SKKN Dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0239 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 786 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Thành 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 80 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Dung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Yên Thành 3 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Sử dụng phương pháp trực quan nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tổ chức hoạt động khởi động
2. Sử dụng phương pháp đóng vai hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn
3. Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm và phần mềm Storymaps hướng dẫn học
sinh khám phá vẻ đẹp sông Hương ở phương diện địa lí
4. Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp
của sông Hương ở phương diện lịch sử ,văn hóa và thơ ca
5. Sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn HS rút ra phong cách viết kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường
6. Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh tổng kết
7. Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút hướng dẫn học sinh luyện tập
8. Sử dụng kĩ thuật phòng tranh hướng dẫn học sinh vận dụng sáng tạo
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT………………………………………………………………………………….. DANH MỤC BẢNG………………………………………………………………………………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………………………… 1
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh…ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1 Cơ sở lí luận……………………………………………………………………………………………………..4
1.1.1 Khái niệm năng lực…………………………………………………………………………………………4
1.1.2 Dạy học theo hướng phát triển năng lực………………………………………………………….. 5
1.1.3 Dạy học theo hướng phát triển năng lực ở môn Ngữ văn…………………………………… 5
1.1.4 Sáng tạo và Năng lực sáng tạo…………………………………………………………………………6
1.1.5 vị trí của năng lực sáng tạo trong mục tiêu dạy học của chương trình giáo dục phổ
thông mới……………………………………………………………………………………………………………. 11
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc dạy văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông theo hướng phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh………………………………………………………………………. 12
1.2.1 Thực trạng dạy học các văn bản kí trong chương trình Ngữ Văn 12 hiện nay nói
chung văn bản ai đã đặt tên cho dòng sông? nói riêng……………………………………………..12
1.2.2 Từ phía người học…………………………………………………………………………………………13
1.2.3 Thực trạng dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? Theo hướng phát triển
năng lực sáng tạo cho HS hiện nay…………………………………………………………………………14
1.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy văn bản Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho HS…………………………………………….14
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1………………………………………………….. ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƯƠNG 2: DẠY HỌC VĂN BẢN AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH…………………….16
2.1 Các nguyên tắc đề xuất phương pháp và kĩ thuật dạy học theo hướng phát triển năng
lực sáng tạo cho học sinh……………………………………………………………………………………….16
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục…………………………………………………………..16
2.1.2 Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể học sinh……….16
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo đặc trưng thể loại………………………………………………………….17
2.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, phù hợp……………………………………………………… 17
2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ…………………………………………………………………..18
2.2 Các phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh…….18
2.2.1. Sử dụng phương pháp trực quan nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi tổ chức
hoạt động khởi động………………………………………………………………………………………..18
2.2.2 Sử dụng phương pháp đóng vai hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn.. 19
2.2.3 Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm và phần mềm Storymaps hướng dẫn học
sinh khám phá vẻ đẹp sông Hương ở phương diện địa lí……………………………………..23
2.2.4 Sử dụng phương pháp dạy học tích hợp hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp
của sông Hương ở phương diện lịch sử ,văn hóa và thơ ca………………………………….26
2.2.5 Sử dụng phương pháp đàm thoại hướng dẫn HS rút ra phong cách viết kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường…………………………………………………………………………………..29
2.2.6 Sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy hướng dẫn học sinh tổng kết……………………….. 31
2.2.7 Sử dụng kĩ thuật trình bày một phút hướng dẫn học sinh luyện tập……………… 32
2.2.8 Sử dụng kĩ thuật phòng tranh hướng dẫn học sinh vận dụng sáng tạo…………..33
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM……………………………………………………………. 50
3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm……………………………………………………………………..50
3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm………………………………………………………………………………….50
3.3. Kế hoạch thưc nghiệm………………………………………………………………………………….50
3.3.1 Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm…………………………………………………50
3.3.2 Nội dung thực nghiệm…………………………………………………………………………….. 50
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………………………………………………..51
