khoa học là rất phong phú và đa dạng : Thực hành-thí nghiệm, thảo luận nhóm, sắm vai, trò chơi học tập, giải quyết tình huống có vấn đề, … Mỗi phương pháp dạy học đều có mặt tích cực và hạn chế riêng. Vì vậy người giáo viên không nên lạm dụng phương pháp nào. Cần phải cân nhắc kĩ nội dung, tính chất của mỗi bài dạy; căn cứ vào nhận thức của học sinh, năng lực sở trường của giáo viên; vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, của trường mà lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học cho hiệu quả.

Giải pháp 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đồ dùng học tập   

Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên hay đồ dùng học tập của học sinh đối với mỗi tiết học là một việc làm vô cùng quan trọng, hiệu quả tiết học đạt được ở mức độ nào là tùy thuộc vào khâu chuẩn bị rất cao. Vì vậy, giáo viên phải dành nhiều thời gian để chuẩn bị hoặc giao cho học sinh chuẩn bị.

Chẳng hạn : Để chuẩn bị cho các bài học của ngày hôm sau, tôi cho học sinh ghi vở dặn dò: Đọc và trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa; sưu tầm tư liệu, tranh ảnh hoặc dụng cụ học tập liên quan đến nội dung bài học. Đầu giờ học hôm sau, từng bàn 2 em sẽ tự kiểm tra cho nhau về sự chuẩn bị của bạn mình, sau đó báo cáo lại với tổ trưởng. Đến đầu mỗi tiết học, các tổ trưởng sẽ thông báo lại kết quả chuẩn bị của tổ mình trước lớp với giáo viên. Căn cứ vào đó, tôi sẽ ghi điểm thi đua cho các tổ, cuối tuần vào tiết sinh hoạt tập thể sẽ tuyên dương tổ nào học tập tốt, nề nếp tốt, chuẩn bị chu đáo phần dặn dò về nhà; tổ nào điểm thấp nhất sẽ phải trực vệ sinh cho tuần học kế tiếp.

Việc dặn dò chuẩn bị bài cho ngày hôm sau như tôi đã thực hiện cũng có nhiều tác dụng: thứ nhất thông qua việc đọc và trả lời các câu hỏi, các em được luyện đọc chữ; thứ hai các em có thể rèn chữ viết nếu có những nội dung các em cần ghi chép lại sau khi quan sát; thứ ba tích hợp được bộ môn Mĩ thuật trong quá trình vẽ tranh; …  

Ví dụ: Khi dạy 18 “Chế độ ăn uống” (trang 75, Khoa học 4, sách Cánh diều).

Một vài ví dụ về phần nội dung dặn dò cho các bài học : 

Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?  (sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua, …). Mục đích là giúp các em phân loại tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. Đồng thời giúp các em có dụng cụ để tham gia trò chơi học tập theo nhóm. 

Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể” (trang 72, Khoa học 4, sách Cánh diều) giúp học sinh biết các thức ăn chứa nhiều chất béo và muối ăn (Sưu tầm tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa i-ốt và vai trò của i-ốt đối với sức khỏe; Có thể vẽ tranh tuyên truyền, cổ động liên quan đến thực phẩm có chứa i-ốt). Qua việc tìm hiểu, sưu tầm các em sẽ nắm được ích lợi cũng như tác hại của i-ốt đối với sức khỏe. 

Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Thực phẩm an toàn” (trang 80, Khoa học 4, sách Cánh diều)

– Yêu cầu các em chuẩn bị theo nhóm, như : Một số rau, quả (cả loại tươi và héo úa); một số đồ hộp hoặc vỏ đồ hộp.  

🡪Mục đích giúp các em biết phân biệt được tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn, biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; biết xem hạn sử dụng các thức ăn, thức uống đóng hộp, đóng chai.

Hoặc khi dạy bài 21 “Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe” (trang 90, Khoa học 4, sách Cánh diều) (Phiếu học tập ghi lại tên thức ăn, thức uống của bản thân học sinh trong tuần qua…. Các tranh, ảnh, mô hình như : các loại rau, quả, con giống bằng nhựa hay vật thật các loại thức ăn. Để các em củng cố lại chất dinh dưỡng trong thức ăn, vai trò của chúng. Từ đó các em sẽ ghi nhớ sâu hơn về cách chọn rau, củ, quả tươi ngon.     

