SKKN Đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở trường thpt vùng nông thôn

Giá:
100.000 đ
Môn: Quản lý
Lớp:
Bộ sách:
Lượt xem: 569
Lượt tải: 3
Số trang: 45
Tác giả: Bùi Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 4
Năm viết: 2022-2023
Số trang: 45
Tác giả: Bùi Thị Minh Nguyệt
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học
Đơn vị công tác: THPT Quỳnh Lưu 4
Năm viết: 2022-2023

Sáng kiến kinh nghiệm “Đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở trường thpt vùng nông thôn”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

2.3.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác chuyển đổi số trong cơ sở trường học

2.3.2. Giải pháp quản lý nhân sự nhà trường trên nền tảng công nghệ số

2.3.3. Giải pháp xây dựng nền tảng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác chuyển đổi số

2.3.4. Giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhà trường trên nền tảng công nghệ số

2.3.5. Giải pháp quản lý tài chính nhà trường trên nền tảng công nghệ số

Mô tả sản phẩm

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

1.1. Lý do chọn đề tài 

“Sự thay đổi giáo dục, cơ bản lấy con người làm trung tâm, các cá nhân  thay đổi thực tiễn giáo dục, để phát triển các hệ thống, gắn với trách nhiệm và đổi  mới, theo nhu cầu hiện tại và tương lai của xã hội” (Malone, 2018). Theo Malone,  khi giáo dục ngày càng trở nên phức tạp, các nhà lãnh đạo giáo dục cần nắm bắt  bối cảnh giao thoa để mở rộng cải cách thay đổi giáo dục, đặc biệt là trong một  thế giới thay đổi nhanh chóng và đầy hứa hẹn của thế kỷ 21. Theo đó, vệc đổi mới  công tác quản lý trong các trường học là một tất yếu của bối cảnh chuyển đổi số. 

Thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định  hướng đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày  3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Nêu rõ: chuyển đổi số trong giáo dục chính  là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trải nghiệm của người  học; cải thiện những phương pháp giảng dạy cũng như tạo môi trường để học tập  thuận tiện nhất. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh,  từ đó giúp việc học, lĩnh hội thụ kiến thức của người học trở nên đơn giản và dễ  dàng hơn. Thiết bị dạy học số có vai trò tác động đến quá trình dạy học, giáo dục,  cụ thể: Tác động đến mục tiêu, nội dung, phương pháp và kĩ thuật dạy học. 

Sự bùng nổ của công nghệ đang tạo ra nhiều phương thức quản lý giáo dục  mới. Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý  nhà trường và hoạt động dạy học đã trở nên phổ biến rộng rãi, phát huy được khả  năng sáng tạo, chủ động, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiều chi phí hơn. Đến nay,  xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục đã tác động sâu sắc đến con người. Công  nghệ chuyển đổi số thực sự đã và đang làm thay đổi lớn đời sống kinh tế – xã hội  nói chung và công tác quản lý giáo dục nói riêng. Chuyển đổi số trong công tác  quản lý nhà trường ngày càng trở thành xu thế tất yếu, đảm bảo phát triển cách  bền vững, toàn diện, nhanh chóng và đáng tin cậy. 

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý nhà trường, trong  những năm gần đây chúng tôi đã chủ động thay đổi phương thức quản lý dựa trên  nền tảng công nghệ số và đã dạt được những kết quả đang ghi nhận. Từ nghiên  cứu và thực tiễn công tác quản lý, nhóm tác giả đã xây dựng và xin được báo cáo 

đề tài sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển  đổi số hiện nay ở trường THPT vùng nông thôn”. 

1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài 

1.2.1. Mục tiêu 

Xác định những giải pháp căn bản của công tác quản lý trong bối cảnh  chuyển đổi số hiện nay ở trường THPT. 

1.2.2. Ý nghĩa

Đề tài hướng đến xác định được những giải pháp căn bản của công tác quản  lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay ở trường THPT. 

Đề tài hướng đến hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường  THPT khi đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay. 

1.2.3. Tính mới 

Đề tài “Đổi mới công tác quản lý trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay  ở trường THPT vùng nông thôn” được nghiên cứu lần đầu ở một số trường THPT  trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Những biện pháp do tác giả đề xuất  có giá trị thực tiễn làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý, góp phần nâng cao  hiệu quả, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 

Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài, tác giả đã nêu ra các biện pháp  căn bản làm cơ sở cho công tác quản lý chuyển đổi số tại trường THPT như sau: 

Giải pháp nâng cao nhận thức trong công tác chuyển đổi số trong cơ sở  trường học; 

Giải pháp quản lý nhân sự nhà trường trên nền tảng công nghệ số; 

Giải pháp xây dựng nền tảng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu  chuyển đổi số trong trường học; 

Giải pháp quản lý hoạt động chuyên môn nhà trường trên nền tảng công  nghệ số; 

Giải pháp quản lý tài chính nhà trường trên nền tảng công nghệ số. 1.3. Phương pháp nghiên cứu 

1.3.1. Phương pháp tổng hợp lý luận 

Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến công tác quản lý và chuyển số trong giáo dục. 

1.3.2. Phương pháp hồi cứu tư liệu 

Hồi cứu các văn bản chỉ đạo của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, các  hướng dẫn và các báo cáo của ngành, báo tạp chí, sách, … liên quan đến đề tài. 

1.3.3. Phương pháp quan sát 

Sử dụng phương pháp này nhằm ghi chép lại về các điều kiện chuyển đổi  số trong giáo dục và đào tạo ở các nhà trường; Quan sát cơ sở vật chất, trang thiết  bị phục vụ chuyển đổi số. 

1.3.4. Phương pháp so sánh và phân tích thống kê 

Các dữ liệu thu thập được từ khảo sát và hồi cứu tư liệu sẽ được phân loại,  sắp xếp, xử lý phục vụ cho phân tích và đưa ra các nhận định, đánh giá về hoạt  động chuyển số của nhà trường. 

1.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Để chứng minh tính cần thiết, khả thi của các giải pháp đề xuất, Đề tài tiến  hành thử nghiệm đánh giá một vài giải pháp trong khuôn khổ thời gian, điều kiện  thực tiễn. 

1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác chuyển đổi số thông qua hoạt động  quản lý nhà trường của chủ thể quản lý là lãnh đạo, cán bộ quản lý trường THPT. 

Đề tài được triển khai thực hiện tại trường trung học phổ thông Diễn Châu  3 thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số giải pháp xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hoá ở trường THPT Lục Ngạn số 1
Quản Lí
4.5/5

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)