SKKN Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giúp học sinh phát triển toàn diện ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0306 Copy
Môn: | Quản lý |
Lớp: | |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 464 |
Lượt tải: | 2 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 61 |
Tác giả: | Phạm Thị Hồng Nhung |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 4 |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giúp học sinh phát triển toàn diện ở trường THPT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1 Đẩy mạnh vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền tron công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
2 Chú trọng công tác tuyên truyền về việc phối hợp giữa nhà trường-gia đình-xã hội
3 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
4 Xác định rõ và làm tốt các nội dung phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
5 Xác định rõ trách nhiệm của từng môi trường trong công tác phối hợp giáo dục học sinh
6 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhắc đến việc giáo dục và đào tạo con người, chúng ta thường nghĩ đến vai trò của các nhà trường, các cơ sở giáo dục. Trên thực tế, để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện cả đức – trí – thể – mỹ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ có vai trò của nhà trường mà còn rất cần sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của gia đình và toàn xã hội. Đó là ba môi trường giáo dục quan trọng tạo thành thế “chân kiềng” vững chắc để cùng giáo dục, hình thành nhân cách và vun đắp sự trưởng thành của một con người.
Nguyên lý giáo dục ấy đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT tiếp tục khẳng định quan điểm: “Phát triển GD&ĐT là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nhấn mạnh “Nuôi dưỡng hoài bão, khát vọng vươn lên, nêu cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, với xã hội” với quan điểm phát triển thế hệ trẻ “lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ”. Quan điểm đó thể hiện được sự quan tâm, kỳ vọng của Đảng về thế hệ trẻ – thế hệ tương lai, rường cột của nước nhà.
Luật giáo dục năm 2019 tại chương VI nêu rất rõ trách nhiệm của từng môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Có thể nói việc giáo dục, bồi dưỡng, rèn luện các phẩm chất và năng lực nhằm giúp học sinh phát triển nhân cách một cách toàn diện là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế, việc giáo dục học sinh luôn luôn đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và mọi người trong xã hội.
Trong lý luận cũng như thực tiễn giáo dục, sự thống nhất tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình và xã hội được xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục có điều kiện đạt hiệu quả tốt.
Những năm qua, việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã được quan tâm hơn. Đa số học sinh đều có lý tưởng phấn đấu, động cơ học tập nghiêm túc, rõ ràng, tích cực tham gia các hoạt động chung của tập thể. Phần lớn học sinh có đạo đức, lối sống văn hóa, lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực nêu trên, hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh vi phạm các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, lối sống, gây băn khoăn, lo lắng lớn cho xã hội. Trong đó những hành vi đáng báo động như: lối sống thực dụng, buông thả, mờ nhạt về lý tưởng; nói dối cha mẹ, thầy cô; trốn học, đánh nhau, trộm cắp, xin đểu; vô lễ, lười học tập, gian lận thi cử; hành hung thầy cô giáo… Đặc biệt là tình trạng đánh nhau trong học sinh ngày càng nhiều, không chỉ nam sinh mà còn có nữ sinh. Hậu quả của lối sống này là tàn phá tâm hồn, làm trái tim của các em trở nên chai sạn, thiếu đi mục tiêu sống, động lực sống, có nguy cơ dẫn tới thực hiện những hành vi lệch chuẩn. Nếu không ngăn chặn, nó có thể nguy hại đến tương lai, tính mạng của con người thậm chí là ảnh hưởng đến vận mệnh của cả một dân tộc.
Để giúp học sinh phát triển toàn diện, đủ đức, đủ tài thì rất cần sự phối kết hợp nhịp nhàng, hiệu quả từ các các lực lượng giáo dục trong đó thế chân kiềng
“Nhà trường – gia đình – xã hội” là cực kỳ quan trọng. Chính vì lẽ đó, bản thân chúng tôi là một nhà quản lý &GVCN luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo và có giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục từ nhiều phía như đã nêu ở trên. Chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giúp học sinh phát triển toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An” để làm cẩm nang cho bản thân, đồng nghiệp và học sinh, giúp học sinh có được những điều kiện giáo dục tốt nhất có thể để các em an tâm học tập, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão và sớm trở thành người hữu ích cho đất nước.
PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1 Cơ sở lý luận của việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giúp học sinh phát triển toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ: Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Nghị Quyết 29-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế…Giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao. Muốn thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh thì cần phải coi trọng cả giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chỉ riêng nhà trường, chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục toàn diện được.
Quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã tiếp tục khẳng định “Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”.
Nghị Quyết của BCH Đảng bộ Tỉnh số 03/NQ-TU ngày 19.11.2021 về nâng cao giáo dục toàn diện trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030. Trong đó nêu rõ: Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức và sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, nhân dân trong nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong công tác giáo dục học sinh.
Các văn bản hướng dẫn và các đợt tập huấn của Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An về công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của việc phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giúp học sinh phát triển toàn diện ở trường THPT Quỳnh Lưu 4, tỉnh Nghệ An
Cấp ủy Đảng, Ban giám hiệu rất quan tâm và coi trọng công tác phối hợp. Xây dựng kế hoạch các năm học luôn chú trọng giải pháp thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thông qua vai trò của giáo viên bộ môn, nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp, hệ thống sổ liên lạc thông thường, sổ liên lạc điện tử, điện thoại và các phương tiện truyền thông qua mạng internet rất thông dụng hiện nay như thư điện tử, zalo, viber, messenger, facebook… để thường xuyên nắm bắt tình hình gia cảnh, hoàn cảnh, diễn biến tâm lý của học sinh; kịp thời thông tin đến cha mẹ học sinh tình hình tu dưỡng, rèn luyện và kết quả học tập của con em họ, qua đó động viên, chia sẻ và uốn nắn từng biểu hiện hành vi của học sinh, kể cả những sai phạm, biểu hiện lệch chuẩn. Duy trì nền nếp việc họp phụ huynh học sinh đầu năm học, kết thúc học kỳ I và cuối năm học để thông tin đến gia đình học sinh tình hình học tập của con em và bàn giải pháp phối hợp giáo dục.
Mặt khác, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình thể hiện rõ qua hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường và lớp. Việc thành lập và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh được chỉ đạo thực hiện theo đúng Thông tư số 55/2011/TT-BGGĐT ngày 22/11/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trường THPT Quỳnh Lưu 4 đã duy trì tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, lớp; giúp nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đóng góp chương trình giáo dục, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo,.. và quản lý, giáo dục, chăm sóc học sinh.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]