SKKN Giúp học sinh lớp 3 học tốt ”biện pháp tu từ so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3016 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 792 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 30 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Huyền |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 theo bộ sách Cánh diều (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
2. Hướng dẫn học sinh cách học từng mạch kiến thức về so sánh thông qua các bài tập cụ thể
3. Tập hợp một số dạng bài tập về biện pháp tu từ so sánh
4. Tổng hợp một số bài tập về so sánh trong cuộc sống để có thêm vốn kiến thức trong quá trình giảng dạy
Mô tả sản phẩm
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời sống của mỗi con người. Những thay đổi quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc dạy Tiếng Việt mà trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học có một vị trí rất quan trọng, vì nó là bậc học nền móng cho các bậc học tiếp theo.
Trong chương trình Tiểu học, Tiếng Việt là môn học có chức năng “kép” (vừa là môn khoa học, vừa là môn công cụ) và là môn học chiếm nhiều thời lượng nhất. Môn Tiếng Việt cung cấp một khối lượng kiến thức cơ bản cho mỗi học sinh trước khi bước vào đời. Đồng thời, nó giúp học sinh rèn luyện, nâng cao trình độ sử dụng một phương tiện học tập và lĩnh hội tri thức khoa học, nâng cao kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Học Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở những hiểu biết về nó, mà điều quan trọng là sử dụng nó ngày một thành thạo hơn, tốt hơn vào các hoạt động giao tiếp đa dạng trong xã hội.
Để đạt được mục tiêu trên, phân môn Luyện từ và câu đã góp phần không nhỏ, ngoài việc củng cố về các mẫu câu và mở rộng vốn từ cho học sinh thì phân môn Luyện từ và câu còn giúp các em làm quen với các biện pháp tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh. Đây là mảng kiến thức rất mới đối với học sinh lớp 3.
Môn Tiếng Việt lớp 3 nằm trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, với mục tiêu nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt như nghe – nói – đọc – viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
Trong chương trình Tiểu học hiện nay, phân môn Luyện từ và câu lớp 3, không có bài học riêng về kiến thức, chỉ trình bày các kiến thức (về từ gồm cả thành ngữ, tục ngữ về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc; kiến thức về ngữ pháp như từ chỉ sự vật, hiện tượng, đặc điểm, tính chất; Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm. Học sinh nhận biết sơ giản về các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá) học sinh cần làm quen và nhận biết thông qua các bài tập thực hành. Qua các bài học, các em sẽ nhận biết được các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong mỗi khổ thơ, mỗi đoạn văn, các em cần phân biệt được kiểu so sánh của mỗi hình ảnh so sánh ấy; thấy được ý nghĩa, tác dụng của biện pháp so sánh trong biểu đạt ngôn ngữ làm cho sự vật hiện lên sinh động và gần gũi hơn. Để viết được những câu văn hay, những bài văn giàu hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ nhà văn phải có sự quan sát tinh tế và kết hợp với các biện pháp nghệ thuật để tạo nên sự thành công của tác phẩm mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để làm nên điều đó. Vì vậy dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là trên cơ sở lấy quan điểm giao tiếp làm định hướng cơ bản và dạy theo tinh thần quan tâm đến việc tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành làm bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Xuất phát từ đó mà tôi chọn đề tài: Giúp học sinh lớp 3 học tốt ”biện pháp tu từ so sánh” trong phân môn Luyện từ và câu theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tiếng Việt cùng với môn Toán là môn học quan trọng ở Tiểu học. Nó chiếm nhiều thời gian trong quá trình học tập, đặc biệt là phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức về mảng nghĩa của từ. Đặc biệt là các hình ảnh so sánh là một trong những nội dung mới và khó đối với học sinh. Học sinh hay nhầm lẫn về hình ảnh so sánh và nhân hóa. Vậy để giúp học sinh đạt kết quả học tập tốt hơn trong phân môn Luyện từ và câu. Tôi đã đưa ra một số biện pháp nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Tôi chọn học sinh lớp 3B làm đối tượng nghiên cứu trong năm học ………… tại nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
– Đọc, tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
– Quan sát học sinh và giáo viên khi dạy phân môn luyện từ và câu trong khi đi dự giờ.
– Điều tra, khảo sát thực tế.
– Thực nghiệm.
– Thống kê, so sánh đối chiếu.
– Kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Thế nào là so sánh? So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc có nét tương đồng, có dấu hiệu chung nào đó nhằm tăng sức gợi cảm hoặc diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự việc.
Trong thực tế có 2 loại so sánh là so sánh tu từ và so sánh luận lý.
So sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. Mục đích của so sánh tu từ nhằm diễn tả một cách sinh động đặc điểm của sự vật, sự việc.
Ở lớp 3, học sinh vẫn chỉ đang ở cuối giai đoạn của một quá trình nhận thức nên nội dung dạy học so sánh không có tiết lý thuyết riêng phần hình thành kiến thức được cung cấp thông qua hệ thống bài tập. Các bài tập được đưa ra dưới nhiều dạng khác nhau.
Việc hiểu và tìm đúng các hình ảnh so sánh giúp học sinh làm bài tập một cách chính xác, tránh những cách hiểu khác nhau. Vậy cần có một số biện pháp đưa ra để giúp học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Về việc dạy của giáo viên
Theo quy trình dạy học phân môn Luyện từ và câu, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh nắm kiến thức. Tuy nhiên do thời lượng một tiết có hạn nên giáo viên chưa lồng ghép liên hệ, phân biệt biện pháp tu từ so sánh trong các bài học được. Do đó sau các bài học về so sánh học sinh chỉ nắm được kiến thức một cách riêng biệt. Đôi khi trong dạy học các nội dung này giáo viên có lúc bí từ ( hạn chế về vốn từ) khi lấy thêm ví dụ cụ thể ngoài sách giáo khoa để giúp học sinh phân biệt biện pháp tu từ so sánh với các mạch kiến thức khác.
