SKKN Dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược
- Mã tài liệu: MP0207 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2286 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xây dựng mục tiêu, kế hoạch và nội dung dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN
2. Tổ chức hoạt động dạy học chủ đề PCNN nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN
3. Kiểm tra đánh giá dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN
4. Phát huy các nguồn lực để tổ chức dạy học và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dạy học chủ đề PCNN nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN
Mô tả sản phẩm
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của chuyển đổi số – quá trình thay đổi gắn liền với việc ứng dụng CNS vào mọi mặt đời sống xã hội của con người. NLS mang lại cơ hội lớn cho việc mở rộng cũng như tái định nghĩa lại các thị trường kinh doanh. Thế hệ trẻ – những người sinh ra trong một môi trường được bao quanh bởi CNS. Họ sẽ mang những trải nghiệm, thói quen, hành vi liên quan đến các công nghệ này vào quá trình làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp – nơi các công cụ số chia sẻ công việc cùng với mạng xã hội. Báo cáo về chuyển đổi số ở các nước ASEAN đã khẳng định rằng: các chính phủ cần hành động để thích ứng với những tác động từ chuyển đổi số đến nền kinh tế, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục, đào tạo NLS nhằm đáp ứng những thay đổi trong nhu cầu về nhân lực của các tổ chức, doanh nghiệp
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác định “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết qủa giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học”. Để thực hiện được mục tiêu này cần chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của HS với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của GV nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập là mục tiêu hiện nay của giáo dục nước nhà.
Song song với mục tiêu đổi mới dạy học, sự phát triển của công nghệ trong bối cảnh hiện tại tạo tiền đề cho việc vân dụng những phương pháp dạy học hiện đại nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đặc biệt là NLS- một trong những năng lực quan trọng trong thời kì hội nhập. Hầu hết chúng ta đều nhận thấy sức tác động mạnh mẽ của công nghệ đến kết quả giáo dục, công nghệ và các công cụ kỹ thuật số đang góp phần tăng sự tương tác, khơi dậy sư đổi mới và khả năng học tập của HS. Đặc biệt hơn, công nghệ đã góp phần thay đổi giáo dục, giúp tối đa chức năng lớp học mặc dù GV và HS không ở những vị trí khác nhau như: công nghệ cho phép truy cập tốt hơn vào các nguồn tài nguyên, cải thiện sự tham gia của HS, hỗ trợ mở rộng ranh giới lớp học và giúp HS theo kịp nhịp độ học của lớp mà không có em nào bị bỏ lại phía sau.
Trong giai đoạn đất nước đang phải đối mặt với đại dịch covid 19, việc khai thác, phát huy tối đa ưu thế của CNS để chuyển đổi hình thức học tập tạo cơ hội cho mỗi người tiếp cận, thích ứng với nhiều phương pháp học tập mới trên internet
nhằm phục vụ nhu cầu học tập suốt đời, học tập mọi nơi, mọi lúc của người dân, đặc biệt là đối với các em HS. Bởi vậy, việc chuyển đổi phương thức dạy và học là nhu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức cho GV trong việc xác định các phương pháp dạy học trực tuyến đạt hiệu quả cao, gây hứng thú cho HS. GV vừa phải sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học trực tiếp, vừa phải linh hoạt sáng tạo chuyển đổi hình thức dạy học trực tuyến để đáp ứng với việc thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo an toàn trường học, vừa ra sức phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo. Đây cũng là cơ hội để phát triển NLS cho HS.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, để tìm hiểu thực trạng dạy học sử dụng mô hình LHĐN và NLS của HS tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 25 GV và 300 HS tại 03 trường THPT (Đô Lương 1, Đô Lương 2, Đô Lương 3) từ tháng 10/2020 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lí luận, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thống kê toán hoc…Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy có tới 66,7 % GV chưa sử dụng PPDH theo mô hình LHĐN để phát triển NLS cho HS. Số GV đã đổi mới PPDH theo mô hình LHĐN để phát triển NLS cho HS chỉ có 33,3 % số thầy cô được khảo sát đã từng biết đến mô hình này. Bên cạnh đó, NLS cũng là một khái niệm mới được đề cập trong thời gian gần đây trong các đợt tập huấn của các cấp các ngành liên quan và cũng mới được sử dụng trong một vài tiết học ở các trường phổ thông có cơ sở vật chất phù hợp .Trước thực trạng đó, vấn đề đặt ra cho GV là cần phải tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học theo mô hình LHĐN để phát huy được các NLS cho HS thông qua các giờ học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng.
