SKKN Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử – Phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5
- Mã tài liệu: BM0215 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1763 |
Lượt tải: | 67 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thiệu Viên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 20 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Mai Anh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Thiệu Viên |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử – Phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tổ chức tìm hiểu về lịch sử cách mạng địa phương, tham quan di tích lịch sử và tìm hiểu các hoạt dộng văn hóa ở địa phương
2. Định hướng cho giáo viên thực hành soạn giảng
3. Phối hợp với đoàn đội tổ chức hoạt động NGLL lồng ghép nội dung lịch sử địa phương
4. Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở địa phương, tham quan tìm hiểu Lịch sử địa phương
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong chương trình dạy học ở tiểu học, Lịch sử là phân môn giữ vị trí quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh những biểu tượng sinh động về những sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và nhân vật tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó mà khơi dậy và bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và biết trân trọng những di sản lịch sử, di sản văn hoá mà các thế hệ cha ông đã để lại. Đồng thời hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. (1)
Dạy và học phân môn Lịch sử còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng như: “Quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và tư duy, sáng tạo”. (1)
Đặc biệt, chương trình dạy học Lịch sử lớp 4,5 Trường tiểu học có 3 tiết học dành cho nội dung: “Tìm hiểu về Lịch sử địa phương”. Đây là nội dung để các thầy cô giáo tổ chức các hình thức dạy học, tạo điều kiện để các em gần gũi, tiếp xúc với những con người, những sự vật, sự việc xung quanh các em. Những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ngay trên quê hương các em chính là những minh chứng cụ thể, những bài học cụ thể có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với các em.
Trong khi đó, hoạt động dạy học phân môn Lịch sử nói chung, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương nói riêng ở các nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giáo viên còn chưa coi trọng nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương, chưa coi trọng dạy học bộ môn Lịch sử. Điều đó dẫn đến thực tế là chất lượng bộ môn thấp, trong tư duy của học sinh những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu còn quá ít ỏi. Ngay cả những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử ở ngay chính quê hương mình, học sinh cũng biết rất lơ mơ thậm chí có em không biết.
Xuất phát từ những lý do trên, trong những năm học trước công tác tại Trường tiểu học Thiệu Trung, tôi đã nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử – phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5 trường Tiểu học Thiệu Trung” và đã thu được kết quả rất tốt.
Năm học ………, tôi nhận công tác tại Trường tiểu học Thiệu Viên. Tại đây, tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng về hoạt động dạy học phân môn Lịch sử – phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và ứng dụng vào công tác chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Lịch sử là cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử – phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5 Trường tiểu học Thiệu Viên và đã thu được những kết quả khả quan.
Trong “Tìm hiểu lịch sử địa phương ” ở đề tài này thì nội dung tập trung tìm hiểu nhiều hơn về truyền thống cách mạng của Thiệu Viên, di tích lịch sử tại Thiệu Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động văn hoá, lễ hội hằng năm của nhân dân địa phương trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay.
Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng và thực nghiệm các biện pháp chỉ đạo, bản thân hy vọng bài học kinh nghiệm của mình góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu môn học, mục tiêu cấp học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là :
– Xác định thực trạng công tác dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học Thiệu Viên.
– Xây dựng và tổ chức thực nghiệm công tác
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử – phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5 Trường tiểu học Thiệu Viên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu vận dụng của đề tài
– Thu nhập tư liệu, thông tin về lịch sử địa phương.
– Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng.
– Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh để xác định kết quả công tác dạy – học của giáo viên và học sinh.
– Thống kê, phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận :
Dạy học Lịch sử nói chung, Lịch sử địa phương nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Nó là hình ảnh thiết thực trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho các em học sinh.
Lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời của lịch sử dân tộc, là bộ phận góp phần không nhỏ trong việc cụ thể hoá, chính xác hoá và làm phong phú bức tranh sinh động của lịch sử dân tộc.
Dạy học Lịch sử địa phương trong nhà trường tiểu học là chiếc cầu nối giữa nhà trường, học sinh với đời sống xã hội, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Các nhà lý luận dạy học lịch sử đã khẳng định: Dạy học Lịch sử địa phương là bộ phận quan trọng của việc cụ thể hoá những kiến thức chung về lịch sử dân tộc, làm cho học sinh dễ dàng lĩnh hội được kiến thức khoa học, tạo được những biểu tượng rõ ràng, hình ảnh rõ ràng, giúp cho học sinh “Trực quan sinh động” quá khứ lịch sử dân tộc. Nó làm cho quá khứ xích lại với nhận thức của học sinh, biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực ngày nay, gắn các em vào đời sống xã hội. Hơn nữa, nó còn có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh làm cho các em luôn tự hào, yêu mến và có trách nhiệm với quê hương đất nước. (1)
Thông qua việc tiếp xúc với những tài liệu lịch sử, hiện vật lịch sử, những biểu tượng, nhân vật lịch sử của địa phương các em được trang bị thêm kiến thức về cuộc sống lao động và truyền thống địa phương, biết kính trọng nhân dân lao động. Từ đó biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương mình.
Dạy học tốt Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng góp phần thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc giảng dạy, học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thật, học sinh ngay từ lúc đi học đã sống thật với xung quanh”. (1)
“Tìm hiểu lịch sử địa phương ” với nội dung tìm hiểu về truyền thống cách mạng của Thiệu Viên, di tích lịch sử tại Thiệu Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động văn hoá, lễ hội hằng năm của nhân dân Thiệu Viên trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay là một nội dung thực sự làm cho “việc giảng dạy, học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thật”
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]