SKKN Giáo dục Stem thông qua chiết xuất dầu dừa và tạo son dưỡng môi môn Sinh học
- Mã tài liệu: MP1300 Copy
Môn: | SINH HỌC |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 596 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoa Lư A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Lê Thị Minh Hà |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Hoa Lư A |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Giáo dục Stem thông qua chiết xuất dầu dừa và tạo son dưỡng môi môn Sinh học“triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CHIẾT XUẤT DẦU DỪA VÀ CHẾ TẠO SON DƯỠNG MÔI (Tiết 1 – 45 phút)
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC NỀN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Hoạt động 3: ĐỀ XUẤT CÁC BẢN THIẾT KẾ, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
Hoạt động 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM, CHIA SẺ THẢO LUẬN VÀ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (Tiết 4 – 45 phút)
Mô tả sản phẩm
1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Tên sáng kiến: “ Giáo dục Stem thông qua chiết xuất dầu dừa và tạo son dưỡng môi”
Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục
Thời gian áp dụng: Năm học 2022 – 2023
2. Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Thực trạng
Sinh học là một môn khoa học tự nhiên nghiên cứu về sự sống. Những kiến thức được giảng dạy trong môn Sinh học rất gần gũi, rất thực tế. Tuy nhiên chương trình giáo dục hiện tại của chúng ta chủ yếu tập trung vào kiến thức lý thuyết mà ít chú ý đến các kỹ năng thực hành. Tập trung vào các bài toán giả định, tình huống lí tưởng và ít chú ý đến việc giúp người học vận dụng kiến thức, ứng dụng kiến thức vào trong thực tế. Tập trung vào hiểu kiến thức mà ít để ý đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2.1.2. Hạn chế của giải pháp cũ và những yêu cầu đặt ra cho giải pháp mới.
* Đối với giáo viên
– Không tạo hứng thú cho học sinh, không phát huy hết năng lực của học sinh, các em chưa hiểu rõ được bản chất và chưa giải thích được những tình huống xảy ra.
– Không phát triển được năng lực đặc thù của các môn học trong lĩnh vực STEM cho học sinh.
* Đối với học sinh
– Học sinh chưa có thói quen áp dụng kiến thức lý thuyết vào giải thích các hiện tượng trong thực tiễn. Chưa biết mối liên hệ giữa các môn học.
– Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, làm bài tập một cách đối phó.
– Học sinh chưa có hứng thú thực sự với môn học.
– Học sinh ít có cơ hội phát triển các năng lực chung như: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
2.2. Giải pháp mới cải tiến.
2.2.1. Mô tả bản chất của giải pháp mới: Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp và cách thực hiện
Hiện nay, phương thức giáo dục STEM không còn xa lạ trong giáo dục hiện đại. Đây là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho cả người dạy cũng như người học, khắc phục được những hạn chế của giáo dục truyền thống. Giúp cho học sinh có thể vận dụng kiến thức lý thuyết vào giải quyết các tình huống thực tiễn, các em có cơ hội phát triển kỹ năng cần thiết. Qua đó tạo hứng thú và say mê học tập, sáng tạo cho học sinh.
Với mỗi bài học áp dụng được phương pháp giáo dục STEM, đầu tiên chúng tôi triển khai nhiệm vụ học tập để xác định vấn đề, nghiên cứu kiến thức nền, sau đó học sinh đề xuất các giải pháp và xây dựng bản thiết kế cuối cùng là chế tạo sản phẩm rồi thảo luận rút kinh nghiệm.
Khi học bài học theo phương pháp giáo dục STEM học sinh được tự mình tìm hiểu kiến thức nền vận dụng kiến thức vào thực tiễn nên càng nắm vững kiến thức nền hơn.
Trong tiết báo cáo sản phẩm giáo viên đưa ra những câu hỏi để học sinh hiểu sâu sắc hơn về những cái mà học sinh đã làm được và những nhược điểm nên học sinh càng nắm vững kiến thức hơn.
