SKKN Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối lớp 5 VNEN
- Mã tài liệu: BM0270 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | Tiểu học |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 581 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 26 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Vân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối lớp 5 VNEN” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua một số bài học cụ thể
1.1. Xác định tên bài và mức độ tích hợp trong từng bài
1.2. Xây dựng các hình thức lồng ghép
2. Chỉ dạo lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt tập thể, các hoạt đông ngoài giờ lên lớp.
2.1. Xây dựng góc môi trường
2.2. Tổ chức biểu diễn tuyên truyền về môi trường trong hoạt động Ngoài giờ lên lớp
2.3. Lập sổ theo dõi
2.4. Xây dựng góc sinh giới
2.5. Xây dựng kế hoạch tham quan, dã ngoại
3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lồng ghép
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như lời Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”, có nghĩa là vì lợi ích lâu dài, chúng ta cần phải tập trung vào con người. Muốn thay đổi được nhận thức sâu sắc về hành vi, cách xử sự sai trái của con người đối với một vấn đề nào đó thì điều quan trọng là thời gian. Bởi quá trình phát triển, hình thành nên nhân cách của con người từ khi còn nhỏ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức khi trưởng thành. Vì vậy, giáo dục có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống con người, nhất là ở tuổi Tiểu học. Đặc biệt là trẻ 6 – 11 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy, về ngôn ngữ, về tình cảm… Có biết bao điều mới lạ, hấp dẫn, trẻ tò mò muốn biết, muốn được khám phá, cho nên giáo dục Tiểu học đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ.
Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu.
Ở nước ta Bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Luật Bảo vệ môi trường của Quốc hội số 55/2014/QH13 ra ngày 25 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội, Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Bộ chính trị về tăng cường công tác Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường giáo dục Bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ năm 2010 là giáo dục môi trường cho bậc tiểu học bằng nhiều hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp.
Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn coi trọng việc lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường vào các tiết học, các môn học phù hợp và lồng ghép các hoạt động Bảo vệ môi trường trong các hoạt động Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…
Vậy môi trường là gì? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau rằng “ Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn tại và phát triển. Tổng hoá của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội loài người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng sự phát triển kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng, học sinh chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ăn kẹo sinh gum trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường,… Đó cũng chính là những trăn trở của người làm giáo dục. Phải làm thế nào? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người có tài đồng thời và có đức? Chính vì thế đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội.
Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động ở ngoài thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người nên học sinh một phần nào cũng am hiểu hơn. Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của một số học sinh còn yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các bậc học và chưa có môn học riêng về môi trường, có chỉ là sự cập nhật, lồng ghép vào trong các môn như tiếng Việt, Khoa học, Địa lý, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…… Nên mức độ tiếp thu của học sinh còn hạn chế.
Vì vậy trong việc chỉ đạo giảng dạy ngoài việc giáo viên truyền thụ kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức Bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau. Học sinh là những chủ nhân trương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc Bảo vệ môi trường. Trong các năm học qua, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc Bảo vệ môi trường và lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy. Tôi nhận thấy được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục tham mưu với nhà trường chỉ đạo áp dụng phương pháp này vào trong năm học …………và trong những năm tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để Bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối 5 VNEN.
- Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài
Đối với các môn tiếng Việt, Khoa học, Địa lí… Trong trường tiểu học tôi luôn chỉ đạo lồng ghép những kiến thức cơ bản về môi trường như: vai trò của môi trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm của môi trường nói chung và sự ô nhiễm của môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, môi trường tiếng ồn, môi trường sinh vật nói riêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó. Cho nên trong quá trình chỉ đạo giảng dạy tôi luôn hướng giáo viên vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừa tiếp thu tri thức vừa hiểu biết những vấn đề về môi trường của quê hương, đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước và trở thành người công dân có ích cho xã hội sau này.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công tác chỉ đạo lồng ghép giáo dục môi trường vào giảng dạy ở khối 5 VNEN.
- Phạm vi nghiên cứu
Học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
- Phương pháp nghiên cứu
- a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
– Phương pháp phân tích – Tổng hợp tài liệu.
– Phương pháp khái quát hóa nhận định độc lập.
- b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiển.
– Phương pháp điều tra.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
– Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
– Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Trong chương trình Tiểu học, vấn đề giáo dục môi trường đã được đề cập đến, có môn đã dành hẳn một chương nói về môi trường như môn Khoa học hoặc có bài đề cập đến môi trường như: Tiếng Việt Bài 11A trang 9, Bài 13C tập 1B trang 54.
Một số bài có một phần nội dung liên quan đến môi trường nhưng SGK chưa yêu cầu đi sâu khai thác. Ví dụ bài “ Khí hậu và Sông ngòi” môn Khoa học Bài 3 tập 1 trang 105, “Đất và rừng ” môn Địa lý Bài 4 tập1 trang 116, …
Tuy nhiên kiến thức về môi trường vẫn còn mờ nhạt, giáo dục môi trường chưa được tách ra như một môn học, một số kiến thức chưa thật sự gần gũi với đời sống xung quanh của các em như khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đa dạng sinh học do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều khó khăn.
Gần đây nhất, ngay từ đầu các năm học Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí,… đã được giáo viên tiếp thu và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Nhà trường hằng năm cũng đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo lồng ghép Bảo vệ môi trường trong cuộc sống qua các tiết học, các Hoạt động ngoài giờ lên lớp,…Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội hiện nay và tương lai của đất nước.
- Thực trạng
* Ưu điểm:
Trong những năm qua các cấp các ngành từ Trung ương tới địa phương luôn coi trọng việc Bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay. Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana cũng luôn quan tâm chỉ đạo việc lồng ghép giảng dạy giáo dục Bảo vệ môi trường trong các tiết học, tiết sinh hoạt để giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường ngay từ lúc còn học sinh.
Đối với nhà trường trong quá trình chỉ đạo lồng ghép giáo dục Bảo vệ môi trường trong những năm qua đã triển khai bằng nhiều hình thức đến giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, các đoàn thể trong nhà trường cùng chung tay giáo dục học sinh ý thức Bảo vệ môi trường.
Có thể nói với sự nổ lực của các cấp lãnh đạo, nhà trường, giáo viên và phụ huynh học sinh, đến nay cơ sở vật chất của nhà trường đã cơ bản đáp ứng được việc dạy và học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]