SKKN Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp học sinh tiểu học tham gia tốt hoạt động NGLL
- Mã tài liệu: BM0266 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1654 |
Lượt tải: | 22 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | TH Nguyễn Thị Minh Khai |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp học sinh tiểu học tham gia tốt hoạt động NGLL“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định vai trò của người chỉ đạo công tác HĐNGLL
2. Hướng dẫn GVCN lớp làm tốt công tác chuẩn bị cho các hoạt động
3. Công tác phối hợp của GVCN
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mục tiêu: Hình thành – Phát triển – Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức đúng chuẩn mực và kỹ năng sống cho học sinh. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường tăng cường công tác nắm bắt tình hình đạo đức trong học sinh, chủ động phát hiện, phối hợp xử lý các vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh chính trị xảy ra trong trong đơn vị; tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục, thể thao ; nâng cao công tác quản lý, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu về vị trí, vai trò trong công tác giảng dạy, học tập và giáo dục toàn diện trong trường học.
Trong thực tế, một số giáo viên chủ nhiệm tuy nhiệt tình với học sinh nhưng chưa có biện pháp và kinh nghiệm để giúp học sinh tham gia tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp (sau đây viết tắt là HĐNGLL) và một số cán bộ quản lí (CBQL) chưa chỉ đạo sâu sát cũng như chưa hướng dẫn cho giáo viên chủ nhiệm biện pháp để giúp đỡ học sinh tham gia tốt HĐNGLL. Bên cạnh đó một số giáo viên chỉ coi trọng việc giảng dạy bộ môn của mình, không chú trọng đến công tác HĐNGLL của học sinh. Một số giáo viên khác quá buông lỏng công tác HĐNGLL, phó mặc cho CBQL,Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên Đội. Chính vì vậy mà học sinh tham gia hoạt động mờ nhạt, không thích thú dẫn đến đi học chưa chuyên cần, đạo đức của một số học sinh chưa tốt, bạo lực học đường, nói tục chửi thề đôi lúc vẫn diễn ra.
Người quản lý chỉ đạo, hướng dẫn công tác chủ nhiệm cho giáo viên như thế nào? Đồng thời giáo viên chủ nhiệm đã thể hiện tốt vai trò của mình trong công tác giúp học sinh tham gia tốt HĐNGLL hay chưa, từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân từ công tác quản lý và tham khảo ý kiến của một số giáo viên chủ nhiệm lớp có kinh nghiệm để cùng trao đổi , đúc rút, nhằm mục đích giúp cho giáo viên còn yếu kém và giáo viên mới làm công tác chủ nhiệm lớp áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nhằm mục tiêu hướng dẫn cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp nhằm giúp học sinh tham gia tốt hoạt động NGLL
Giúp cho giáo viên chủ nhiệm nắm được các biện pháp tổ chức tốt HĐNGLL, góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối tượng nghiên cứu
Công tác chủ nhiệm lớp và chất lượng hoạt động ngoài giờ lên lớp.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác chỉ đạo của Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động NGLL và những giải pháp chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp năm học … ở trường Tiểu học …
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập những thông tin từ công tác quản lý, từ lớp tập huấn công tác chủ nhiêm lớp, các bài tham luận trên Internet, tham khảo ý kiến giáo viên chủ nhiệm, từ giáo viên Tổng phụ trách Đội và học sinh.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động sinh hoạt tập thể của học sinh.
- Phương pháp điều tra: Trò chuyện, trao đổi với các CBQL, các giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của ngành, của nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn, các bài tham luận trên Internet.
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp.
- PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Căn cứ vào vai trò, chức năng và quyền hạn của giáo viên được quy định tại Điều lệ trường tiểu học:
+ Thay mặt Hiệu trưởng, Hội đồng nhà trường và cha mẹ học sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
+ Là người cố vấn cho công tác Đội và công tác Sao nhi đồng.
+ Là nhân vật trung tâm để hình thành phát triển nhân cách học sinh.
+ Là cầu nối giữa gia đình và nhà trường.
Bởi vậy mà người giáo viên chủ nhiệm lớp rất cần đến nghệ thuật dẫn dắt học sinh đi vào thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Giúp học sinh nhận thức, giải thích hiện tượng thế giới xung quanh và giúp các em tham gia tích cực các HĐNGLL để rèn kĩ năng sống từ đó các em trở thành con người hoàn thiện về mọi mặt.
Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải chịu áp lực từ nhiều phía: Lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh, xã hội và học sinh. Vì vậy muốn học sinh tham gia tốt các hoạt động NGLL đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp phù hợp, những phương pháp đó không được rập khuôn, cứng nhắc.
- Thực trạng vấn đề nghiên cứu
– Những thuận lợi
+ Công tác chủ nhiệm lớp qua hoạt động NGLL đã được ngành và nhà trường tập huấn, nhiều giáo viên có kinh nghiệm, 100% giáo viên trình độ chuyên môn trên chuẩn.
+ Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi tiểu học đang hình thành nhân cách, hay làm theo, nói theo những việc làm lời nói của người lớn nên giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của lớp, nhà trường đề ra.
+ Các cấp ủy đảng chính quyền địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của đa số cha mẹ học sinh. Phong trào nhà trường có truyền thống hoạt động sôi nỗi.
– Những khó khăn
+ Điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh sống và học tập của từng học sinh khác nhau. Ở địa phương còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội nên một số em học đòi các thanh niên hư hỏng, nói tục – chửi thề, chơi game, …Trong khi đó, sự hiểu biết của các em còn hạn chế mà tiếp xúc với các tệ nạn xã hội thi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, đạo đức, văn hoá của học sinh.
+ Một số giáo viên và cán bộ phụ trách công tác HĐNGLL chỉ đạo chưa sâu, động viên khen thưởng chưa xứng đáng cho giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, chưa mạnh dạn phê bình, khiển trách các giáo viên chưa làm tốt công tác chủ nhiệm, đồng thời chưa hướng dẫn cụ thể cho các giáo viên yếu kém công tác chủ nhiệm lớp và công tác tổ chức HĐNGLL.
– Nguyên nhân và các yếu tố tác động
Có được những thuận lợi trên là nhờ: Giáo viên tích cực học tập và ngâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đa số gia đình kinh tế thuận lợi, quan tâm và chăm sóc con em chu đáo. Học sinh ham học, ưa thích tham gia các hoạt động. Trường đóng trên địa bàn trung tâm, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Phòng GD&ĐT.
Đa số gia đình học sinh được bố mẹ nương chiều nên các em rất yếu về kĩ năng sống: Việc quét sân quét nhà, trồng và chăm sóc cây cối, công trình măng non rất vụng về, tham gia một số hoạt động của lớp chưa biết bắt đầu từ đâu, rất bỡ ngỡ…ngoài ra một số gia đình bố mẹ đi làm xa, làm nông, chăn nuôi…nên còn tập trung nhiều với công việc, chưa chú trọng việc giáo dục con em,…Một số giáo viên còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, chỉ tập trung dạy văn hoá, chưa thật sự quan tâm và còn xem nhẹ công tác HĐNGLL của học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]