2.2.2. Tổng quan về giáo dục STEM
Tiến trình bài học STEM
2.2.3. Minh họa dạy học Sinh học bằng phương pháp giáo dục STEM thông qua chiết xuất dầu dừa và tạo son dưỡng môi.
Trong chủ đề này, học sinh sẽ thực hiện dự án thiết kế quy trình chiết xuất dầu dừa tinh khiết. Từ đó chế tạo son dưỡng môi từ dầu dừa và sáp ong, đây là dòng son dưỡng thiên nhiên không có chất bảo quản, thân thiện với môi trường, an toàn với người sử dụng (kể cả trẻ em).
Giới thiệu chủ đề: dạy chủ đề trong 4 tiết. Chia lớp thành 3 nhóm.
Hoạt động chính Thời lượng
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu chiết xuất dầu dừa và chế tạo son dưỡng môi. Tiết 1
Hoạt động 2: Xác định vấn đề, nghiên cứu kiến thức nền, đề xuất giải pháp Tiết 2
Hoạt động 3: Đề xuất các bản thiết kế, lựa chọn phương án thiết kế. Tiết 3
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm chế phẩm 1 tuần (HS tự làm ở nhà theo nhóm).
Hoạt động 5: Trình bày sản phẩm và thảo luận Tiết 4
2.2.4. Kết quả đạt được
Chúng tôi thấy rằng khi áp dụng sáng kiến để giảng dạy cho học sinh thì hầu hết học sinh đều cảm thấy thích thú, tích cực chủ động làm việc. Qúa trình các em vận dụng lý thuyết vào thực tiễn trải qua rất nhiều lần thử – sai và qua các lần thử – sai đó các em càng nắm vững được kiến thức nền hơn. Bước đầu giúp các em tập làm nghiên cứu khoa học, từ đó phát triển năng lực, các em đam mê với môn học hơn, có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
– Biết và hiểu cách sản xuất một loại sản phẩm sinh học trước khi rời ghế nhà trường, bước đầu hiểu được bài toán làm kinh tế.
– Tự thiết kế được nhãn mác cho sản phẩm của mình, lên được ý tưởng quảng cáo sản phẩm cho bạn bè người thân.
– Cụ thể, hiệu quả kinh tế được tính bước đầu sơ bộ như sau:
Giá 1 sản phẩm Số sản phẩm dùng trong gia đình 1 học sinh Số học sinh lớp 10A1 Hiệu quả kinh tế đạt được tại lớp 10A1
Sản phẩm nhóm 1 10.000 2 13 260.000đ
Sản phẩm nhóm 2 13.000 2 13 338.000đ
Sản phẩm nhóm 3 15.000 2 13 390.000đ
Tổng 988.000đ
– Đề tài được mở rộng ra cả trường thì hiệu quả kinh tế có thể thu được là: 988.000 x 30 lớp = 29.640.000 đ (hai chín triệu sáu trăm bốn mươi nghìn đồng)
– Ngoài ra hoạt động STEM giúp học sinh dễ hiểu bài, nắm vững kiến thức nền nên giảm thiểu số tiền và thời gian học thêm .
Như vậy sáng kiến tổ chức hoạt động STEM của chúng tôi có giá trị kinh tế to lớn, làm lợi cho xã hội nhiều triệu đồng.
3.2. Hiệu quả xã hội
Qua việc thực hiện sáng kiến này chúng tôi thấy sáng kiến mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, giúp giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy phát huy năng lực học sinh, học sinh rèn luyện tốt kỹ năng thực hành và hình thành tư duy nghiên cứu khoa học, cách dạy học bằng phương pháp giáo dục STEM này giúp học sinh chế tạo được các sản phẩm có nhiều ứng dụng trong thực tế thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Đồng thời học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
Các giải pháp chúng tôi đưa ra có thể áp dụng rộng rãi tại tất cả các lớp khi mà vấn đề đổi mới trong giáo dục đang được triển khai rộng khắp và được toàn xã hội quan tâm.
4.2. Khả năng áp dụng
Áp dụng cho tất cả các lớp để cùng nhau tiến bộ, áp dụng cho các tiết học theo từng chương.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]