SKKN Công tác phòng ngừa, chăm sóc và can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh trường THPT
- Mã tài liệu: MT0372 Copy
Môn: | QUẢN LÍ |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 438 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 23 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Ngân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Gia Viễn C |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Công tác phòng ngừa, chăm sóc và can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh trường THPT“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.1 Công tác phòng ngừa
a. Trang bị những hiểu biết cơ bản về sức khỏe tâm thần ở học sinh THPT
b. Tiến hành các hoạt động dự phòng và phát triển tâm lí học đường.
c. Trang bị kĩ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh
2.1.1 Công tác can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh THPT
a.Tiến hành chẩn đoán .
b. Công tác tham vấn
Mô tả sản phẩm
Là đồng tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Công tác phòng ngừa, chăm sóc và can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh trường THPT Gia Viễn C”
I. Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực giáo dục.
II. Nội dung:
1. Giải pháp cũ thường làm:
Những năm gần đây, sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề đáng báo động. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT ở Việt Nam. Trên các phương tiện truyền thông, thông tin, cả ở báo giấy, báo hình và báo mạng (các nguồn cung cấp thông tin được sử dụng thông dụng ở Việt Nam hiện nay) có rất nhiều bài viết, thông tin liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh. Với cụm từ “Sức khỏe tâm thần của học sinh” hoặc “Sức khỏe tinh thần của học sinh” được tìm kiếm trên google (một trang web tìm kiếm thông tin thông dụng nhất thế giới) đã cho ra trên dưới 7 triệu kết quả ở cả hai câu lệnh tìm kiếm trên. Con số này cũng phản ánh phần nào mối quan tâm của xã hội Việt Nam đối với vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh.
Trong bối cảnh đó, các nhà trường THPT đã đẩy mạnh phong trào xây dựng trường học hạnh phúc. Trong năm học 2019-2020, “trường học hạnh phúc” đã trở thành một từ khóa quen thuộc và quan trọng của ngành Giáo dục. UNESCO xác định 22 tiêu chí để tạo ra những gì họ xem là trường học hạnh phúc. 22 tiêu chí này xoay quanh 3 chữ P. Chữ P đầu tiên là People (con người), gồm các yếu tố: tình bạn và các mối quan hệ trong cộng đồng nhà trường, thái độ tích cực của giáo viên, tôn trọng sự đa dạng và khác biệt của các cá nhân, sự tích cực và hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường, điều kiện làm việc của giáo viên, kỹ năng và năng lực của giáo viên. Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống), bao gồm các yếu tố như: khối lượng công việc hợp lý và công bằng, tinh thần hợp tác và làm việc nhóm, phương pháp giảng dạy và học tập hấp dẫn, học tập tự do, sáng tạo… Đây là các quy trình, chính sách, hoạt động được thiết kế để vận hành ngôi trường một cách hợp lý. Chữ P thứ ba là Place (Môi trường), bao gồm các yếu tố như: môi trường học tập thân thiện, an toàn, không gian xanh…
Không chỉ xây dựng môi trường học tập hạnh phúc cho học sinh, các nhà trường và thầy cô giáo còn quan tâm thăm hỏi những học sinh có biểu hiện lo lắng, buồn phiền không đến trường đến lớp. Từ đó an ủi và động viên các em về tinh thần, hỗ trợ các em các điều kiện cần thiết trong quá trình học tập.
Nhà trường cũng giữ liên lạc với phụ huynh để phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục học sinh. Đặc biệt là với những học sinh có biểu hiện tâm lí bất ổn.
Bên cạnh đó việc tham vấn, tư vấn tâm lí trong nhà trường được chú trọng. Các nhà trường thành lập phòng, ban tham vấn, tư vấn tâm lí. Từ đó giúp các em học sinh có vấn đề tâm lí được giải tỏa.
1.1 Ưu điểm của giải pháp cũ:
Giải pháp cũ đã tạo ra môi trường học tập lành mạnh, an toàn và hạnh phúc cho học sinh. Từ đó tạo tâm thể thoải mái khi đến trường cho các em. Những học sinh có biểu hiện tâm lí bất thường cũng đã được nhà trường và thầy cô quan tâm.
