SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường trung học phổ thông
- Mã tài liệu: MT0251 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 652 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đông Hiếu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 32 |
Tác giả: | Đặng Thị Thanh Mai |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Đông Hiếu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường trung học phổ thông” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Giải pháp 2: Tập trung vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ, phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo sẵn sàng đáp ứng công cuộc chuyển đổi số của ngành giáo dục.
Giải pháp 3: Khai thác và sử dụng kho tài nguyên số, từng bước xây dựng kho học liệu số của nhà trường và bộ môn
Giải pháp 4: Xây dựng hạ tầng số phục vụ cho chuyển đổi số trong trường THPT
Mô tả sản phẩm
MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam đã nỗ lực đổi mới căn bản, toàn diện hướng đến hòa nhập với giáo dục thế giới. Chuyển đổi số (CĐS) trở thành vấn đề toàn cầu và giáo dục đào tạo không thể nằm ngoài quy luật ấy. Để kịp thời nắm bắt những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục thời đại 4.0 đã khuyến khích hình thức dạy học trực tuyến, tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động dạy học để người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, chủ động và đạt hiệu quả cao hơn trong học tập. Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn thế giới trong hai năm vừa qua đã đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội để giáo dục Việt Nam thực hiện chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện. Đây là cơ hội tạo nên sự thay đổi về tư duy cho cả đội ngũ quản lý, người dạy và người học. Chuyển đổi số đã, đang và sẽ là yêu cầu bắt buộc để các cơ sở giáo dục phải thực hiện nhằm bảo đảm kế hoạch, bảo đảm chất lượng đào tạo, bảo đảm mọi hoạt động trong dạy-học và quản lý để hướng đến phát triển bền vững. Nền giáo dục số vốn đã có tiền đề từ trước nay chuyển biến về chất khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 09/2021/TT- BGDĐT ngày 30/3/2021 quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, và chính thức Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/1/2022. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trực tiếp là Trưởng
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của Bộ GD&ĐT cũng đã nhiều lần nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tăng cường công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục; đồng thời khẳng định, đây là việc lớn, việc khó, việc phức tạp với nhiều thách thức đặt ra nhưng là việc phải làm và nếu làm được, sức lan tỏa sẽ rất lớn.
Tuy nhiên việc chuyển đổi số ở các trường phổ thông hiện nay còn nhiều mới mẻ, thách thức và khó khăn. Tư duy về CĐS vẫn còn khá xa lạ với phần đông các nhà quản trị nhà trường, cơ sở vật chất, nền tảng kỹ thuật số không đồng bộ, điều kiện kinh tế của các gia đình học sinh và các trường học thuộc vùng nông thôn, miền núi gặp rất nhiều khó khăn, một số giáo viên chưa thực sự nhanh nhạy và không có điều kiện tiếp xúc nhiều về công nghệ, một số nhà quản lý giáo dục không thực sự quan tâm đến vấn đề này… Những khó khăn đó là lực cản lớn khiến cho việc chuyển đổi số ở các trường phổ thông, nhất là vùng nông thôn và miền núi khó theo kịp chỉ đạo chung của ngành và khó đạt hiệu quả như mong muốn.
Những năm học gần đây là những năm học đầy khó khăn với ngành giáo dục Việt Nam và giáo dục Nghệ An nói riêng. Sau lễ khai giảng đặc biệt năm học 2021-2022, Sở Giáo dục và đào tạo đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp chuyển đổi số phù hợp, kịp thời ứng phó với đại dịch Covid-19 để công tác dạy và học được triển khai theo kế hoạch, thực hiện phương châm: “Dừng đến trường nhưng không dừng việc học”, “Không để em học sinh nào bị bỏ lại phía sau”.
Nền tảng cơ bản của chuyển đổi số trong giáo dục dựa vào nhiều yếu tố như đường lối, chủ trương chính sách, đội ngũ lãnh đạo, giáo viên, người học, cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu số…. Là một hiệu trưởng trường THPT, bản thân tôi xác định vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong trường học rất quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo, từ thực tiễn hoạt động chuyển đổi số tại trường THPT Đông Hiếu trong những năm gần đây, bản thân đã triển khai đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường trung học phổ thông”. Đề tài này được nhìn từ góc độ của một nhà quản lý giáo dục, đề tài không đi sâu vào kiến thức chuyên ngành công nghệ, vấn đề chuyển đổi số được nhìn nhận ở những khái niệm cơ bản, phù hợp với thực tiễn bối cảnh giáo dục phổ thông đại trà hiện nay. Mong muốn của tác giả là tìm cách thay đổi tư duy, hướng tiếp cận và tìm kiếm các giải pháp góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong trường học hiện nay.
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản của nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo và các tài liệu khác về chuyển đổi số; từ thực trạng của chuyển đổi số tại trường THPT Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa), sáng kiến kinh nghiệm đã đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả chuyển đổi số tại trường trung học phổ thông và từ đó, xin được chia sẻ kinh nghiệm đến các đồng nghiệp là cán bộ quản lý nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích – tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa…; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh, tăng cường CĐS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hiện nay tại một trường THPT miền núi như trường THPT Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) nói riêng và các trường THPT nói chung.