3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá……………………………………………………………………………….51
3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm về phía giáo viên………………………………………. 51
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ phía học sinh…………………………………………51
3.5 Kết quả thực nghiệm,xử lý và đánh giá số liệu thực nghiệm……………………………..52
BẢNG QUY ƯỚC VIẾT TẮT
CT : Chương trình
ĐC : Đối chứng
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
Nxb : Nhà xuất bản
PPDH : Phương pháp dạy học
SGK : Sách giáo khoa
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
VB : Văn bản
VBVH : Văn bản văn học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả bài KT lớp 12A3 và 12A8 – Trường THPT Yên Thành II 61
Bảng 3.2: Kết quả bài KT lớp 12A7 và 12A11– Trường THPT Phan Đăng Lưu 61
Bảng 3.3 Bảng phân loại kết quả học tập Trường THPT Yên Thành II 62
Bảng 3.4 Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS ( bài số 1) Trường THPT Yên Thành 63
Bảng 3.5 .Đồ thị phân loại kết quả học tập của HS ( bài số 2) Trường THPT Yên ThànhII 63
Bảng 3.6. Bảng phân loại kết quả học tập Trường THPT Phan Đăng Lưu 64
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài
Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Mục tiêu của giáo dục đào tạo hiện nay đó là: xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực. Như vậy, phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nhất việc đổi mới mục tiêu giáo dục lần này, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Quan niệm đó chi phối toàn bộ các yếu tố của quá trình giáo dục, từ nội dung, phương pháp đến đánh giá kết quả học tập. Giáo viên không chỉ dừng ở vai trò dạy học, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn là người hướng dẫn, tập dượt cho HS biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo là một trong những mục tiêu mà môn học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các tình huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn bản văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước một ve đep, một giá trị của cuộc sống. Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là người đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm ( khi có được những cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm, có cách trình bày, diễn đạt mang màu sắc cá nhân trước một vấn đề..). Nhưng thực tế dạy học Ngữ Văn hiện nay cho thấy mặc dù các giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công nhất định.Tuy nhiên sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức, việc rèn luyên kĩ năng cho học sinh chưa được chú trọng nhiều. Điều này làm cho học sinh khá thụ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Kí là một thể loại rất đặc trưng và việc tiếp nhận kí cũng không dễ dàng như các tác phẩm thơ, truyện ngắn, kịch. Thể kí cũng chưa có bất kì gợi dẫn đọc hiểu nào, chưa có tài liệu hướng dẫn nào thật cụ thể cho thầy cô khi dạy kí. Chính vì thế, không ít thầy cô giáo khi dạy vẫn chỉ quan tâm đến chi tiết, sự kiện mà xem nhe cảm xúc trữ tình. Cách làm quen thuộc vẫn là soạn bài theo mẫu hoặc câu hỏi sách giáo khoa. Sự lúng túng về lí luận khi dạy kí đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học, kĩ thuật dạy học của giáo viên
Vì vậy để phát triển các năng lực cốt lõi chung và năng lực sáng tạo riêng cho học sinh trong quá trình dạy học môn Ngữ văn và hướng đến mục tiêu đổi mới hoạt động dạy học, tôi chọn đề tài Dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh để nghiên cứu và thực nghiệm tại lớp 12 trường THPT Phan Đăng Lưu trong năm học 2021- 2022.
- Mục đích nghiên cứu
- Sử dụng hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực phẩm chất học sinh; đáp ứng mục tiêu chương trình GDPT Mới – 2018.
- Qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 12 trường THPT Phan Đăng Lưu
- Mục tiêu cụ thể
-Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ học tập nói chung và nhiệm vụ học tập môn Ngữ Văn nói riêng một cách tự giác và chủ động
- Biết lập và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc
- Có phương pháp học tập, hình thành cách ghi nhớ của bản thân, biết lựa chọn và sử dụng các nguồn tài liệu phù hợp
- Biết nhận ra và điều chỉnh những sai sót của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua sự góp ý của thầy cô, bạn bè
- Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học Văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: khảo cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến các vấn đề lý luận về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: tìm hiểu ý kiến, nhận định của giáo viên và học sinh về khả năng, tính hiệu quả của việc dạy văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
- Thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm dạy học văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( tại lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ở trường THPT Phan Đăng Lưu và THPT Yên Thành 2), tập hợp và xử lí kết quả thực nghiệm).
- Những đóng góp của đề tài
- Xây dựng được cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc dạy học hướng tới phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Đề xuất được một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh qua giờ đọc hiểu văn bản
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]