Khi dạy bài 1 “Tính chất và vai trò của nước” (trang 5, Khoa học 4, sách Cánh diều)

Chuẩn bị theo nhóm : 2 cốc thủy tinh giống nhau : 1 cốc đựng nước, 1 cốc đựng sữa; chai và một số vật chứa nước có hình dạng khác nhau bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa trong có thể nhìn thấy bên trong; 1 tấm kính hoặc 1 mặt phẳng không thấm nước và 1 khay đựng nước; 1 miếng vải, bông, giấy thấm, miếng mút, túi nilon…; một ít đường, muối, cát,… và thìa). Xuất phát từ cuộc sống hàng ngày, các em sẽ dự đoán và làm được thí nghiệm với những gì mình chuẩn bị được để tìm hiểu kiến thức về tính chất, hình dạng của nước. 

Bài 4 “Không khí xung quanh ta” (trang 17, Khoa học 4, sách Cánh diều)

Chuẩn bị theo nhóm : các túi nilon, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thủy tinh, chai không, 1 miếng bọt biển hoặc 1 viên gạch hay cục đất khô). Các em sẽ dùng những vật dụng này để làm thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ rỗng trong các vật. 

Bài 4 “Không khí xung quanh ta” (trang 17, Khoa học 4, sách Cánh diều)
(Chuẩn bị theo nhóm : 8-10 quả bóng với hình dạng khác nhau, chỉ hoặc thun để buộc bóng; bơm xe đạp (nếu có)) để các em chơi “Thi thổi bóng” và làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. 

Bài “Ôn tập chủ đề chất” (trang 28, Khoa học 4, sách Cánh diều) (Chuẩn bị : Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí). Các em sử dụng những gì mình chuẩn bị được để tham gia trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ?” và “Triển lãm tranh” về vai trò của nước và không khí. 

Bài 10 “Âm thanh trong cuộc sống” (trang 40, Khoa học 4, sách Cánh diều) (Chuẩn bị theo nhóm : Ống bơ (lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi; trống nhỏ, một ít giấy vụn; kéo, lược; …) để các em biết cách và thực hiện được các cách khác nhau để làm cho vật phát ra âm thanh. Làm thí nghiệm chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.  

Bài 8 “Ánh sáng trong đời sống” (trang 34, Khoa học 4, sách Cánh diều) 

Chuẩn bị theo nhóm : hộp kín (có thể dùng tờ giấy báo cuộn lại để tạo thành hộp kín); tấm kính, nhựa trong; tấm kính mờ; tấm ván;… ). Các em sẽ cùng làm thí nghiệm chứng tỏ ánh sáng truyền theo đường thẳng, chứng tỏ mắt chỉ nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó đi tới mắt và phân biệt được vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng. 

Bài 11 “Sự truyền nhiệt” (trang 44, Khoa học 4, bộ sách Cánh diều). 

Chuẩn bị chung : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, một ít nước đá.  Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, 3 chiếc ly giúp HS biết cách  đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế thật. Biết đo nhiệt độ cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan. 

Bài 12. Vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém (trang 48, Khoa học 4, bộ sách Cánh diều) 

Chuẩn bị chung : phích nước nóng, xoong, giỏ ấm, cái lót tay,….  Chuẩn bị theo nhóm : 2 chiếc cốc như nhau, muỗng kim loại, muỗng gỗ, muỗng nhựa, vài tờ giấy báo; dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế ). Sau thí nghiệm các em sẽ lí giải việc sử dụng các chất dẫn nhiệt, các chất cách nhiệt và sử dụng hợp lí  trong những trường hợp đơn giản, gần gũi. Biết được những vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.

 … 

Vâng, thật sự hiệu quả, trước đây các em chỉ tìm hiểu bài với phương pháp đàm thoại thầy hỏi-trò trả lời, kiến thức do giáo viên truyền đạt, tiết học trầm lắng, chỉ một số em phát biểu xây dựng bài học cùng giáo viên, giờ đây với sự chuẩn bị như đã dặn dò, đa số học sinh tham gia các hoạt động học tập sôi nổi hơn, tiếp nhận thông tin bài học chủ động hơn, ghi nhớ bài nhanh hơn. 

Giải pháp 2. Tổ chức hoạt động dạy học dưới dạng các trò chơi-Gameshow.   

Bên cạnh việc chuẩn bị đồ dùng dạy và học để phục vụ cho các hoạt động học tập đạt hiệu quả, thì trò chơi học tập cũng là một phương pháp dạy học nhằm tạo sự cuốn hút học sinh vào bài giảng và tiếp thu kiến thức không kém phần hiệu quả. Vậy thế nào là trò chơi học tập ? Tổ chức trò chơi khi dạy học vào lúc nào ? 

