SKKN Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường thpt

4.5/5

Giá:

100.000 đ
Cấp học: THPT
Môn: Kỹ năng sống
Lớp: 10.11
Bộ sách:
Lượt xem: 436
File:
TÀI LIỆU WORD
Số trang:
46
Lượt tải:

0

Sáng kiến kinh nghiệm “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường thpt”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:

3.1. Xác định mục tiêu, nội dung của việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học

đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khoá

3.2. Tổ chức thực hiện

3.2.1. Công tác chuẩn bị

3.2.2. Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

3.2.3. Tiến trình thực hiện các hoạt động

3.2.3.1. Hoạt động giới thiệu chủ đề

3.2.3.2. Hoạt động thảo luận chủ đề

3.2.3.3. Hoạt động giải đáp thắc mắc

3.2.3.4. Hoạt động: “Góc tâm sự”

3.2.4. Tổng kết hoạt động.

Mô tả sản phẩm

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 

Trong xã hội ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự phát triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường thì giới trẻ đang sống trong mối quan hệ xã hội rất đa dạng và phức tạp. Giới trẻ hiện nay đang được hưởng rất nhiều tiện ích từ sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển là những hệ lụy, những tệ nạn xã hội mang lại, mà lứa tuổi học sinh lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng vì các em vẫn còn rất non nớt trong nhận thức, suy nghĩ và hành động. Nếu không quan tâm và can thiệp kịp thời thì các em rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm, thiếu tự tin, cô lập…. Thời gian gần đây vấn đề bạo lực học đường trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại xuất hiện nhiều đến như vậy trong những năm gần đây. Những video ghi lại cảnh học sinh đánh nhau được phát tán, lan tràn trên mạng xã hội. Nam có, nữ có với những hành vi đánh đập, hành hạ, nhục mạ đến không thể tin được lại xẩy ra ở lứa tuổi học trò. Đó là hồi chuông nhức nhối cho nghành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung. 

Đối với những vụ bạo lực học đường, nhẹ cũng gây ra những tổn thương nhất định về tinh thần hoặc thương tích nhẹ cho người bị hại. Những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm của nó. Người gây ra bạo lực nặng thì bị đuổi học, xử lý hình sự nhẹ thì bị kỷ luật còn người bị hại phải gánh chịu những sang chấn tâm lý, tổn thương về tinh thần cũng như thể xác thậm chí là sinh mạng để lại sự mất mát, đau đớn cho học sinh cũng như gia đình. Nhiều vụ án đau lòng liên quan đến bạo lực học đường trong những năm qua vừa được mang ra xét xử. Đứng trước tòa là những gương mặt non nớt của những cô cậu học sinh với những lý do gây án rất trẻ con như “nhìn thấy ghét”, “thích là huých”….Bạo lực học đường không những ảnh hưởng đến người bị hại mà còn ảnh hưởng đến những học sinh chứng kiến hành vi bạo lực. Điều đáng nói là thực trạng này diễn ra ở hầu hết các trường học, trở thành mối lo lắng, băn khoăn của nhà trường trong việc tìm ra giải pháp để khắc phục, hạn chế và chấm dứt nó và đặc biệt là trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết để phòng tránh hiệu quả. 

Đa số học sinh ở trường Trung học phổ thông Nguyễn Sỹ Sách là con em nông thôn, ngoài giờ học các em còn tham gia lao động để tăng thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít học sinh nhận thức về giá trị sống còn hời hợt dẫn đến những hành vi buông thả, đua đòi, ăn chơi, thích “làm màu” trước chúng bạn bằng những lời nói và hành vi tiêu cực. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xích mích, bạo lực không đáng có. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc học tập mà có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lí của các em, đến gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, còn có một số em do điều kiện sống gia đình còn rất khó khăn, thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ nên các em thiếu hiểu biết nhất định về vấn đề này. Vì vậy ở các em học sinh đang tồn tại một khoảng trống không hề nhỏ về ý thức bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến bạo lực học đường. Đồng thời, các em cũng thiếu những địa chỉ đáng tin cậy để tìm tới nếu chẳng may có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực học đường. 

Thực tế trong công tác giảng dạy bộ môn, chúng tôi có thể lồng ghép ở nhiều bài về nội dung giáo dục này. Tuy nhiên do thời lượng có hạn nên chúng tôi nhận thấy việc lồng ghép kiến thức về bạo lực học đường nói chung và kiến thức phòng tránh bạo lực học đường nói riêng bị hạn chế. Vậy làm thế nào để các em học sinh thay đổi nhận thức, phân biệt được những hành vi bạo lực học đường và làm thế nào để phản ứng lại với khi có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường, đó chính là những lí do chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khóa ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách” nhằm góp phần đào tạo ra một thế hệ trẻ thực sự năng động, tự tin và giàu bản lĩnh ứng phó với bất cứ kỳ tình huống nào trong cuộc sống. 

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 

  • Nhằm trang bị cho các em học sinh kiến thức về vấn đề bạo lực học đường, nhận biết được các hành vi; hậu quả do bạo lực học đường gây ra. Học sinh biết rằng tất cả mọi người đều có thể là nạn nhân của bạo lực học đường, xác định được kẻ gây ra bạo lực học đường có thể là bất kì ai. 
  • Góp phần giáo dục giúp học sinh có kĩ năng phát hiện, xử lí và phòng tránh kịp thời các tình huống có nguy cơ xẩy ra bạo lực học đường; có khả năng tự bảo vệ mình khỏi bạo lực học đường. 
  • Giúp các em học sinh biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào tình huống có thể bị bạo lực học đường. 
  • Biết tôn trọng quyền toàn vẹn thân thể của mình và của người khác. 

