SKKN Bước đầu sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy môn Sinh học ở trường PTDTNT THPT tỉnh Yên Bái
- Mã tài liệu: MP0752 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 189 |
Lượt tải: | 29 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT tỉnh Yên Bái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 27 |
Tác giả: | Phạm Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | PT DTNT tỉnh Yên Bái |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Bước đầu sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy môn Sinh học ở trường PTDTNT THPT tỉnh Yên Bái” triển khai các biện pháp như sau:
Bước thứ nhất: ngay từ đầu năm học, giáo viên cần xác định các chuẩn kiến thức – kĩ năng theo chủ đề/bài, các năng lực cần được hình thành và phát triển ở HS qua học tập môn SH để có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS. Giáo viên tiến hành tìm tài liệu, xây dựng kế hoạch môn học có sử dụng TA trong giảng dạy. Thảo luận về mong muốn và phương pháp thực hiện với HS (yêu cầu sản phẩm của học sinh, chia nhóm..) và cho HS tham gia vào. Mục tiêu là có được kế hoạch dạy học hợp lí và sự đồng thuận của HS trong việc hướng dẫn HS nghiên cứu và học tập môn SH bằng TA.
Bước thứ hai: Tiến hành khảo sát năng lực TA của HS tham gia thử nghiệm. Bước này giúp GV biết được năng lực TA của HS trên cơ sở đó có thiết kế tiết dạy và sự trợ giúp HS cho phù hợp, tạo được hứng thú cho HS. Việc thiết kế giờ dạy phải tuân theo các nguyên tắc nêu trên và mối quan hệ giữa năng lực tiếng Anh của HS với việc thiết kế các hoạt động học tập cho HS. Cũng như dựa trên năng lực tiếng Anh của giáo viên mà lựa chọn dạy 100% bằng TA hay chỉ một phần nhỏ.
Bước thứ ba: Tiến hành thử nghiệm các tiết dạy bằng TA. Qua mỗi bài có rút kinh nghiệm và đưa ra giải pháp để hoàn thiện bài sau tốt hơn.
Mô tả sản phẩm
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
- Tình trạng các giải pháp đã biết
1.1. Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp
Nghị quyết số 29, Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chỉ rõ quan điểm chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành được chỉ rõ. Thực hiện Nghị quyết, bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất chú trọng, quan tâm chỉ đạo và triển khai công tác đổi mới giáo dục, trong đó có phát triển năng lực ngoại ngữ cho HS. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục theo thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT và chỉ đạo đổi mới trong công tác giảng dạy theo hướng phát triển năng lực người học. Góp phần cùng môn ngoại ngữ giúp HS hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ để sử dụng một cách tự tin, hiệu quả, phục vụ cho học tập và giao tiếp, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong sự nghiệp công ghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Phát triển năng lực tự học, tự hoàn thiện.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Ngành về yêu cầu đổi mới, sáng kiến “Giải pháp bước đầu sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú- Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái” được tác giả kế thừa có chọn lọc, rút kinh nghiệm và điều chỉnh từ những biện pháp, kinh nghiệm đã được cải tiến, áp dụng trong giảng dạy môn SH bằng TA từ những năm học trước. Qua đó vận dụng, cập nhật linh hoạt với yêu cầu đổi mới giáo dục ở cấp THPT theo hướng dẫn mới của Bộ GD&ĐT.
Trong những năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã liên tục đưa ra yêu cầu và hướng dẫn đổi mới trong giáo dục phổ thông (GDPT), trong đó một mục tiêu quan trọng là giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống. Một số năng lực cần đạt là hình thành và phát triển cho HS (1) lòng yêu nước, tinh thần nhân ái, đức tính chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; (2) năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; (3) Góp phần phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho HS.
