SKKN Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Ngữ văn 11) theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Mã tài liệu: MP0190 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 2188 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 87 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 87 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Nguyễn Xuân Ôn |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Ngữ văn 11) theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Xác định rõ những năng lực, phẩm chất cần hình thành cho HS
2. Nắm rõ quy trình thực hiện mô hình “lớp học đảo ngược” và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp với quy trình lớp học đảo ngược
3. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tìm kiếm, khai thác nguồn học liệu trong dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Xu thế hội nhập toàn cầu và sự tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với mọi lĩnh vực đời sống, trong đó có giáo dục. Giáo dục Việt Nam nhiều năm qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trong quá trình nỗ lực “đổi mới căn bản và toàn diện”, tuy nhiên những bức tranh đẹp về nền giáo dục tiên tiến của các nước như một làn sóng vào làm xáo trộn ít nhiều nền giáo dục Việt Nam. Điều này đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải có những thay đổi từ triết lí, mục tiêu đến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học… nhằm phát triển cho người học hệ
thống năng lực cần thiết để có thể tham gia hiệu quả vào thị trường lao động trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh đó và đặc biệt để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông năm 2018, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho ngành giáo dục nước nhà. Theo đó, việc dạy học không phải chỉ là “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt kiến thức” hay “chuyển giao kiến thức” mà “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Luật Giáo dục số 38/2005/QH11, Điều 28).
- Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Ngữ Văn THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em có xu hướng chán học, thờ ơ với môn Văn, giáo viên đã chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, nghiên cứu tình huống, WebQuest, dạy học dự án… Trong số đó, dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược là phương pháp dạy học hiện đại phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, gắn môi trường nhà trường và môi trường xã hội. Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược cần thiết trong xu thế đổi mới này.
- Trong chương trình Ngữ văn THPT, truyện ngắn 1930-1945 là một trong những giai đoạn quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại, được dạy ở những tiết học giữa kì 1 lớp 11 với số tiết khá nhiều – 9 tiết, nhằm giáo dục học sinh biết trân quý các sáng tác nghệ thuật của cha ông cũng như hiểu được hiện thực cuộc sống của nhân dân lúc bấy giờ. Để từ đó khơi dậy tình yêu nước, trân trọng giá trị độc lập tự do của dân tộc. Thực hiện định hướng đổi mới, khi dạy học truyện ngắn, các giáo viên đã dựa vào đặc trưng thể loại để hướng dẫn học sinh khám phá thế
giới nghệ thuật thông qua hình tượng nhân vật và cảm nhận cuộc sống một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, cách tổ chức dạy học truyện ngắn theo hướng quen thuộc lâu nay chưa chú ý đến sự khác biệt về năng lực và sở thích của mỗi học sinh
trong tiếp nhận văn bản; chưa kích thích được hứng thú học tập của người học; chưa phát triển hết được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc, năng lực đánh giá…của học sinh.
Trước yêu cầu và thực trạng đó, chúng tôi đã có nhiều tìm tòi và trăn trở để có một hình thức tổ chức dạy học truyện ngắn đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (Ngữ văn 11) theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh”.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Đối với giáo viên
Đề tài sẽ giúp thầy, cô giáo phát huy được vai trò của đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Thầy cô giáo có cơ hội đổi mới về phương pháp dạy học và nội dung dạy học. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiên cứu khoa học của bản thân.
- Đối với học sinh
Đề tài sẽ đem đến cho các em những giờ học bổ ích, sẽ giúp các em tăng thêm sự hứng thú đối với bài học, môn học. Đồng thời phát huy được năng lực tự tìm tòi, khám phá tri thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu…
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Ðối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp dạy học truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 chương trình Ngữ văn THPT.
- Phạm vi, địa bàn khảo sát: Đề tài tìm hiểu, khảo sát việc dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược của giáo viên Ngữ văn và học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện tôi công tác.
- PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT
– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
– Phương pháp phân tích, tổng hợp
– Phương pháp khảo sát thực tiễn
– Phương pháp so sánh đối chiếu
- CẤU TRÚC
Phần I. Mở đầu
Phần II. Nội dung
Phần III. Kết luận
PHẦN II: NỘI DUNG
- CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
- Cơ sở lý luận
1.1. Tổng quan về lớp học đảo ngược
Đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đổi mới giáo dục. Đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề quan tâm hàng đầu. Định hướng quan trọng trong đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường phổ thông.
Qua tìm hiểu các đề tài SKKN đã làm của các giáo viên trong tỉnh, tôi thấy đã có nhiều đề tài nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực học sinh, các đề tài đã đề cập đến vấn đề đổi mới PPDH như dạy học chủ đề, dạy học dự án hay dạy học stem. Riêng với nghiên cứu về phương pháp dạy học sử dụng mô hình lớp học đảo ngược còn rất ít.