Trò chơi học tập  là trò chơi gắn với hoạt động học tập của học sinh. Để thay đổi hình thức học tập, không khí lớp học thoải mái, dễ chịu hơn, quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn, học sinh thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn, học sinh tiếp thu bài tự giác và tích cực, chủ động hơn. Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy đa số học sinh rất thích được tham gia trò chơi học tập. Vì vậy, dựa trên kiến thức mỗi bài học, tôi suy nghĩ và xây dựng nên các trò chơi, đặt tên, đặt luật chơi; phải có tính thi đua, quy định về sự thưởng, « phạt »… và ấn định thời gian cùng với phương pháp để tiến hành trò chơi đó sao cho phù hợp, đồng thời cũng dự kiến một số tình huống có thể phát sinh trong quá trình tiến hành trò chơi,… Trong môn khoa học lớp 4 có rất nhiều tiết học cần sử dụng đến phương pháp trò chơi học tập. Thường có hai dạng kiến thức để thực hiện trò chơi : chơi để khám phá, hình thành kiến thức mới và chơi để củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học. Để phương pháp này đạt hiệu quả tôi đã thực hiện các bước sau :  

Chẳng hạn : 

Bài 17 “Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể” (trang 72, Khoa học 4, bộ sách Cánh diều) Tôi sẽ tiến hành trò chơi  “Cuộc hành trình đến hành tinh khác” – Qua trò chơi này giúp học sinh củng cố những chất dinh dưỡng cần để duy trì sự sống của con người. 

*Cách tiến hành : 

Bước 1. Tổ chức

– Tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ.

– Phát cho mỗi nhóm 20 tấm phiếu hoặc HS tự vẽ, cắt hình trong họa báo để chơi. 

– Lưu ý : Nội dung 20 tấm phiếu gồm những chất dinh dưỡng « cần có » để duy trì cuộc sống và những thứ các em, « muốn có ». 

Bước 2. Hướng dẫn cách chơi và chơi

– Tôi yêu cầu mỗi nhóm chọn ra 10 thực phẩm (được vẽ trong 20 phiếu) mà các em thấy cần mang theo tới hành tinh khác. Những phiếu còn lại nộp lại cho giáo viên. 

– Tiếp tục, mỗi nhóm chọn 6 phiếu cần thiết nhất để mang theo (những phiếu loại ra lại nộp về giáo viên). 

Bước 3. Thảo luận

– Các nhóm so sánh kết quả lựa chọn của nhóm mình với các nhóm khác và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy. 

– Tôi sẽ làm trọng tài, quyết định thắng, thua và chốt kiến thức.  

– Tuyên dương đội thắng cuộc. Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng hơn ở lần sau… 

 

Bài 18 “Chế độ ăn uống” (trang 75, Khoa học 4, sách Cánh diều) 

– Trò chơi  ”Đi chợ” giúp học sinh biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn  một cách phù hợp và có lợi cho sức khỏe. 

Bước 1. Hướng dẫn cách chơi  

-Tôi cho các em chơi bán hàng. Một số em làm người bán, một số em làm người khách mua hàng. 

Bước 2. Chơi như hướng dẫn

– Từng HS tham gia chơi sẽ giới thiệu trước lớp những thức ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn cho từng bữa ăn.

– Dựa trên những hiểu biết về bữa ăn cân đối, lớp sẽ nhận xét sự lựa chọn của bạn nào phù hợp, có lợi cho sức khỏe.

– Đánh giá, tuyên dương HS hiểu bài, tham gia trò chơi tích cực.

– Động viên, khích lệ đội về sau hãy cố gắng hơn ở lần sau…

Bài 20 “Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh” (trang 83, Khoa học 4, bộ sách Cánh diều) 

– Trò chơi “Bác sĩ” giúp củng cố kiến thức đã học trong bài; đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.

Bước 1. Hướng dẫn cách chơi  

– Một bạn đóng vai bác sĩ, 1 bạn đóng vai bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. Các bạn khác theo dõi, nhận xét. 

– Thay phiên nhau tham gia đóng vai khám chữa bệnh :

+ Bệnh nhân nói về triệu chứng (dấu hiệu) của bệnh. 

+ Bác sĩ phải nói tên bệnh và cách phòng.  

Bước 2. Chơi theo nhóm – mỗi nhóm chơi theo từng cặp đôi. 

– Các nhóm cử đôi chơi tốt nhất lên trình bày trước lớp.

– Đánh giá, tuyên dương HS thể hiện được sự hiểu biết và nắm vững bài.

– Động viên, khích lệ những em chưa mạnh dạn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)