SKKN Đẩy mạnh giáo dục phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virut và bệnh di truyền ở người trong dạy học Sinh học THPT
- Mã tài liệu: MP0753 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 189 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghĩa Tâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Đặng Thị Hồng Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghĩa Tâm |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Đẩy mạnh giáo dục phòng tránh bệnh truyền nhiễm do virut và bệnh di truyền ở người trong dạy học Sinh học THPT” triển khai các biện pháp như sau:
Bước 1: Xác định địa chỉ, nội dung tích hợp trong các bài học
Bước 2: Thiết kế kế hoạch dạy học cho các chủ đề.
Bước 3: Thiết kế ma trận và đề kiểm tra theo ma trận để đánh giá kiến thức về các bệnh truyền nhiễm do virut và các bệnh di truyền người và các biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở người cho từng khối lớp tương ứng với các chủ đề
Bước 4: Thực nghiệm sư phạm
Mô tả sản phẩm
+ Nội dung (các) giải pháp:
Trong sáng kiến: “Đẩy mạnh giáo dục phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut và bệnh di truyền ở người trong dạy học Sinh học THPT”, tôi đã nêu rõ lý do chọn đề tài; đưa ra một số vấn đề lý luận có liên quan; tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện dạy các bài trong chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm”, “Di truyền quần thể”, “Di truyền học người”.
Trên cơ sở đó, tôi đưa ra một số biện pháp giải quyết vấn đề như: Thiết kế giáo án dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, thiết kế chuỗi hoạt động dạy học nhằm tăng hiệu quả tích hợp giáo dục các bệnh truyền nhiễm do virut, bệnh di truyền ở người và các biện pháp phòng tránh đồng thời góp phần giúp người học phát triển năng lực tự chủ tự học, giao tiếp hợp tác giải quyết vấn đề và sáng tạo, chủ động và sáng tạo vận dụng kiến thức kỹ năng đã học vào cuộc sống của học sinh.
+ Các bước thực hiện của giải pháp:
Xác định địa chỉ, nội dung tích hợp trong các chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm”, “Di truyền quần thể”, “Di truyền học người”.
Tiến hành xây dựng các kế hoạch dạy học cho các chủ đề: “Virut và bệnh truyền nhiễm”, “Di truyền quần thể”, “Di truyền học người” tích hợp giáo dục về các bệnh truyền nhiễm do virut, bệnh di truyền và các biện pháp phòng tránh. Trong quá trình dạy học tôi sử dụng các biện pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học trực quan như các các hình ảnh về tác hại của virut, về các bệnh di truyền ở người, các hình động về chu trình nhân lên của virut, video về hệ quả của kết hôn cận huyết thống, hậu quả của virut…
Để tăng tính chủ động và sáng tạo của học sinh tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về một số bệnh truyền nhiễm do virut và bệnh di truyền ở người và đề xuất các biện pháp hạn chế các bệnh truyền nhiễm do virut, bệnh di truyền. Học sinh hoạt động nhóm thiết kế các nội dung đã tìm hiểu lên giấy A0 về các bệnh di truyền ở người về các nội dung: nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, biểu hiện bệnh, tỉ lệ mắc, đưa ra giải pháp phòng tránh, hạn chế các bệnh di truyền. Giáo viên có thể định hướng cho học sinh tìm hiểu về các biện pháp hạn chế bệnh di truyền và phương pháp sàng lọc trước sinh mới không được đề cập trong sách giáo khoa.
Sản phẩm trên giấy A0 có thể thiết kế dưới dạng pano, aphic, có các ảnh minh họa cho các nội dung. Trong tiết học giáo viên tổ chức cho học thuyết trình và giải đáp các thắc mắc cho các nhóm khác. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá chéo theo phiếu đánh giá đã chuẩn bị. Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm các nhóm chốt lại kiến thức, nhấn mạnh vai trò của tiêm phòng vacxin trong phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut và vai trò của các biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh trong hạn chế các bệnh tật di truyền.
Giáo viên biên soạn đề kiểm tra đánh giá các kiến thức về bệnh di truyền ở người và các biện pháp hạn chế các bệnh di truyền ở người.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của sáng kiến.
– Những thông tin cần được bảo mật: Không – Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Đối với giáo viên
+ Nhận thức rõ ràng về tính cấp thiết và lợi ích của việc tích hợp giáo dục các biện pháp nhằm hạn chế các bệnh truyền nhiễm do virut và các bệnh di truyền ở người đối với học học sinh và cộng đồng.
+ Giáo viên cần xác định rõ yêu cầu cần đạt, các năng lực phẩm chất định hướng hình thành cho học sinh, tiếp đến xác đinh rõ địa chỉ tích hợp, nội dung tích hợp giáo dục các biện pháp nhằm phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do virut và các bệnh di truyền ở người, khéo léo lồng ghép vào bài học một cách logic.
+ Giáo viên cần tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và hậu quả của các bệnh di truyền trong sách giáo khoa không đề cập tới nhưng xuất hiện ở một số vùng của Việt Nam như tan máu bẩm sinh do hôn nhân cận huyết thống. Cập nhật các biện pháp sàng lọc trước sinh mới như Double Test, Triple Test, NIPT để đưa vào bài giảng.
+ Giáo viên cần sưu tập nhiều các con số thực tế về tình trạng các bệnh truyền nhiễm do virut ở Việt Nam như: COVID – 19, HIV/AIDS, viêm gan B, sởi…; hiệu quả của tiêm phòng vacxin trong phòng các bệnh truyền nhiễm do virut.
+ Giáo viên cần thiết kế các hoạt động dạy học phong phú, chuyển giao nhiệm vụ học tập cụ thể rõ ràng, kịp thời phát hiện những khó khăn của học sinh trong học tập để giúp đỡ.