1. 2 Nhược điểm của giải pháp cũ:
– Trong tiến trình xây dựng trường học hạnh phúc mới chỉ tạo ra 1 môi trường hạnh phúc, hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Nhưng mô hình này chưa chú trọng việc trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để tự chăm sóc sức khỏe tinh thần cho mình cũng như ứng xử với các rắc rối, áp lực trong cuộc sống. Nếu chỉ có môi trường học đường an toàn và hạnh phúc thì chưa đủ để các em đối diện và vượt qua được những vấn đề sức khỏe tâm thần của bản thân.
– Ở các trường học đã có phòng tư vấn tâm lý học đường. Nhưng gặp khó khăn do không có biên chế và rất khó tuyển dụng vị trí này. Giáo viên tư vấn, tham vấn đa số là kiêm nhiệm và không được đào tạo bài bản.
– Các nhà trường mới chỉ chú trọng đến những trường hợp học sinh nảy sinh vấn đề sức khỏe tâm thần. Mà chưa quan tâm tạo “kháng thể” cho học sinh để đối mặt với các vấn đề trong học tập, cuộc sống để các em không gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nếu cứ chạy theo giải quyết từng sự vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần của học sinh thì sẽ không bao giờ giải quyết được gốc rễ vấn đề.
– Bên cạnh đó khi học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần thì các nhà trường thường bị động và chưa có giải pháp can thiệp kịp thời.
Đó cũng chính là lý do mà chúng tôi muốn chia sẻ về : “Công tác phòng ngừa, chăm sóc và can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh trường THPT Gia Viễn C”. Nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần và giúp học sinh có một sức khỏe tâm thần khỏe mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và nhân cách cho các em. Bên cạnh đó giúp cho học sinh bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần được quan tâm kịp thời, đúng cách, được hoà nhập và phát triển.
2.Giải pháp mới cải tiến
2.1 Mô tả bản chất của giải pháp mới
Theo số liệu của một số nghiên cứu tại Việt nam cho thấy tỉ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Thực trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và vị thành niên Việt Nam nói chung ở cộng đồng và ở học sinh trong trường học từ tiểu học đến THPT đều cho thấy tỉ lệ này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể. Tỷ lệ này ở Việt Nam là tương đương so với thế giới. Trong khi đó, nguồn lực về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở Việt Nam lại rất hạn chế so với thế giới: thiếu bác sĩ tâm thần, thiếu điều dưỡng chuyên khoa tâm thần, thiếu chuyên gia tâm lý lâm sàng…thế nhưng nhiều người lại chưa thực sụ hiêu về sức khỏe tâm thần. Nhiều phụ huynh còn không dũng cảm thừa nhận những vấn đề mà con, em mình đang gặp phải. Thế nên vấn đề này ngày một đáng lo ngại.
Có thể thấy thực trạng đáng báo động và mức độ nghiêm trọng mà các vấn đề sức khỏe tâm thần gây cho cho học sinh nói chung và học sinh THPT nói riêng. Vì vậy cần phải trang bị cho mọi người những hiểu biết cơ bản về sức khỏe tâm thần nói chung và sức khỏe tâm thần với học sinh THPT nói riêng. Để từ đó mọi người có cái nhìn đầy đủ về sức khỏe tâm thần của học sinh. Nhờ đó biết cách nhận ra những dấu hiệu báo động về sức khỏe tâm thần ở học sinh. Bên cạnh đó tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần để học sinh có một môi trường học tập lành mạnh và hạnh phúc. Đặc biệt là trang bị cho các em kĩ năng xử lý các vấn đề căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Đồng thời xây dựng kế hoạch can thiệp cụ thể với các trường hợp học sinh có vấn đề sức khỏe tâm thần.
2.1.1 Công tác phòng ngừa
a. Trang bị những hiểu biết cơ bản về sức khỏe tâm thần ở học sinh THPT
Sức khoẻ cho mọi người là mục tiêu lớn, mục tiêu chiến lược của tổ chức y tế thế giới (WHO), của nhiều quốc gia phát triển và của cả ngành y tế nước ta và cũng là thước đo chung của mọi xã hội văn minh, nhân bản. Không thể chia cắt sức khoẻ thể chất với sức khoẻ tâm thần xã hội và ngày càng phải khẳng định vai trò quan trọng của sức khoẻ tâm thần trong một nỗ lực chung để nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong một xã hội phát triển.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tâm thần là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng. Sức khỏe tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần hay bất kỳ vấn đề gì về tinh thần, mà còn bao gồm khả năng suy nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Các yếu tố thể chất, tâm lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân bằng này. Sức khỏe tâm thần của một người bất kể tuổi tác, giới tính cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của họ. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng là bệnh tật và có mối liên hệ không thể tách rời giữa sức khỏe tâm thần và thể chất.
