SKKN Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi thông qua chủ đề “ dinh dưỡng khoáng ở thực vật”
- Mã tài liệu: MP0771 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 181 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 57 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hương |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Tương Dương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi thông qua chủ đề “ dinh dưỡng khoáng ở thực vật” “ triển khai các biện pháp như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, điều tra khảo sát tình hình thực tế.
Bước 2: Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề.
Bước 3: Thiết kế giáo án dạy chủ đề gắn liền với hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường:
– Mục tiêu
– Mô tả các mức độ nhận thức và các năng lực được hình thành
– Biên soạn câu hỏi và bài tập
– Thiết kế tiến trình dạy học
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Mở đầu.
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
+ Hoạt động 3: Luyện tập ( Lồng ghép hoạt động trải nghiệm ).
+ Hoạt động 4: Vận dụng ( Lồng ghép hoạt động trải nghiệm ).
+ Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng ( Lồng ghép hoạt động trải nghiệm ).
Bước 4: Đánh giá năng lực, phẩm chất, ý thức, thái độ của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm được lồng ghép vào phần luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng trong chủ đề.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học, việc đổi mới phương pháp dạy học một cách phù hợp với đối tượng học sinh là rất cần thiết. Đặc biệt đối với bộ môn sinh học thì hoạt động học tập yêu cầu học phải gắn liền với thực tiễn để đem lại hiệu quả học tập và tạo khả năng hứng thú cho học sinh.
Hiện nay khi mục tiêu giáo dục của Đảng nhà nước đặt ra cũng như nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phải đào tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức mà còn phải có năng lực, phẩm chất tốt. Không chỉ lĩnh hội được kiến thức mà phải lĩnh hội được con đường, phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó cũng như biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn thì việc đổi mới phương pháp dạy học là điều trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Để học sinh thấy các kiến thức mình học là những kiến thức cần thiết, không xa rời thực tiễn mà nó gần gũi với chính từng gia đình mỗi em học sinh. Từ đó học sinh hình thành nhu cầu, hứng thú đem lại hiệu quả học tập cao.
Xuất phát từ thực tiễn trường trung học phổ thông (THPT) Tương Dương 1 là trường đóng trên địa bàn huyện Tương Dương, một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An nơi đa số gia đình các em học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số sống nhờ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt mấy năm gần đây huyện Tương Dương đã chủ trương giúp bà con mở rộng sản xuất nông nghiệp, tập trung chuyển giao khoa học kĩ thuật, đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng, khuyến khích khai hoang, phục hoá tăng diện tích cây trồng, chuyển diện tích cây lúa, màu kém hiệu quả sang trồng ngô và rau màu. Từng bước tăng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng. Xác định cây con chủ lực để đưa vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và tạo hàng hóa, thực hiện tốt công tác liên kết trong sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh việc đưa các giống mới vào sản xuất thử, đã được trồng nhiều và có hiệu quả ở các huyện khác. Tổ chức xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).Thực hiện tốt công tác tuyên truyền để chính quyền địa phương, nhân dân hiểu về ý nghĩ và tầm quan trọng của chương trình, từng bước tạo ra các sản phẩm đặc trưng chủ lực cho huyện, được công nhận đạt được các tiêu chí theo quy định của chương trình; hình thành và phát triển các sản phẩm mới. Các sản phẩm dự kiến đưa vào hồ sơ đăng ký: Cà chua múi, Nghệ đỏ, Rau an toàn, Cà ngọt, Gạo nếp cẩm, xoài Tương Dương. Khuyến khích phát triển mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng kết hợp với trồng rừng (VACR), từng bước tăng thêm thu nhập, giúp bà con dần thoát nghèo.
Đặc biệt giúp hạn chế tập quán du canh, du cư của gia đình học sinh vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, để hỗ trợ bố mẹ trong sản xuất nông nghiệp, đem lại năng suất cao cho cây trồng thì học sinh phải biết rõ vai trò, đặc điểm, tính chất, ứng dụng của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, cách sử dụng chúng trong việc bón cho cây trồng như thế nào là hợp lí để đem lại năng suất cao mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó các em có thể về trải nghiệm tại địa phương cũng như trên chính những mảnh vườn của gia đình mình.
Từ thực trạng trên, để góp phần giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong trồng trọt đem lại năng suất cao, góp phần tăng thêm thu nhập, giúp bảo vệ môi trường sống, hạn chế tập quán du canh, du cư của gia đình học sinh THPT vùng dân tộc thiểu số huyện miền núi
Tương Dương, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): “Giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh THPT miền núi huyện Tương Dương thông qua chủ đề Dinh dưỡng
khoáng ở thực vật – Sinh học 11 ”
- Mục tiêu của đề tài:
- Thiết kế chủ đề dạy học “ Dinh dưỡng khoáng ở thực vật – Sinh học 11 ” chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn và các hoạt động trải nghiệm để giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường sống cho học sinh.
- Vận dụng kiến thức đã học từ chủ đề để học sinh ở huyện miền núi tham gia hoạt động trải nghiệm trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là việc sử dụng hợp lí phân bón tại địa phương cũng như trên chính những mảnh vườn của gia đình mình.
- Từ kết quả trải nghiệm của học sinh trong hoạt động thực tế giúp giáo viên đánh giá được thái độ, ý thức, năng lực, phẩm chất của học sinh.