Trước yêu cầu và thực tiễn dạy học đó, chúng tôi trăn trở và tìm tòi, nghiên cứu hình thức giáo dục LHĐN một cách tối ưu và hiệu quả nhất, nhằm đáp ứng mục tiêu dạy chương trình giáo dục phổ thông và mục tiêu phát triển NLS, góp phần đổi mới dạy học phù hợp với điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội của đất nước và xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và áp dụng đề tài: “Dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình lớp học đảo ngược”.
- Mục đích nghiên cứu:
Phát triển NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN trong bài dạy chủ đề PCNN báo chí.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu các nội dung sau đây:
– Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
– Phân tích số liệu khảo sát thực trạng sử dụng mô hình lớp học đảo vào bài dạy PCNN báo chí nhằm phát triển NLS cho HS.
– Đề xuất quy trình dạy học theo mô hình LHĐN.
– Xây dựng kế hoạch dạy học dựa trên mô hình LHĐN vào bài dạy PCNN báo chí nhằm phát triển NLS cho HS.
– Thiết kế bộ công cụ đánh giá NLS cho HS.
– Thống kê, phân tích xử lí số liệu từ thực nghiệm sư phạm
3.2. Phạm vi nghiên cứu
– Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học theo mô hình LHĐN, đề xuất quy trình tổ chức dạy bài PCNN báo chí theo mô hình LHĐN và xác định được những miền NLS phát triển cho HS.
– Không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu cho HS tại trường THPT Đô Lương 1, Đô Lương 2, Đô Lương 3.
– Thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện trong năm học 20220 -2021, 2021 – 2022. 4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN.
- Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp Test
– Phương pháp khảo sát thực tiễn
– Phương pháp so sánh đối chiếu
- Tính mới và đóng góp của đề tài
– Đề tài đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá trong giai đoạn hiện nay cũng như bối cảnh nền giáo dục của thế giới và của nước nhà chịu nhiều ảnh hưởng bởi những biến động của dịch bệnh, chiến tranh, biến đổi khí hậu…
– Đề tài lần đầu tiên được công bố, chưa có đề tài bàn đến giải pháp dạy học chủ đề PCNN báo chí nhằm nâng cao NLS cho HS THPT qua việc vận dụng mô hình LHĐN.
– Đề tài đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực chuyên môn Ngữ văn cho GV trong việc góp phần hướng đến phát triển NLS cho HS qua việc vận dụng mô hình LHĐN.
PHẦN 2.NỘI DUNG
- Cơ sở của đề tài
- Cơ sở lí luận
1.1. Mô hình LHĐN
– LHĐN (Flipped classroom) là một phương pháp đào tạo mới trong đó cung cấp nội dung học tập cho người học học tập trước khi vào lớp. Ý tưởng và mô hình LHĐN hình thành tại Mỹ từ những năm 1990. Với hình thực đào tạo online, tài liệu học tập được giảng viên cung cấp trên hệ thống eLearning.. “LHĐN là một mô hình truyền đạt trong đó các yếu tố bài giảng điển hình và bài tập về nhà được đảo ngược cho nhau. HS (ví dụ như ở nhà) xem các bài giảng video ngắn trước buổi học. Trong khi đó, thời gian trên lớp dành cho các bài tập, đồ án, HS hỏi sâu hơn về nội dung bài giảng đã xem và tham gia vào các hoạt động thực hành, đồng thời giảng viên kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức của HS.“
– LHĐN – Flipped classroom là một mô hình dạy học ở Mỹ trong khoảng 10 năm trở lại đây, diễn ra rộng rãi ở các bậc học phổ thông và đại học, đã làm đảo ngược cách dạy truyền thống. Flipped classroom và lớp học truyền thống mô phỏng cụ thể bằng hình minh họa sau:
– LHĐN là tất cả các hoạt
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]