Logo Kiến Edu

SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả lớp 4 – KNTT

Giá:
200.000
Cấp học: Tiểu học
Môn: Tiếng Việt
Lớp: Lớp 4
Bộ sách: Kết nối tri thức
Lượt xem: 421
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
12
Lượt tải:
7

Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa, so sánh) nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả lớp 4 – KNTT triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
a) Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập về sử dụng biện pháp nghệ thuật
b) Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng biện pháp nghệ thuật

Mô tả sản phẩm

THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP

1. Tên báo cáo biện pháp: 

Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa) nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả lớp 4 – Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Tác giả:

– Họ và tên: ……..Nam (nữ):

– Trình độ chuyên môn:

– Chức vụ, đơn vị công tác:

– Điện thoại: ……Email: 

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn biện pháp.

Việc dạy Tiếng Việt thông qua giao tiếp, vận dụng vốn ngôn ngữ sẵn có của học sinh, tích cực hóa hoạt động của học sinh  góp phần quan trọng trong chương trình dạy học Tiếng Việt. Đặc biệt môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh.

Môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sáng tạo, sản sinh văn bản (nói và viết). Phân môn Tập làm văn góp phần hiện thực hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của đổi mới chương trình GDPT 2018 là dạy học sinh sử dụng Tiếng Việt trong đời sống và sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Tập làm văn trau dồi vốn sống, vốn văn chương, rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết thành thạo; hình thành nhân cách cho học sinh. Phân môn Tập làm văn trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là sự nối tiếp một cách tự nhiên các bài học trong môn Tiếng Việt chương trình cũ, vừa mang tính chất thực hành toàn diện, tổng hợp và sáng tạo, vừa nhằm giúp học sinh có một năng lực tạo lập văn bản. Muốn làm văn miêu tả đạt yêu cầu, hay cần phải tích lũy nhiều kiến thức, có vốn sống thực tế, phải có kỹ năng quan sát, phân tích, lựa chọn những chi tiết, đặc điểm tiêu biểu đưa vào dàn ý, vào bài văn, biết sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật nhân hoá, sử dụng từ láy, từ tượng hình, tượng thanh, …phải có kỹ năng viết liên kết đoạn văn mạch lạc. 

Nhưng trong thực tế học sinh lớp 4 còn nhiều lúng túng không biết nói và viết như thế nào để thành bài viết sinh động, có hình ảnh. Vì vậy, dạy cho học sinh biết sử dụng các từ ngữ giàu giá trị biểu cảm và biện pháp so sánh, nhân hóa là một yêu cầu quan trọng khi làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Muốn đạt được mục tiêu trên cần có giải pháp thích hợp: biện pháp cụ thể đòi hỏi một kế hoạch khoa học có định hướng. Chính vì những lí do trên đây, tôi xin trình bày: “Hướng dẫn học sinh khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật (nhân hóa) nhằm nâng cao chất lượng viết văn miêu tả lớp 4 – KNTT”  của mình.

2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

– Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp khai thác và sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn miêu tả của học sinh lớp 4

– Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học…

3. Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu các nội dung, phương pháp dạy học văn miêu tả ở lớp 4, những khó khăn và thuận lợi của giáo viên và học sinh ở trường khi dạy học kiểu bài này. Từ đó chúng tôi đưa ra những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Qua đó phát huy năng lực viết  văn của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học toàn diện ở  trường tiểu học.

PHẦN NỘI DUNG

1. Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện.

Như chúng ta đã biết, sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn thể hiện sự nhận thức chính xác, sâu sắc của người sử dụng và tăng cường sự nhận thức cho người đọc, người nghe về sự vật. Khi sử dụng hai biện pháp này giúp người đọc, người nghe hình dung ra sự tương đồng giữa các đối tượng. Nhân hoá làm cho sự vật được miêu tả sinh động, hấp dẫn, lí thú, làm các đối tượng không phải con người lại mang dấu hiệu, thuộc tính của con người, các sự vật được thổi một luồng sinh khí mới vào cuộc sống của chúng, đó là sức sống của con người. Với biện pháp này, người miêu tả có thể thể hiện được màu sắc, hình khối, âm thanh và thể hiện kín đáo  sâu sắc tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá đối với sự vật đó. Chính vì vậy, tôi giúp học sinh khai thác, sử dụng biện pháp này vào viết văn miêu tả. Trong thực tế giảng dạy, tôi đã rèn kĩ năng sử dụng và khai thác các biện pháp nghệ thuật như sau:

a) Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập về sử dụng biện pháp nghệ thuật.

Trong những tiết học thực hành Tập làm văn trên lớp, tiết học tăng cường, cùng với việc hướng dẫn làm văn, tôi kết hợp hướng dẫn làm một số dạng bài tập cụ thể là khi dạy bài “Biện pháp nhân hóa” (trang 78 tiếng Việt 4 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

*Em hãy chọn từ (trong ngoặc đơn dưới đây) điền vào chỗ chấm để có hình ảnh nhân hoá:

Kìa trên nụ hồng còn ướt đẫm sương mai, một …. bướm vàng đang rung rung đôi cánh. Hình như đã ngửi thấy mùi hương thơm của bông hoa mới nở ở cành trên. Chị vẫy nhẹ đôi cánh đậu nhẹ nhàng. Thế rồi cái lưỡi dài đã cuộn thành ống hút. Chị duỗi ống lưỡi ra, đưa đầu lưỡi nhúng vào mật ngọt hút say sưa. Chắc chị đang…“Chà! Sao mà ngọt thế!” Rồi chị vẫy nhẹ đôi cánh, chập chờn bay đi. Cái râu rung rung như muốn …. “Cảm ơn bạn hoa nhé, mật của bạn thật tuyệt!” (chị, nói, nghĩ)

*Em hãy viết các câu sau thành các câu có hình ảnh nhân hoá:

– Buổi sáng những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.

– Đôi cánh gà mẹ xoè ra che chở cho bầy con.

– Ánh nắng mai chiếu trên mái nhà và trên khoảng sân rộng.

– Trên tán lá bàng, bầy chim đang hót.

Với kiểu bài tập này học sinh có thể viết được các câu như:

– Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển giống như những cánh bướm dập dờn.

– Đôi cánh gà mẹ xoè ra như hai mái nhà che chở cho bầy con.

– Ánh nắng mai đùa vui trên mái nhà và trên khoảng sân rộng.

– Trên tán lá bàng, bầy chim đang ríu rít chuyện trò.

b) Hướng dẫn học sinh thực hành sử dụng biện pháp nghệ thuật.

Trong thực tế, khi dạy bất kì một tiết luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả nào, nếu các em nêu miệng câu văn, đoạn văn miêu tả đặc điểm từng bộ phận của sự vật đó, tôi gợi ý cho các em hình dung, tưởng tượng sự vật đó một cách cụ thể, sống động bằng cách thêm vào những hình ảnh nhân hoá.

*Bài tập viết câu

Ví dụ: : Đặt 1 – 2 câu về con vật, cây cối, đồ vật,…trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa (bài 4 trang 79 tiếng Việt 4 tập 1 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống):

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Lớp 4
Lịch sử và địa lí
4.5/5
TÀI LIỆU WORD

200.000 

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)