3. Tính mới của đề tài trong thực tế của ngành, của địa phương.
Tính mới của đề tài chính là tăng cường tích hợp kiến thức của bài học vào việc nâng cao ý thức sử dụng hợp lí các loại phân bón trong sản xuất nông nghiệp góp phần nâng cao năng suất cây trồng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của học sinh, hạn chế tập quán du canh, du cư của gia đình học sinh vùng dân tộc thiểu số, thông qua hoạt động trải nghiệm tại địa phương cũng như trên chính những mảnh vườn của gia đình mình được lồng ghép vào phần luyện tập, vận dụng và tìm tòi mở rộng sau chủ đề đã học. Từ đó giúp học sinh hình thành ý thức sử dụng hợp lí phân bón trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường sống tại địa phương mình.
4. Phạm vi của đề tài
- Đề tài nghiên cứu áp dụng cho các đối tượng học sinh THPT miền núi Tương Dương, sinh sống ở các vùng miền mà địa phương chủ yếu sản xuất nông nghiệp.
- Không gian, thời gian:
+ Năm học 2020 – 2021: Học sinh lớp 11G, trường THPT Tương Dương 1.
+ Năm học 2021 – 2022: Học sinh khối 11, trường THPT Tương Dương 1
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của đề tài.
- Vận dụng cơ sở lý thuyết để thiết kế chủ đề dạy học “ Dinh dưỡng khoáng ở thực vật – Sinh học 11 ” gắn liền với hoạt động trải nghiệm nâng cao ý thức sử dụng hợp lí các loại phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sống của học sinh…
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
Phần II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu:
Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề…có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc trong các học phần của môn học đó, làm thành nội dung bài học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu:
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón là một trong những vật tư quan trọng, góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng nông sản, cải tạo đất và bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây việc sử dụng phân bón của bà con nông dân huyện miền núi Tương Dương còn rất nhiều bất cập, như việc chưa biết lựa chọn phân bón phù hợp với đất đai và cây trồng; chủ yếu sử dụng phân hóa học, dùng nhiều loại phân bón tan nhanh, kỹ thuật bón không đúng cách, bón phân không cân đối các chất dinh dưỡng đa – trung – vi lượng… gây ra sự lãng phí rất lớn. Ngoài ra, lãng phí phân bón còn làm giảm chất lượng nông sản, gây ra suy thoái đất, ô nhiễm nguồn nước và tăng lượng phát thải khí nhà kính. Theo quan niệm mới, sản xuất nông nghiệp sạch, nông sản hữu cơ là không được dùng thái quá hóa chất tổng hợp như phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng, chất bảo quản, vật liệu biến đổi gen… mà là ưu tiên sử dụng phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh vật, phân khoáng thiên nhiên. Như thế mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cân đối của cây trồng, vừa duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa không để lại dư lượng độc hại trong nông sản, tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước tăng thêm thu nhập, giúp bà con dần thoát nghèo. Tuy nhiên để đem lại năng suất cho cây trồng thì học sinh phải biết vai trò, tính chất và ứng dụng của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, cách sử dụng chúng trong việc bón cho cây trồng như thế nào là hợp lí để đem lại năng suất cao mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền ý thức sử dụng hợp lí phân bón cho người dân, cho học sinh là rất quan trọng, đặc biệt nâng cao nhận thức cho học sinh là yêu cầu cấp thiết trước mắt cũng như lâu dài nhằm làm thay đổi cách nhìn nhận, nhận thức về sản xuất nông nghiệp, về bảo vệ môi trường sống để thực hiện tốt việc phát triển sản xuất nông nghiệp trên mảnh đất của gia đình mình, địa phương mình.
Nhận thấy được điều đó trong nhiều năm qua, nhà trường luôn coi trọng công tác giáo dục nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, bảo vệ môi trường cho học sinh, từ đó tạo ra sự đổi mới tích cực của các em từ nhận thức đến các hành động cụ thể. Trong công tác giảng dạy, các thầy cô giáo luôn lồng gắn kiến thức chuyên môn trong các chủ đề dạy học với các hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng sống, dạy học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu nông nghiệp, hiểu biết về các loại phân bón, về vai trò của chúng, các biện pháp sử dụng hợp lí phân bón góp phần nâng cao năng suất cây trồng, có hành vi ứng xử phù hợp, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường…
Cơ sở lý thuyết của đề tài:
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục và Đào tạo về đổi mới phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu những tài liệu về lý luận dạy học bộ môn, hệ thống các phương pháp dạy học tích cực, các tài liệu về dạy học tích cực.
- Nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 11 và các tài liệu có liên quan nội dung phần chủ đề “Dinh dưỡng khoáng ở thực vật”.
II. NỘI DUNG TIẾN HÀNH:
Bước 1: Thu thập thông tin, điều tra khảo sát tình hình thực tế.
Bước 2: Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện chủ đề.
Bước 3: Thiết kế giáo án dạy chủ đề gắn liền với hoạt động trải nghiệm từ đó nâng cao ý thức sử dụng hợp lí phân bón, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường:
- Mục tiêu
- Mô tả các mức độ nhận thức và các năng lực được hình thành – Biên soạn câu hỏi và bài tập – Thiết kế tiến trình dạy học.
+ Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ Mở đầu.
+ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
+ Hoạt động 3: Luyện tập ( Lồng ghép hoạt động trải nghiệm ).
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]