Mục đích của đề tài là xây dựng và sử dụng hệ thống các bài giảng trực tuyến vào dạy học các kiến thức truyện ngắn giai đoạn 1930-1945 ( ngữ văn 11) theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh. Vì vậy, trong phần tổng quan nhiệm vụ chúng tôi đặt ra là nêu tên một số công trình nghiên cứu theo mô hình lớp học đảo ngược trên thế giới và của Việt Nam.
Trên thế giới: Năm 1993, Alison King xuất bản công trình “From sage on the stage to guide on the side” (Từ nhà thông thái trên các tượng đài thành người đồng hành bên cạnh bạn). Trong đó, King đặc biệt chú trọng vào việc GV cần sử dụng thời gian ở lớp để tổ chức cho HS tìm hiểu ý nghĩa của bài học hơn là truyền đạt thông tin. Đến năm 2000, các tác giả Lage, Platt và Treglia xuất bản công trình “Đảo ngược lớp học- cánh cửa dẫn đến sự sáng tạo môi trường học tập trọn vẹn”, trong đó giới thiệu các nghiên cứu về lớp học đảo ngược tại các trường cao đẳng.
Đặc biệt, người có công lớn cho mô hình flipped classroom là Salman Khan. Năm 2004, Khan bắt đầu ghi hình bài giảng của mình thành các video để phụ đạo cho em họ sống ở một bang khác. Những video này được đưa lên YouTube và rất được yêu thích. Từ đó Salman Khan thành lập học viện Khan, cho đến nay đã có khoảng 2200 video bao gồm tất cả các môn học, từ những kiến thức đơn giản nhất đến kiến thức nâng cao. Khẩu hiệu mà học viện Khan đưa ra đầy hấp dẫn “Bạn chỉ cần biết một điều: bạn có thể học mọi thứ, miễn phí, cho mọi người, mãi mãi!”
Mùa xuân năm 2007, Jonathan Bergmann và Aaron Sams, hai giáo viên hóa học trường THPT Woodland Park, ghi lại những bài giảng của mình và cung cấp cho HS vì nhiều lý do khác nhau đã không đến lớp một cách đầy đủ để theo kịp chương trình, qua đó họ đã xây dựng mô hình flipped classroom, làm thay đổi hoàn toàn cách dạy của GV, cách học của HS…
Còn ở Việt Nam: mô hình này được nghiên cứu, áp dụng ở nhiều trường đại học vào những năm cuối thế kỷ 20 và đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học như: Lớp học đảo ngược- mô hình kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến của Nguyễn Văn Lợi năm 2016; Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh của Lê Thị Phượng- Bùi Phương Anh năm 2017…Đặc biệt là đề tài: Sử dụng mô hình” lớp học đảo ngược” trong dạy học ca dao (Ngữ văn 10, tập 1) năm 2019 của Cù Thị Ngọc Anh- Nguyễn Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Minh Bích và nhiều luận án tiến sĩ của các trường đại học đầu ngành…
Trong các công trình nghiên cứu, sách, bài viết mà tác giả đề tài đã sưu tầm được, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về các tiết đọc hiểu văn bản truyện ngắn hiện đại trong chương trình Ngữ văn THPT nhằm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực tự học cho học sinh hiện nay. Đó là “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn đòi hỏi đề tài sáng kiến phải làm rõ. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có những đóng góp về lý luận và thực tiễn đối với môn Ngữ văn.
1.2. Khái niệm lớp học đảo ngược
“Đảo ngược lớp học là chuyển đổi những hoạt động bên trong lớp học ra ngoài lớp học và ngược lại”. Lớp học đảo ngược là tất cả các hoạt động dạy học được thực hiện “đảo ngược” so với thông thường. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thực hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học, khác với cách truyền thống trước đây của người dạy và người học.
Lớp học đảo ngược làm thay đổi vai trò của người dạy và người học. Người dạy không phải lên lớp để dạy những nội dung, kiến thức trong bài giảng mà chỉ thảo luận, trao đổi, giải thích những vấn đề phát sinh mà người học không thể giải quyết được. Tương tự, việc tiếp thu kiến thức của người học sẽ được chuyển đổi qua các hình thức học với video thu lại lời giảng của giáo viên và hiện nay là các hoạt động học trực tuyến.
1.3. Đặc điểm của mô hình lớp học đảo ngược
Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh sẽ được lĩnh hội các kiến thức cần thiết của bài học “ở bên ngoài lớp học” trước khi đến lớp qua các kênh thông tin trực tuyến giáo viên hướng dẫn và cung cấp link. Quá trình này sẽ giúp học sinh chủ động tiếp nhận bài học thông qua kênh hình, kênh ảnh, video, hay các bài giảng trên mạng Internet. Công nghệ E-Learning giúp HS hiểu rõ hơn về lí thuyết từ đó sẵn sàng tham gia vào các buổi học nhóm, bài tập nâng cao tại giờ học của lớp. Trong giờ học ở lớp, GV tổ chức hoạt động nhóm, các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các nội dung kiến thức đã tìm hiểu. Điều này giúp việc học tập hiệu quả hơn, từ đó người học sẽ tự tin hơn. Cách học này đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não để tư duy. Đến đây, những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]