2.2.2. Về việc học biện pháp tu từ so sánh của học sinh
Khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực quan, vốn kiến thức văn học của học sinh rất ít ỏi nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế.
Một thực tế cho thấy khi học và làm bài tập về so sánh tu từ học sinh tiếp thu và làm bài tập nhanh hơn về so sánh lý luận, có lẽ bởi so sánh lý luận trừu tượng hơn so sánh tu từ.
Đặc biệt khi làm bài tập biện pháp tu từ so sánh thì đa số học sinh lúng túng và làm bài tập chưa đạt yêu cầu. Các em chưa nắm được yêu cầu cơ bản như: cách nhận diện sự vật, nhận diện về đặc điểm của sự vật được đem ra so sánh, từ thể hiện sự so sánh sao cho phù hợp.
Để kiểm tra khả năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh tôi đã cho học sinh lớp 3B làm bài tập sau:
Đề bài: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn sau:
- a) Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
- b) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- c) Trường Sơn: chí lớp ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào
- d) Mảnh trăng non đầu tháng lơ lửng giữa trời như một cánh diều.
Kết quả khảo sát:
Tổng số
học sinh |
Số học sinh
trả lời đúng |
Số học sinh
trả lời sai |
Số học sinh
không trả lời được |
|||
25 em | SL | TL | SL | TL | SL | TL |
10 | 40 | 10 | 40 | 5 | 20 |
Chỉ có 10 em trả lời đúng, 10 em chưa xác định được các hình ảnh so sánh, còn 5 em không hiểu gì.
Đứng trước thực trạng trên, bản thân tôi rất trăn trở. Làm thế nào để giúp học sinh có thể nhận biết được biện pháp so sánh trong quá trình học tập. Bản thân tôi đã đưa ra một số biện pháp để giúp các em nhận biết được biện pháp so sánh như sau:
2.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề
2.3.1. Giáo viên phải nắm vững kiến thức về biện pháp tu từ so sánh
a) Về nội dung, yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng
*) Nội dung và “biện pháp so sánh” trong phân môn luyện từ và câu ở chương trình tiếng việt lớp 3..
Kiến thức lý thuyết về so sánh tu từ được đưa vào giảng dạy trong chương trình lớp 3 ở phân môn: “Luyện từ và câu”.
– So sánh: Sự vật – Sự vật.
Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành.
– So sánh: Sự vật – Con người.
Ví dụ: Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
– So sánh: Âm thanh – Âm thanh.
Ví dụ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lòng hoa.
– So sánh: Hoạt động – Hoạt động.
Ví dụ: Con voi đen lông mượt
Chân đi như đạp đất.
*) Yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng:
– Tìm được những sự vật được so sánh với nhau câu văn, câu thơ.
– Tìm được hình ảnh so sánh trong câu văn, câu thơ.
– Nhận biết được các từ chỉ sự so sánh.
– Nắm được các kiểu so sánh: So sánh hơn kém ; so sánh sự vật với con người; so sánh âm thanh với âm thanh ; so sánh hoạt động với hoạt động.
– Nêu được các từ so sánh.
– Điền từ ngữ vào câu có hình ảnh so sánh.
b) Biện pháp tu từ so sánh
So sánh là biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó, để hiểu rõ hơn đối tượng được nói đến.
So sánh bao gồm:
– Đối tượng được so sánh
– Phương diện so sánh
– Từ biểu thị quan hệ so sánh ( như, như thể, như là, giống, giống như, tựa như, không khác gì, bằng, là, chẳng bằng )
– Đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh.
So sánh có tác dụng như sau:
– Về nhận thức: Qua so sánh, đối tượng nói đến được hiểu rõ hơn.
– Về biểu cảm: Hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn.
Bài tập về so sánh có hai loại nhỏ :
– Bài tập nhận biết phép tu từ so sánh
– Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh
2.3.2. Hướng dẫn học sinh cách học từng mạch kiến thức về so sánh thông qua các bài tập cụ thể
Sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 3 không trực tiếp giới thiệu khái niệm so sánh (với tư cách là một biện pháp tu từ ) cho học sinh, mà thông qua hàng loạt bài tập, dần dần hình thành ở học sinh khái niệm này. Hình thức bài tập thường là nêu câu văn, câu thơ, đoạn văn trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh; yêu cầu học sinh chỉ ra các hình ảnh so sánh, các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn, câu thơ, đoạn văn ấy.
Chính vì thế tôi đã hướng dẫn học sinh nhận biết biện pháp tu từ so sánh thông qua các bài tập cụ thể.
a) Kiểu so sánh: Sự vật – Sự vật
* Ví dụ:
Bài 1: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:
- “Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành”
(Huy Cận)
- “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch”
(Vũ Tú Nam)
- “Cánh diều như dấu á
Ai vừa tung lên trời”
(Lương Vĩnh Phúc)
d.
(Ngô Viết Dinh) – (Bài 3 trang 109 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
Bài 2: Tìm các hình ảnh được so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây :
- Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Thanh Hải
- Em yêu nhà em
Hàng xoan trước ngõ
Hoa xao xuyến nở
Như mây từng chùm.
Tô Hà
- Mùa đông
Trời là cái tủ ướp lạnh
Mùa hè
Trời là cái bếp là nung
Lò Ngân Sủn
- Mỗi cánh buồm nổi trên dòng sông, nom cứ như là một con bướm nhỏ.
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]