SKKN Em làm hướng dẫn viên du lịch – Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD
- Mã tài liệu: MP0959 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 562 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 66 |
Tác giả: | Lê Thị Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Con Cuông |
Năm viết: | 2021-2022 |
– Họat động TNST trong môn GDCD rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài này chung tôi tiến hành cho học sinh hoạt động trải nghiệm thông qua hai hình thức:
+ Tham quan, dã ngoại ( lắng nghe thuyết trình, quay phim, chụp ảnh) tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu tại huyện Con Cuông.
+ Tập làm hướng dẫn viên du lịch tại một địa điểm cụ thể mà bản thân đã tham quan để tham gia cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại lớp.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa, xã hội của con người. Du lịch không những là một ngành kinh tế góp phần nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người có điều kiện giáo lưu văn hóa giữa các quốc gia, các vùng miền, Ở nước ta mặc dù ngành du lịch còn khá non trẻ nhưng đã được xác định là một nghành kinh tế quan trọng, sự phát triển du lịch cũng dễ dàng tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Đối với môn GDCD lớp 11 phần “Các chính sách xã hội” là một nội dung quan trọng của chương trình giáo dục THPT, giảng dạy phần các chính sách xã hội có một ý nghĩa rất lớn đối với học sinh miền núi Con Cuông, qua dạy học phần này học sinh hiểu được thế nào là các chính sách về dân số, việc làm, giáo dục. đào tạo, khoa học công nghệ và văn hóa. Đặc biệt là chính sách về văn hóa đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về văn hóa, biết được các chính sách của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc từ đó giúp các em ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa địa phương, đồng thời biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa của dân tộc mình.
Trong thời đại ngày nay học sinh có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, trong đó có những nền văn hóa mới có sức hút mạnh mẽ, nhất là đối với HS dân tộc thiểu số. Điều này làm cho các em dễ xa rời nền văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa bản địa, làm cho một bộ phận không nhỏ các em không còn yêu thích, quý trọng truyền thống văn hóa của địa phương mình, thậm chí muốn rũ bỏ để tiếp cận văn hóa hiện đại. Việc giáo dục ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa bản địa trong nhà trường THPT nói chung và tại trường THPT Con Cuông nói riêng đã được đoàn trường, các tổ chuyên môn và các nhóm bộ môn thực hiện, nhưng nhìn chung chưa toàn diện và hiệu quả. Tôi nhận thấy một số GV còn chưa chú trọng nhiều về giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy BSVH địa phương cho HS, do đó nhận thức của các em về vấn đề này còn nhiều hạn chế. Thậm chí có tình trạng HS còn cho rằng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương đó là trách nhiệm của người lớn, của chính quyền. Thực trạng đó đã làm cho các giá trị văn hóa địa phương dần dần mai một. Vì vậy cần phải tìm ra những cách thức để giáo dục, nâng cao ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bản sắc văn hóa bản địa nói riêng cho HS là điều cấp thiết. Vấn đề này chưa có tác giả nào nghiên cứu chi tiết và đưa ra những giải pháp cụ thể. Nhằm giúp cho HS nhìn nhận sâu sắc và có các thái độ, hành vi đúng đắn trước vấn đề giữ gìn BSVH của địa phương nơi các em đang sinh sống, cũng như việc tìm hiểu tích lũy kiến thức và nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD trong bối cảnh đổi mới nền giáo dục nước nhà. Từ thực trạng đó chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và mạnh dạn chọn đề tài “Em làm hướng dẫn viên du lịch – Hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT Con Cuông”. để viết sáng kiến kinh nghiệm này.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2.1. Mục đích.
- Giáo dục HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông
- Góp phần giáo dục HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Hình thành thái độ, hành vi đúng đắn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương
- Góp phần rèn luyện kĩ năng thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp thông tin; kĩ năng làm việc theo nhóm cho HS, kỹ năng thực hành.
1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của nội dung giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông – Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của đề tài.
+ Tham gia đi tham quan, dã ngoại thực tế một số địa điểm du lịch tại huyện Con Cuông.
+ Quan sát, lắng nghe, thu thập thông tin.
+ Vận dụng kiến thức lý luận và thực tiễn để viết bài thu hoạch cá nhân về hiểu biết của bản thân đối với văn hóa, du lịch tại địa phương.
+ Vận dụng kiến thức đã học về “Chính sách văn hóa” và tham quan thực tiễn để hoàn thành báo cáo và tham gia cuộc thi “ Em làm hướng dẫn viên du lịch”
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
1.3.1. Đối tượng.
- Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường THPT Con Cuông.
- Học sinh lớp 11 trường THPT Con Cuông trong việc giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Kiến thức: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa gắn liền với dạy học môn GDCD cho HS ở trường THPT Con Cuông.
- Không gian: Tổ chức cho HS tham quan thực tế một số địa điểm văn hóa tiêu, du lịch tiêu biểu tại địa phương, Tham gia cuộc thi “Em làm hướng dẫn viên du lịch” tại một số địa điểm văn hóa tiêu biểu trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Phương pháp lí thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu bao gồm:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp hệ thống hóa.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động tham quan, dã ngoại, thu thập, xử lý thông tin và tham gia cuộc thi từ học sinh qua đó giáo viên rút ra được ưu điểm và hạn chế của đề tài.
- Phương pháp điều tra: Mục đích là thu thập những thông tin quan trọng về đối tượng nghiên cứu làm cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp cho đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Mục đích là so sánh kết quả tác động của ngưới nghiên cứu lên một nhóm lớp – gọi là nhóm thực nghiệm – với một nhóm lớp tương đương không được tác động – gọi là nhóm đối chứng từ đó thấy được tính hiệu quả của đề tài.
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận.
2.1.1. Lí luận chung về bản sắc văn hóa địa phương.
- Khái niệm về bản sắc văn hóa địa phương.
Văn hóa theo nghĩa rộng là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử. BSVH địa phương là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được nhân dân địa phương sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của địa phương này so với địa phương khác. Xét về bản chất, BSVH địa phương thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một vùng miền. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa vùng này với vùng khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động. Trong quá trình tồn tại và phát triển, bản sắc văn hoá bản địa là yếu tố mang sức mạnh tinh thần dân tộc, giúp địa phương vượt qua những thử thách của lịch sử, bởi vì bản sắc văn hóa bản địa là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản thuộc sức mạnh tiềm tàng và sức sáng tạo của một địa phương trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho địa phương đó giữ vững được tính duy nhất. Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy BSVH bản địa đã và đang được nhiều huyện, nhiều tỉnh coi trọng và có những giải pháp cụ thể trong quá trình phát triển.
- Ý nghĩa của hoạt động tham quan, dã ngoại nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương cho học sinh trường THPT Con Cuông.
- Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp học sinh phát triển kỹ năng học tập như tự chiếm lĩnh kiến thức, kích thích hứng thú nhận thức của, phát triển trí tuệ của học sinh, giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Góp phần phát triển các kỹ năng mềm cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu và kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
2.1.2. Lý luận về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Quan niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]