SKKN Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12
- Mã tài liệu: MP0287 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 419 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 75 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cát Ngạn |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12″triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.2.1. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức sưu tầm, sử dụng các tư liệu Ngữ văn
2.2.2. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức thuyết trình, đóng vai.
2.2.2.1. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức thuyết trình
2.2.2.2. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức đóng vai
2.2.3. Tổ chức hoạt động khởi động bằng hình thức thảo luận hợp tác nhóm
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động Khởi động có ý nghĩa quan trọng với thành công của tiết học. Nó sẽ tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú với học sinh ngay từ giây phút đầu tiên. Nó giúp học sinh ôn tập củng cố lại nội dung của bài cũ và là sự chuẩn bị cho bài học mới thông qua việc thực hiện những nhiệm vụ được giáo viên giao trước. Đồng thời, hoạt động Khởi động góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Chính vì vậy, việc tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo để tổ chức các hoạt động Khởi động là điều rất cần thiết trong mỗi tiết học.
Để góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn, tạo nên sự hứng thú cho học sinh, tôi mạnh dạn làm đề tài sáng kiến “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)”. Với hi vọng chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp, áp dụng vào thực tiễn góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
2. Mục đích nghiên cứu
- Vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động nhằm nâng cao hiệu quả bài học.
- Tạo sự hứng thú và yêu thích môn học, phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THPT.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Sử dụng các hình thức tổ chức hoạt động khởi động để phát triển phẩm chất, năng lực học sinh qua các tác phẩm văn xuôi hiện đại 1945-1975.
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu tài liệu, các công văn hướng dẫn về phương pháp dạy học ngữ văn, sách giáo khoa phổ thông, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo …
- Khảo sát ý kiến của giáo viên, của học sinh về việc triển khai các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động. Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi ý kiến với giáo viên, xây dựng phiếu chấm, phiếu học tập, phiếu điều tra thực trạng.
- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận, chứng minh tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn: giúp tác giả có thêm thông tin, tìm hiểu thêm tác động của các yếu tố trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện đề tài.
- Tính mới của đề tài.
Đề tài “Các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong dạy học Ngữ văn phần Văn xuôi hiện đại Việt Nam 1945-1975” (Ngữ văn 12)” với mục đích tăng tính hiệu quả và hấp dẫn của môn Ngữ văn đối với người học. Tính mới của đề tài được thể hiện ở chỗ thay đổi quan điểm Tổ chức hoạt động khởi động trước đây chỉ sử dụng hình thức nêu vấn đề dưới dạng các câu hỏi tự luận hoặc sử dụng một vài hình ảnh liên quan để dẫn vào bài. Việc lặp đi lặp lại hình thức Tổ chức hoạt động Khởi động như thế tạo nên cảm giác nhàm chán cho người học.
Với đề tài này, tôi đưa ra các hình thức Tổ chức hoạt động khởi động linh hoạt hơn, khơi dậy tính tự học, niềm đam mê, tính hợp tác và khả năng sáng tạo của học sinh nhiều hơn. Đồng thời, thông qua các hình thức tổ chức hoạt động Khởi động, hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS, để từng bước giúp HS yêu thích môn Ngữ văn và thấy được đây là một môn học hấp dẫn. Cũng từ đó, giúp cho người dạy có định hướng, cách nhìn mới phù hợp với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục hiện nay.
6. Kế hoạch nghiên cứu
Bảng tiến độ thực hiện công việc:
STT | Thời gian | Nội dung công việc | Sản phẩm |
1 | 15/9/2022 đến
15/10/2022 |
– Chọn đề tài, đăng ký đề tài.
-Xây dựng đề cương. |
– Bản đề cương . |
2 | 15/10/2022 đến
15/11/2022 |
|
|
3 | 15/11/2022 đến
15/12/2022 |
Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm qua đồng nghiệp, đề xuất biện pháp
|
|
4 | 15/12/2022 đến
15/2/2023 |
Áp dụng thử nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn. | Tiến hành thể nghiệm theo kế hoạch dạy học của các trường THPT. |
4 | 15/2/2023đến
28/2/2023 |
Viết Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản nháp Sáng kiến kinh nghiệm |
5 | 1/3/2023 đến
20/3/2023 |
Hoàn thiện Sáng kiến kinh nghiệm | – Bản Sáng kiến kinh nghiệm chính thức |
PHẦN II. NỘI DUNG
- CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò hoạt động khởi động trong dạy học Ngữ văn
Hoạt động Khởi động bài học là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, hiểu biết,… của bản thân liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động này thường chỉ chiếm ít phút đầu giờ nhưng lại có ý nghĩa hết sức quan trọng: tạo tâm thế học tập cho HS nhập cuộc, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với các hoạt động sau của bài mới,… Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, học sinh rất cần sự đam mê, hứng thú trong học tập, có như thế các em mới khám phá được những giá trị của tác phẩm văn học và những thông điệp mà nhà văn gửi gắm.