Đối với học sinh
+ Học sinh cần chuẩn bị trước bài ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên của nhóm, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ.
+ Học sinh tích cực tìm hiểu thu thập các thông tin tranh ảnh về nội dung của bài học, chủ động thảo luận tìm tòi kiến thức, tích cực tham gia các hoạt động của nhóm để hoàn thiện các sản phẩm giáo viên yêu cầu.
Điều kiện về cơ sở vật chất
+ Để thực hiện sáng kiến cần có máy tính, máy chiếu để chiếu các hình ảnh video về các bệnh truyền nhiễm do virut, các bệnh di truyền và các biện pháp phòng tránh.
– Đánh giá lợi ích thu được:
Trong năm học 2020 – 2021, để đánh giá hiệu quả của sáng kiến tôi đã tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả quá trình giảng dạy học sinh tại phân hiệu Nghĩa Tâm thuộc trường THPT huyện Văn Chấn (nay là trường THCS & THPT Nghĩa Tâm).
Đối với chủ đề “Virut và bệnh truyền nhiễm” trong đó 2 lớp 10A8, 10A9 là các lớp đối chứng dạy theo cách bình thường, còn 2 lớp 10A10 và 10A11 tôi dạy theo sáng kiến.
Đối với chủ đề “Di truyền quần thể” và chủ đề “Di truyền học người” tôi tiến hành thực nghiệm tại các lớp 12 tôi dạy. Trong đó lớp 12C9, 12C11 là lớp đối chứng còn lớp 12C8, 12C10 là lớp thức nghiệm. Lớp đối chứng tôi giảng dạy theo cách thông thường lớp thực nghiệm tôi thực hiện dạy học theo sáng kiến.
Sau khi kết thúc các chủ đề tôi tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả. Kết quả được thể hiện trong bảng sau:
Lớp | Số HS | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Giỏi,
Khá |
|||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | % | |||
Lớp
đối chứng |
Lớp 10A8 | 46 | 2 | 4,35 | 19 | 41,30 | 23 | 50,00 | 2 | 4,35 | 45,65 |
Lớp 10A9 | 43 | 2 | 4,65 | 18 | 41,86 | 20 | 46,51 | 3 | 6,98 | 46,51 | |
Lớp thực nghiệm | Lớp 10A10 | 47 | 5 | 10,64 | 22 | 46,81 | 20 | 42,55 | 0 | 0,0 | 57,45 |
Lớp 10A11 | 43 | 4 | 9,30 | 21 | 48,84 | 18 | 41,86 | 0 | 0,0 | 58,14 |
Lớp | Số HS | Giỏi | Khá | Trung bình | Yếu | Giỏi,
Khá |
|||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | % | |||
Lớp
đối chứng |
Lớp 12C9 | 40 | 1 | 2,50 | 17 | 42,50 | 19 | 47,50 | 3 | 7,5 | 45,00 |
Lớp 12C11 | 30 | 1 | 3,33 | 13 | 43,34 | 15 | 50,00 | 1 | 3,33 | 46,67 | |
Lớp thực nghiệm | Lớp 12C8 | 39 | 4 | 10,26 | 19 | 48,72 | 16 | 41,03 | 0 | 0,0 | 58,98 |
Lớp 12C10 | 36 | 3 | 8,33 | 20 | 55,56 | 13 | 36,11 | 0 | 0,0 | 63,89 |
Kết quả kiểm tra cho thấy: Với đối tượng học sinh có lực học tương đương, những lớp được áp dụng sáng kiến có tỉ lệ điểm khá giỏi nâng lên, cao hơn so với học sinh các lớp đối chứng không áp dụng sáng kiến. Điểm trung bình cũng giảm hẳn, không có điểm yếu kém. Các lớp đối chứng không áp dụng sáng kiến vẫn còn học sinh có điểm yếu, tỉ lệ học sinh có điểm trung bình nhiều hơn, điểm khá giỏi không nhiều như các lớp thực nghiệm. Điều đó cho thấy tính hiệu quả và khả thi của biện pháp.
Hơn nữa, tôi nhận thấy việc tích hợp giáo dục tích hợp tích hợp giáo dục các biện pháp nhằm hạn chế các bệnh truyền nhiễm do virut và bệnh di truyền ở người vào dạy học còn tăng sự hứng thú trong giờ học vì gắn liền với thực tiễn cuộc sống của các em. Nhiều em trước đó tỏ thái độ không mấy hứng thú nhưng đối với các phần tích hợp lại rất hăng hái học tập từ đó tăng thêm sự yêu thích đối với môn học tích cực hơn trong học tập và kết quả học tập cũng được nâng lên.
Trong năm học 2020 – 2021, sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được áp dụng tại đơn vị và 3 đơn vị trường THPT Sơn Thịnh, THPT Thị xã Nghĩa Lộ, PTDT Nội trú THPT Miền Tây đều cho hiệu quả giáo dục tăng rõ rệt và được đánh giá có tính khả thi cao khi áp dụng tại các đơn vị trên.
Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức danh | Trình độ
chuyên môn |
Nội dung công
việc hỗ trợ |
1 | Hà Thị Ánh Nguyệt | 05/04/1981 | THPT Sơn Thịnh – Sơn Thịnh, Yên Bái. | Giáo viên | Cử nhân | Dạy thử nghiệm |
2 | Hà Thúy
Hồng |
04/09/1982 | THPT Thị xã
Nghĩa Lộ – Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái. |
Giáo viên | Cử nhân | Dạy thử nghiệm |
3 | Hà Biên Thùy | 27/10/1978 | PTDT Nội trú
THPT Miền Tây – Thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái. |
Giáo viên | Cử nhân | Dạy thử nghiệm |
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]