Như vậy, thực chất sức khoẻ tâm thần ở cộng đồng là:
1. Một cuộc sống thật sự thoải mái.
2. Đạt được niềm tin vào giá trị bản thân, vào phẩm chất và giá trị của người khác.
3. Có khả năng ứng xử bằng cảm xúc, hành vi hợp lý trước mọi tình huống.
4. Có khả năng tạo dựng, duy trì và phát triển thoả đáng các mối quan hệ.
5. Có khả năng tự hàn gắn để duy trì cân bằng khi có các sự cố gây mất thăng
bằng, căng thẳng (Tổ chức y tế thế giới. Geneva – 1998).
Chăm sóc bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mọi người nói chung và học sinh THPT nói riêng là một mục tiêu rất cụ thể, mang tính xã hội, nhưng cũng rất cao, rất lý tưởng và phải phấn đấu liên tục để tiến dần từng bước, cuối cùng đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng cuộc sống” của con người Việt Nam.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các rối loạn tâm thần tuổi học đường như: áp lực học tập nhất là vào mùa thi; các bậc cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng ở con cái và điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các em; sự thay đổi các mối quan hệ bạn bè; những thói quen sống không lành mạnh như không hoặc ít tập luyện thể dục; thức quá khuya, ngủ dậy muộn, nghiện game, chơi điện tử quá nhiều, hút thuốc lá, uống rượu, … Đại diện Vụ Gia đình (Bộ VH-TT-DL) cũng cho rằng, việc có hơn 60% trẻ em gọi đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em nói đang bị áp lực học hành, 8% nói bị bạo lực gia đình, hơn 30% nói bố mẹ không quan tâm… Stress, trầm cảm tuổi học đường có rất nhiều nguyên nhân, nhưng sau đại dịch COVID-19 là thời điểm cộng hưởng khiến “giọt nước tràn ly”. Bị cách ly, học online kéo dài, hạn chế giao tiếp, căng thẳng tâm lý trong gia đình như bố mẹ bất hòa, thiếu thốn về kinh tế, quá tải học hành hay căng thẳng khi đối mặt với các kỳ thi, khiến nhiều học sinh mỗi ngày đến trường vẫn đầy áp lực, thậm chí có thể rơi vào tình trạng stress, trầm cảm. Những điều này ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như sức khỏe. Và khi kết quả học tập không tốt nó lại tạo ra áp lực dẫn tới một vòng xoắn bệnh lý của các rối loạn tâm thần..
Phụ lục 1. Bảng điều tra áp lực của học sinh trường THPT Gia Viễn C
Dấu hiệu nhận biết học sinh mắc các rối loạn tâm thần:
– Mất ngủ: Học sinh cần được ngủ trung bình tối thiểu 8 giờ mỗi ngày để đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi, đủ sức khỏe để tiếp tục học tập vào ngày tiếp theo. Tuy nhiên, học sinh gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần thường có biểu hiện mất ngủ. Tổng thời gian ngủ trong ngày dưới 4-5 giờ, kèm than phiền mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt, bi quan, chán nản, cho rằng bản thân không đáp ứng được kỳ vọng gia đình,… là dấu hiệu các em đang gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm.
– Lo lắng quá mức : Học sinh cảm thấy lo lắng, quá mức, than phiền đau đầu, chóng mặt, căng cứng cơ,… khiến các em luôn bất an, khô miệng, khó nuốt, sợ đến trường. Đây có thể là biểu hiện của các rối loạn lo âu lan tỏa.
– Mệt mỏi vô cớ: Học sinh bị mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Lúc nào cũng cảm thấy không đủ sức sống. Đây cũng là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe tâm thần.
– Sử dụng thiết bị điện tử, mạng xã hội quá nhiều: Học sinh gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần thường lạm dụng thiết bị điện tử để chơi game, mạng xã hội để xem phim trong thời gian dài sẽ gây mờ mắt, đau đầu, căng thẳng, mệt mỏi, chú ý và trí nhớ giảm
Tình trạng rối loạn sức khỏe tâm thần nếu không được điều trị bằng thuốc và các liệu pháp phù hợp có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]