Hoạt động Khởi động thường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm, từ đó hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hoạt động Khởi động còn giúp hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS, như: phẩm chất yêu nước, cần cù, nhân ái; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ,..Hoạt động khởi động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nội dung bài học, sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh, các điều kiện về cơ sở vật chất phòng lớp học,…
1.1.2. Quan điểm về phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học Ngữ văn
Chương trình GDPT 2018 đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh phổ thông. Những phẩm chất được hình thành trong dạy học môn
Ngữ văn: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Riêng về năng lực, ngoài những năng lực chung, chương trình nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực thẩm mĩ”. Năng lực thẩm mĩ là năng lực khám phá cái đẹp trong văn chương và trong tiếng Việt để thưởng thức chúng; còn năng lực ngôn ngữ là năng lực làm chủ tiếng Việt, biết sử dụng tiếng Việt một cách thuần thục để tạo lập văn bản giúp cho việc diễn đạt, giao tiếp hiệu quả. Hai năng lực này không tách rời nhau, mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển… Ngữ văn không chỉ là môn học thực hành bình thường mang ý nghĩa tự thân mà nó còn có thêm yêu cầu hỗ trợ cho các môn khác trong việc diễn đạt để trở thành môn công cụ. Đây là môn học có nhiều khả năng và ưu thế nhất trong việc hình thành và phát triển hai năng lực này của người học.
Ở môn Ngữ văn, năng lực thẩm mĩ gồm hai năng lực nối tiếp nhau trong quá trình tiếp xúc với vẻ đẹp của tác phẩm văn chương và tiếng Việt: năng lực khám phá Cái Đẹp và năng lực thưởng thức Cái Đẹp. Năng lực khám phá Cái Đẹp lại gồm năng lực phát hiện Cái Đẹp và những rung động thẩm mĩ. Cái Đẹp nghệ thuật thường không bộc lộ ngay, mà nhiều khi lại được ẩn giấu trong hình tượng bằng lời, tác phẩm văn chương lại thường có tính đa nghĩa và tính mơ hồ, nên phải có con mắt tinh tường trên cơ sở những rung động thẩm mĩ mạnh mẽ thì mới phát hiện được. Còn năng lực thưởng thức Cái Đẹp chính là năng lực cảm thụ Cái Đẹp và đánh giá Cái Đẹp ấy. Khi đó, người đọc sẽ sống cùng tác phẩm văn chương và chuyển hóa Cái Đẹp của tác phẩm thành Cái Đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh thần của mình. Đó là quá trình “đồng sáng tạo” cùng tác giả để tạo ra những “dị bản” trong lòng người đọc. Và từ Cái Đẹp của nghệ thuật mà họ nhận ra Cái Đẹp trong cuộc sống của con người: đây chính là sự đánh giá Cái Đẹp đúng đắn nhất, và sự đánh giá này là điều không thể thiếu trong năng lực thẩm mĩ của người học để họ chiếm lĩnh được Cái Đẹp ấy. Như vậy, trong năng lực thẩm mĩ có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trình người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt. Phát triển năng lực thẩm mĩ ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua các khâu phát hiện Cái Đẹp, cảm thụ Cái Đẹp, đánh giá Cái Đẹp,…
“Năng lực văn học”- một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ “là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mỹ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học”. Như vậy, năng lực văn học gồm hai phương diện: tiếp nhận và tạo lập văn bản theo đặc trưng của từng thể loại.
Năng lực ngôn ngữ của học sinh trung học gồm ba năng lực chủ yếu sau đây: năng lực làm chủ ngôn ngữ (tiếng Việt); năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để giao tiếp; năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt. Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ học sinh trong nhà trường. Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người,…) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo,…).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]