Để cập nhật với thay đổi nói trên, bản thân tác giả cũng đã mạnh dạn sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy sinh học để thông qua đó tạo hứng thú học tập môn SH và phát triển năng lực toàn diện cho HS. Vì việc học TA trong trường học THPT mới chỉ hạn chế trong giờ học ngoại ngữ nên ít có cơ hội cho HS thực hành trong sử dụng ngôn ngữ TA thường xuyên. Thêm vào đó, SH là môn khoa học tự nhiên đã và đang có rất nhiều thành tựu đạt được của thế giới được thông tin đến người đọc qua các tài liệu TA. Vì vậy, từng bước giúp HS nâng cao năng lực sử dụng TA và đặc biệt là TA khoa học dùng trong môn SH là một giải pháp giúp tạo hứng thú với môn học và giúp HS nâng cao khả năng tìm tòi nghiên cứu, tận dụng tốt cơ hội và có khả năng tư duy khoa học bằng TA. Việc làm này là bước đầu chuẩn bị cho HS có thể học tập trong các môi trường học tập tiên tiến, đồng thời là một yêu cầu cấp thiết của giáo dục Việt nam hiện nay.
Khi giảng dạy môn SH bằng TA để đáp ứng mục tiêu môn học đã đề ra theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 đã ban hành chương trình GDPT mới cùng với yêu cầu phát triển năng lực cho người học đáp ứng với sự thay đổi của thế giới sẽ tạo ra nhiều khó khăn, lúng túng, áp lực cho cả thầy và trò các trường miền núi của tỉnh Yên Bái trong công tác giảng dạy, học tập tiếp cận với sự đổi mới theo định hướng dạy học mới. Những khó khăn đó là:
- Mặc dù sử dụng TA trong giảng dạy nhưng vẫn cần đạt các yêu cầu đề ra của môn học. Cần giúp HS nắm chắc kiến thức từ đó vận dụng được kiến thức SH và kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn ngày càng sâu và rộng như bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững…
- Thông qua giảng dạy bộ môn cần giúp HS hình thành và phát triển được năng lực tự học, tự nghiên cứu, năng lực TA.
- Trong khoảng lượng thời gian giành cho môn học còn ít và không thay đổi nhiều mà cần phải giúp HS phát triển toàn diện các năng lực, đặc biệt là năng lực sử dụng TA.
- Đa số HS còn coi môn SH là môn phụ không có ứng dụng nhiều nên sự quan tâm, dành thời gian và trí lực cho môn SH còn chưa xứng với tầm quan trọng của môn học.
- Nhiều HS còn có tâm lý sợ TA. Tâm lí lo sợ xuất phát từ thành tích môn học tập môn TA còn thấp. Do đó, các em còn e dè trong việc học tập môn SH bằng TA.
- Giáo viên còn lúng túng trong thiết kế giờ dạy và vận dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học để khuyến khích, động viên và lôi kéo sự tham gia của HS cũng như cho HS thấy được vị trí của kiến thức SH với cuộc sống và vượt qua các trở ngại trong học tập TA để tự tin tham gia tiết học.
Để nhằm khắc phục những khó khăn nói trên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn SH và nâng cao năng lực TA cho học sinh trường PTDTNT-THPT tỉnh Yên Bái, tác giả đã triển khai, thực hiện sáng kiến “Giải pháp bước đầu sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy bộ môn Sinh học ở trường Phổ thông Dân tộc Nội trú – Trung học phổ thông tỉnh Yên Bái”
Việc cải tiến này về cơ bản là cập nhật và đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục như tiếp cận kịp thời với xu hướng đổi mới chương trình GDPT trong giai đoạn tiếp theo; bên cạnh đó cũng có tính khả thi đối với thực tiễn về đội ngũ, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và đối tượng HS ở đơn vị.
Với mong muốn tiếp cận linh hoạt và đáp ứng kịp thời những điều chỉnh trong công tác giảng dạy những năm tới, tác giả mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và được trao đổi về giải pháp dạy môn SH bằng TA, nâng cao năng lực sử dụng TA cho HS, tạo động cơ học tập tích cực môn SH, tiếp cận chương trình giáo dục THPT mới nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của đơn vị nói riêng cũng như các trường THPT tỉnh Yên Bái trong những năm học tiếp theo.
1.2. Những đóng góp của sáng kiến để góp phần nâng cao năng lực tiếng Anh và tạo động cơ học tập cho học sinh.
- Hệ thống hóa cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận và thực tiễn về việc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực theo định hướng của Bộ GD&ĐT.
- Sáng kiến đưa ra những biện pháp dạy học môn SH bằng TA đã áp dụng có hiệu quả có sự so sánh, rút kinh nghiệm, điều chỉnh trong quá trình giảng dạy sinh học tại trường PTDTNT-THPT từ năm học 2020 – 2021 đến học kì I năm học 20212022 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2021-2022 với tinh thần cập nhật, đổi mới giáo dục theo yêu cầu của ngành.