- Tính mới của đề tài
Từ góc độ của một nhà quản lý, đề tài đề xuất được những giải pháp nâng cao chất lượng chuyển đổi số ở trường THPT dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, dựa trên những kinh nghiệm thực tế cụ thể, khoa học. Đề tài thuộc lĩnh vực Quản lý giáo dục, nhìn nhận vấn đề CĐS từ góc độ của nhà quản lý trường học.
- Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung đề tài có 3 phần:
- Cơ sở lý luận về chuyển đổi số.
- Thực trạng về chuyển đổi số ở trường học hiện nay.
- Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở trường trung học phổ thông.
PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận về chuyển đổi số
- Khái niệm chuyển đổi số
Chuyển đổi số (Digital transformation) là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức hoạt động dựa trên công nghệ số. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, nó có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ số. Microsoft lại cho rằng: “Chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.” Một số chuyên gia cho rằng chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình hoạt động, tạo ra những cơ hội, hiệu quả và giá trị mới.
Nhìn chung, các định nghĩa trên đều có điểm chung, CĐS thực chất là chuyển các hoạt động của con người từ thế giới thực, từ phương pháp, cách thức truyền thống sang phương pháp, cách thức mới ở trên môi trường mạng dựa trên công nghệ số. Trên thực tế, chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi tư duy, phương thức điều hành, văn hóa tổ chức,… của một lĩnh vực nào đó. Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay.
- Dạy học trực tuyến và chuyển đổi số trong ngành giáo dục- đào tạo.
-
- Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống dạy học trực tuyến. Hệ thống dạy học trực tuyến bao gồm hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý
và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến. Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học chính là thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành giáo dục.
- Chuyển đổi số trong ngành giáo dục là quá trình áp dụng công nghệ thông tin, những thành tựu của công nghệ số vào việc quản lý và dạy – học nhằm thay đổi phương pháp, cách thức hoạt động truyền thống, tạo ra những cơ hội, hiệu quả và giá trị mới trong ngành giáo dục. Chuyển đổi số chính là để vận hành giáo dục hiệu quả, chất lượng hơn. Cụ thể, CĐS trong giáo dục được làm rõ trong Chương trình CĐS quốc gia, cụ thể đó là: “phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến”. Hiện nay, CĐS trong giáo dục và đào tạo tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và chuyển đổi số trong dạy – học, kiểm tra, đánh giá. Chuyển đổi số trong quản lý là số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu liên thông, triển khai ứng dụng thành tựu của công nghệ số để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục ra quyết định trong lãnh đạo, điều hành. Chuyển đổi số trong dạy- học và kiểm tra, đánh giá là số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), xây dựng thư viện số, phòng thí nghiệm ảo, triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến…; chuyển đổi toàn bộ cách thức, phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học sang không gian số, khai thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy hiệu quả.
Trong quản lý, các trường học hiện nay đã áp dụng nhiều phần mềm để quản lý trường học hiệu quả hơn. Ngoài ra, phần mềm quản lý tài sản, tài chính; quản lý hồ sơ giáo viên và quản lý hồ sơ, kết quả học tập của học sinh,… cũng được sử dụng rộng rãi tại các trường học. Nhờ các ứng dụng này, phụ huynh và học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp nhận, tra cứu thông tin liên quan đến vấn đề học tập của học sinh. Cũng nhờ đó, người dạy có thể quản lý được bảng điểm, thời khóa biểu hay trao đổi, xử lý những thông tin quan trọng một cách nhanh chóng ở mọi nơi mọi lúc. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo trường học sẽ rất linh hoạt trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến hệ thống văn bản của cấp trên, chuyển tiếp các văn bản đến tận giáo viên và nhân viên trong trường một cách chính xác và kịp thời. Ngoài ra, nhà quản lý còn có thể thông qua các phần mềm quản lý để hỗ trợ mình quản lý kết quả học tập của học sinh một cách công khai, minh bạch. Tại phòng làm việc của các nhà trường đều được trang bị các dụng cụ công nghệ hiện đại như đường truyền, wifi tốc độ cao, thiết bị họp trực tuyến, các máy móc hỗ trợ để có thể thực hiện công việc trong mọi hoàn cảnh.
Trong dạy-học, xu hướng công nghệ số đang được nhân rộng trong các không gian giảng dạy. Ở các trường học hiện nay, mô hình lớp học tập trung có thể linh hoạt chuyển sang các mô hình dạy học trực tuyến ở mọi không gian, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để hỗ trợ các hoạt động giảng dạy, học tập. Các lớp học tại trường, thông qua xã hội hóa phần lớn đều được trang bị đầy đủ thiết bị dạy học hiện đại, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập được thông suốt trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Thậm chí, nhiều giáo viên đã chuẩn bị tại nhà riêng những phòng dạy học trực tuyến đầy đủ thiết bị như màn hình, máy chiếu, bảng điện tử…, mở rộng không gian dạy học đa dạng, linh hoạt. Với học sinh, chuyển đổi số mở ra cho học sinh một môi trường học tập linh hoạt và mang tính kết nối cao. Nhờ đó, người dạy và người học sẽ cùng nhau trải nghiệm, khám phá; quá trình hợp tác, tương tác cũng hoàn toàn khác với dạy học truyền thống. Sự đổi mới này nhằm đáp ứng nhu cầu học tập mọi nơi, mọi lúc ngày càng tăng của học sinh, đồng thời thúc đẩy sự năng động, tăng hiệu quả cho quá trình dạy học của giáo viên
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]