SKKN Dạy học “kết nối thông tin” trong đọc hiểu văn bản kí (ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0292 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 414 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 130 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 130 |
Tác giả: | Bùi Thị Minh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đô Lương 3 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học “kết nối thông tin” trong đọc hiểu văn bản kí (ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giải pháp 1: Kết nối thông tin giữa các văn bản kí để phát hiện sự tương đồng và khác biệt.
1.2. Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo PP nêu và giải quyết vấn đề
1.4. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề giúp học sinh phát hiện ra nét tương đồng và khác biệt của đối tượng được các tác giả phản ánh trong 2 tác phẩm kí so với đối tượng tương tự có thật ở ngoài đời.
2. Giải pháp 2: Dạy học kết nối thông tin qua việc đọc sáng tạo văn bản ký để trải nghiệm cùng cái Tôi tác giả.
3. Giải pháp 3: : KNTT giữa văn bản kí và thực tiễn đời sống để đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá các năng lực của học sinh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng làm thay đổi tất cả các lĩnh vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… dẫn đến sự chuyển biến nhanh chóng về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực của nhiều quốc gia. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi một cách căn bản và toàn diện, từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học… nhằm phát triển cho người học hệ thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh đó và để thực hiện tốt quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà. Theo đó, việc dạy học không phải chỉ là ―tạo ra kiến thức‖, ―truyền đạt kiến thức‖ hay ―chuyển giao kiến thức‖ mà ―phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh‖ (Luật Giáo dục số 38/2005/ QH11, Điều 28).
Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Ngữ Văn THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em có xu hướng chán học, thờ ơ với môn Văn, giáo viên trên cả nước đã chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả. Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc thù của bộ môn Ngữ Văn, các giáo viên đã phát huy các phương pháp dạy học tích cực để góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn đạt hiệu quả như: phương pháp giải quyết vấn đề, dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống, dạy học khám phá, WebQuest, dạy học dự án… Trong số đó, dạy học kết nối thông tin nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học hiện đại phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, gắn môi trường nhà trường và môi trường xã hội.
Đọc hiểu văn bản văn học nói chung và thể kí nói riêng không chỉ nhằm giúp học sinh hiểu được những giá trị nội dung, nghệ thuật như cách phân tích, cảm nhận, bình giảng… thường thấy mà còn giúp học sinh biết cách đọc và nắm được cách tạo lập văn bản của tác giả để từ đó áp dụng cho việc đọc hiểu các văn bản khác. Hơn nữa, quá trình tiếp nhận văn học không chỉ dừng lại ở việc lĩnh hội các giá trị theo những chuẩn mực đã được định sẵn mà còn ở khả năng khám phá, khả năng đồng sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá… Và quan trọng nhất phải gắn giá trị của thể kí với các môn học khác, với việc thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội. Trước yêu cầu và thực trạng đó, tôi đã có nhiều tìm tòi, trăn trở để có một hình thức tổ chức dạy học thể kí đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Dạy học “kết nối thông tin” trong đọc hiểu văn bản kí (ngữ văn 12) nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh”.
- Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận dạy học kết nối thông tin nhằm phát triển phẩm chất, năng lực giải quyết vấn đề để từ đó đưa ra các giải pháp dạy học tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chủ đề kí hiện đại.
- Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Tìm hiểu phương pháp, hướng tiếp cận bài học nhằm tạo hứng thú trong việc dạy và học môn Ngữ văn ở THPT.
- Ðối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học kết nối thông tin nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy đọc hiểu văn bản ―Người lái đò sông Đà‖ của Nguyễn Tuân và ― Ai đã đặt tên cho dòng sông?‖ của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Giả thuyết khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học bộ môn, quan điểm tư tưởng. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. Học sinh được thực nghiệm đề tài có thể vận dụng phương pháp này cho kiến thức liên môn.
- Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao kiến thức, kĩ năng kết nối thông tin nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trường THPT Đô Lương 3.
- Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tìm hiểu, khảo sát việc dạy học kết nối thông tin nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề đọc hiểu tác phẩm kí hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 12 của giáo viên Ngữ văn và học sinh khối 12 tại trường THPT Đô Lương 3.
- Về thời gian: thực hiện trong năm học 2021-2022 và 2022-2023
- Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu. Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến dạy học kết nối thông tin và năng lực giải quyết vấn đề, từ đó phân tích, tổng hợp các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài; làm rõ cơ sở lý luận về dạy học kết nối trong chủ đề kí hiện đại Việt Nam; phương pháp điều tra khảo sát trên googleform.
- Những luận điểm cần bảo vệ của đề tài
- Dạy học kết nối thông tin phù hợp với phương pháp dạy học hiện đại.
- Dạy học kết nối hai văn bản kí sẽ giúp ta hiểu sâu, rộng về các lĩnh vực đời sống.
-Kết nối thông tin giữa các văn bản kí để phát hiện sự tương đồng và khác biệt.
- Dạy học kết nối thông tin qua việc đọc sáng tạo văn bản ký để trải nghiệm cùng cái Tôi tác giả
- KNTT giữa văn bản kí và thực tiễn đời sống để đa dạng hóa cách thức kiểm tra, đánh giá các năng lực của học sinh.
- Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp dạy học thể kí theo hướng kết nối thông tin mang tính mới mẻ, sáng tạo. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong hai năm học vừa qua đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức – kĩ năng về kí nói riêng, kiến thức Ngữ Văn nói chung mà cả kiến thức liên môn, thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành hệ thống các phẩm chất, năng lực cần thiết. Đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, thi cử theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ giáo dục và đào tạo. Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]