- Đề tài đã làm rõ được mục đích, yêu cầu đặt ra trên cơ sở pháp lý, tính thực tiễn, thực trạng công tác giảng dạy môn SH ở trường PTDTNT-THPT Tỉnh. Từ đó thấy được điểm mạnh, những hạn chế để đưa ra và thực hiện các biện pháp cải tiến dạy học môn SH bằng TA để tạo động cơ học tập đúng đắn cho HS, phù hợp với đối tượng HS, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Thông qua đó tạo hứng thú học tập cho HS, phát triển năng lực toàn diện cho HS, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giảm bớt áp lực cho GV và HS đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDPT.
- Tính hiệu quả của sáng kiến đã được minh chứng qua chất lượng giáo dục của bộ môn sinh học và bộ môn tiếng Anh, đánh giá của HS (được trình bày trong mục 4 của Báo cáo).
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích của giải pháp
Giải pháp tập trung làm rõ những nhận thức về dạy học môn SH bằng TA cho HS và trình bày một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình cải tiến phương pháp sử dụng TA trong dạy học SH từ đó khơi nguồn hứng thú, thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho HS, với mong muốn được chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân, đồng thời được trao đổi với đồng nghiệp về cải tiến phương pháp sử dụng TA trong dạy học SH để thông qua đó xây dựng động cơ học tập tích cực cho HS đối với môn SH, môn TA và hoạt động học tập. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.
2.2. Nội dung giải pháp
2.2.1. Những điểm khác biệt, tính mới của sáng kiến so với sáng kiến đã, đang được áp dụng
Đề tài đưa ra một số giải pháp mới mang tính hệ thống, tổng hợp, cập nhật yêu cầu đổi mới linh hoạt hơn, sử dụng TA trong giảng dạy SH gắn với phát triển năng lực HS, mà các giải pháp trước đã có đề cập nhưng mới chỉ chung chung, ở những vấn đề riêng lẻ theo từng chủ đề (về vai trò của TA với môn học, cách sử dụng TA trong dạy học chủ đề SH, …). Trong đề tài này, tác giả đưa ra các giải pháp hệ thống tổng hợp nhằm kết hợp linh hoạt, chặt chẽ giữa tổ chức dạy – học với việc hướng dẫn tự học và vận dụng thực tiễn đáp ứng yếu cầu đổi mới. Đòi hỏi GV cần quan tâm nghiên cứu, trao đổi và vận dụng cho phù hợp với thực tiễn của đơn vị, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới về giáo dục THPT trong thời gian tới.
Thứ nhất, GV cần tiếp tục nghiên cứu tổng hợp và vận dụng một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến thực tiễn khách quan về sử dụng TA trong dạy học môn SH theo hướng phát triển năng lực HS nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Xác định rõ yêu cầu giảng dạy chuyển từ sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt sang tiếng Anh, chuyển từ phương pháp GV là trung tâm sang phương pháp GV tổ chức, hướng dẫn HS phát huy năng lực bản thân theo yêu cầu chuẩn về kiến thức, kĩ năng của cấp học, môn học đã xây dựng.
Thứ hai, điều chỉnh PPDH theo hướng phát triển năng lực môn sinh học, năng lực tin học và năng lực ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đề ra.
Thứ ba, GV cần phải cập nhật thường xuyên nghiên cứu, phân tích kỹ các giải pháp và cách thức để khích lệ và tạo động lực học tập cho HS và giúp HS vượt qua trở ngại tâm lý về năng lực ngôn ngữ TA. Từ đó, giúp HS tự tin vận dụng TA trong nghiên cứu môn học.
2.2.2. Nguyên tắc, cách thức thực hiện và các bước thực hiện các giải pháp
2.2.2.1. Một số các nguyên tắc cần tuân thủ khi dạy học môn sinh học bằng tiếng Anh
Một là, GV cần vượt qua rào cản ngôn ngữ của chính bản thân mình, coi việc giúp HS nghiên cứu môn SH bằng TA cũng chính là tạo động lực và cơ hội cho bản thân GV rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ của mình.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]