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 

3.1. Đối tượng nghiên cứu: 

  • Học sinh THPT Nguyễn Sỹ Sách 
  • Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của bạo lực học đường đến chất lượng học tập cũng như chất lượng sống của học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách. 

3.2. Phạm vi nghiên cứu 

Đề tài thuộc lĩnh vực quản lí, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, được tiến hành nghiên cứu ở trường THPT Nguyễn Sỹ Sách – Thanh Chương – Nghệ An. 

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 

  • Phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 
  • Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. 
  • Phương pháp thực nghiệm. 
  • Phương pháp phân tích, tổng hợp. 

V. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 

  • Giáo giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường cho học sinh thông qua buổi hoạt động ngoại khoá nhằm giúp học sinh hứng thú và thoải mái trong việc tiếp nhận giải pháp. Những hoạt động được tổ chức trong buổi ngoại khoá rất thực tế và sinh động nên học sinh rất dễ hiểu, nắm bắt và vận dụng hiệu quả trong việc phòng và ứng phó những tình huống của bạo lực. Từ đó góp phần giúp các em có được một cơ thể khoẻ mạnh và tâm lí tốt cho sự phát triển bản thân. 
  • Đề tài là nguồn tư liệu để các giáo viên có thể tham khảo, đưa vào áp dụng trong giáo dục kĩ năng sống và phòng chống bạo lực cho học sinh trong trường học. Đồng thời thông qua kết quả thực nghiệm có đối chứng để kiểm chứng tính khả thi của đề tài. 

PHẦN B: NỘI DUNG 

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 

Trong giáo dục trẻ vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống luôn là điều cần thiết nhất là trong tình trạng hiện nay, trẻ em dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, bị lạm dụng, bị bạo hành…thì giáo dục các kỹ năng sống sẽ giúp trang bị cho các em khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi bị bạo lực học đường. 

Việc giáo dục kĩ năng phòng tránh bạo lực học đường nói riêng cho học sinh trung học phổ thông đã được xã hội thừa nhận và tập trung khá nhiều vào những năm gần đây. 

Những kiến thức cần giáo dục học sinh trong buổi hoạt động ngoại khóa: 

1.1. Bạo lực học đường là gì? 

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo đức, xúc phạm trấn át người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. 

* Các hành vi bạo lực học đường:  

  • Hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh như đấm đá, túm tóc, cào cấu, xé áo… hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường. 
  • Hành vi bạo lực tinh thần, bao gồm việc tấn công bằng lời nói như xúc phạm nhau ở lớp, nhận xét không phù hợp, thiếu đúng đắn, lời nói giễu cợt khiếm nhã thóa mạ nhau thách thức nhau trên mạng xã hội… gây ức chế tinh thần dẫn đến trầm cảm hay tự tử. 
  • Hành vi bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục…đây được xem là dạng bạo lực học đường đáng lên án nhất. 
  • Các dạng bắt nạt bạn học và mang vũ khí đến trường. 

1.2. Hậu quả của bạo lực học đường.                                                                           

  • Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: Cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo lực học đường đều có hậu quả không hay về mặt thể xác. Nhẹ thì có thể là những vết bầm tím, nặng thì có thể phải nhập viện điều trị, tồi tệ hơn là có thể mất mạng. 
  • Không chỉ về thể xác mà về tinh thần học sinh cũng như gia đình. Những đứa trẻ bị bạo lực, nhất là bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp…Sự sợ hãi hoặc nổi ám ảnh làm thế nào đối phó với kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí nếu kéo dài các em sẽ sợ hãi, hoang mang, mất ngủ, căng thẳng tột độ, rơi vào khủng hoảng tinh thần, trầm cảm và dẫn đến sang chấn tâm lý nghiêm trọng. 
  • Những học sinh chỉ chứng kiến mà không tham gia bạo lực học đường cũng bị ảnh hưởng. Khi chứng kiến các em sẽ sợ hãi, nếu thấy những kẻ gây bạo lực không bị trừng phạt thì các em chứng kiến có thể hùa theo và có khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai hoặc có thể các em cảm thấy bị bất lực, lâu dần sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác. Từ đó làm các em mất lòng tin vào tình yêu, vào con người và vào chính mình. 
  • Bạo lực học đường, ngoài việc bị coi là sự vi phạm đạo đức nghiêm trọng, còn gây ra những hiện tượng bỏ học, chuyển trường… Ở mức cao nhất, kể cả kẻ gây ra hành vi bạo lực học đường hay nạn nhân của bạo lực học đường, nhiều em đã trở nên chai lỳ, bất cần đời, nổi loạn hoặc trở thành những phần tử bất mãn xã hội. 

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Theo dõi
Thông báo của
guest
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Set your categories menu in Theme Settings -> Header -> Menu -> Mobile menu (categories)
Shopping cart

KẾT NỐI NGAY VỚI KIẾN EDU

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của bạn.

0886945229

Email

kienedu.com@gmail.com

Đây chỉ là bản XEM THỬ - khách hàng vui lòng chọn mua tài liệu và thanh toán để nhận bản đầy đủ

TẢI TÀI LIỆU

Bước 1: Chuyển phí tải tài liệu vào số tài khoản sau với nội dung: Mã tài liệu

Chủ TK: Ngô Thị Mai Lan

STK Agribank: 2904281013397 Copy
* (Nếu khách hàng sử dụng ngân hàng Agribank thì chuyển tiền vào STK Agribank để tránh bị lỗi treo giao dịch)
STK TPbank: 23665416789 Copy
tài khoản tpbank kienedu

Bước 2: Gửi ảnh chụp giao dịch vào Zalo kèm mã tài liệu để nhận tài liệu qua Zalo hoặc email

Nhắn tin tới Zalo Kiến Edu (nhấn vào đây để xác nhận và nhận tài liệu!)