SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- Mã tài liệu: HT3017 Copy
Môn: | Tiếng Việt |
Lớp: | Lớp 3 |
Bộ sách: | Cánh diều |
Lượt xem: | 987 |
Lượt tải: | 6 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 22 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Hồng Hạnh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Điều tra một số lỗi chính tả của học sinh
2. Rèn nề nếp tư thế cho học sinh khi ngồi viết chính tả
3. Luyện phát âm
4. Phân tích so sánh
5. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
6. Giúp học sinh ghi nhớ mẹo luật chính tả
7. Biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập
8. Tổ chức dạy học tiết Chính tả ở lớp
Mô tả sản phẩm
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết: Tiếng Việt là môn học giữ vị trí vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học. Môn Tiếng Việt nhằm hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh trên cơ sở những tri thức căn bản nhằm giúp các em làm chủ được công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trường và giao tiếp đúng đắn, mạch lạc trong môi trường sống.
Chương trình Tiếng Việt được chia thành nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn đều có mục đích, nhiệm vụ riêng của nó, song đều có một điểm chung là hình thành và phát triển bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) thông qua giao tiếp của học sinh. Riêng phân môn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn luyện và phát triển tiếng phổ thông cho học sinh trong đó có năng lực chữ viết.
Phân môn Chính tả trong trường Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh nắm vững các quy tắc chính tả, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Vì vậy, dạy học chính tả có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện 4 yêu cầu cơ bản của môn Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết).
Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ các phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn.
Ví dụ: Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao. Hay một học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả thì không thể học tốt các môn học khác.
Cho nên, việc nghiên cứu phương pháp giúp các em khắc phục được những lỗi chính tả là vô cùng quan trọng. Vì vậy mỗi giáo viên phải thực sự quan tâm tới từng đối tượng học sinh. Có biện pháp cụ thể, sát thực trong việc luyện cho học sinh viết đúng, viết đẹp. Xuất phát từ những lí do chủ yếu trên đây cho nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh lớp 3 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ”
II. Mục đích nghiên cứu
– Điều tra lỗi chính tả cơ bản thường hay mắc phải của học sinh; nguyên nhân của các lỗi đó nhằm đề xuất một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3 trường ….
– Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học.
– Lập kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh địa phương.
III. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp … trường ….
IV. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp điều tra, quan sát.
– Phương pháp kiểm tra, thống kê kết qua.
– Phương pháp lập kế hoạch bài học.
– Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở của viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi mỗi khác. Mặc dù những quy tắc, quy ước về chính tả được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng chính tả” cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng còn nhiều khó khăn, tồn tại. Vì vậy, mỗi giáo viên và học sinh cần phải nỗ lực để khắc phục tồn tại trên.
Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng phải thông qua năng lực viết đúng chính tả của các em. Vì vậy mỗi thầy, cô giáo cần phải nhiệt tình trong công tác giảng dạy, cần quan tâm đến các em nhiều hơn, giúp các em hiểu được giá trị của Tiếng Việt, rèn luyện các em viết đúng, viết chuẩn Tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt mà cha ông ta đã để lại.
II. Thực trạng việc dạy và học phân môn chính tả ở trường …
Trong những năm làm công tác trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3 cũng như dự giờ đồng nghiệp ở trường …, tôi nhận thấy một số tồn tại về lỗi chính tả của học sinh như sau:
1. Về phía học sinh
– Do học sinh phát âm theo thói quen địa phương.
– Kĩ năng đọc chưa thông thạo, về nhà không chịu khó rèn đọc nên không nhớ mặt chữ.
– Phần đông học sinh chưa có ý thức rèn viết đúng chính tả.
– Do các em chưa hiểu nghĩa từ.
– Do không nắm vững các quy tắc chính tả.
2. Về phía phụ huynh
– Đa số các phụ huynh học sinh đều làm công nhân và làm nghề nông nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con mình.
– Mặc dù ở lớp cô giáo đã tập cho học sinh phát âm đúng song khi về nhà một số phụ huynh nói chưa chuẩn âm, vần, dấu thanh dẫn đến con cái cũng bị ảnh hưởng phát âm sai.
3. Về phía giáo viên
– Trong quá trình dạy phân môn chính tả, giáo viên chưa chú ý đến đặc điểm phương ngữ địa phương, không xác định rõ các lỗi chính tả cơ bản của học sinh trong lớp nên việc rèn chính tả không đi vào trọng điểm. Giáo viên ít củng cố và khắc sâu cho học sinh nắm các quy tắc, mẹo luật chính tả qua bài viết hoặc qua bài tập. Hơn nữa việc phát âm của một bộ phận giáo viên chưa được chuẩn dẫn đến hạn chế về học và viết chính tả của học sinh.
– Việc chấm bài của học sinh được giáo viên thực hiện thường xuyên, song việc liệt kê lỗi và yêu cầu học sinh sửa lỗi thì chưa thực sự cụ thể.
Năm học ……….tôi được phân công chủ nhiệm lớp … với sĩ số 21 học sinh. Trong những tuần đầu làm chủ nhiệm, tôi nhận thấy chữ viết của các em còn xấu, lỗi chính tả rất nhiều. Từ kết quả chấm “Vở sạch chữ đẹp” giữa kì I của nhà trường, tôi đã thống kê kết quả xếp loại chữ viết môn Chính tả của học sinh như sau:
Tổng số HS | Xếp loại | |||||
21 | Loại A | Loại B | Loại C | |||
SL | TL | SL | TL | SL | TL | |
6 | 28,6% | 11 | 52,4% | 4 | 19% |
Kết quả khảo sát trên cho thấy: Tỉ lệ chữ viết của học sinh đạt loại A còn thấp, tỉ lệ đạt loại B,C còn cao chưa đáp ứng chỉ tiêu đề ra của nhà trường và của lớp. Đứng trước thực trạng đó, tôi thực sự băn khoăn, trăn trở làm thế nào để khắc phục tình trạng viết sai chính tả cho học sinh. Vì vậy, tôi đã vận dụng các biện pháp sau đây vào quá trình dạy học phân môn Chính tả ở lớp 3B như sau: .
III. Các biện pháp thực hiện
1. Điều tra một số lỗi chính tả của học sinh
Điều tra lỗi chính tả của học sinh là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng của giờ Chính tả. Nếu như không điều tra lỗi chính tả của các em thì sẽ không nắm được những lỗi cơ bản của học sinh hay mắc phải mà tìm biện pháp khắc phục cho phù hợp. Vì vậy, từ thực tế, tôi đã tiến hành điều tra lỗi của các em qua các giờ học thuộc môn Tiếng Việt, qua giao tiếp hàng ngày… Tôi đã thống kê được số lỗi chính tả học sinh thường mắc phải như sau:
– Lỗi phụ âm đầu: Có khoảng 25% học sinh thường viết sai các cặp phụ âm đầu như: g/ng/ngh; c/k/q ; ch/tr ; s/x ; gi/d/r ;…
– Lỗi phần vần: Có khoảng 20 % học sinh lớp tôi thường hay viết sai ở các cặp vần như: ai/ay; uôi / ui ; ươi / ưi ; ươu / ưu; iêu/iu; ao/oa; uya/ya, uyêt/yêt, …
– Lỗi do không hiểu nghĩa của từ như: Có khoảng 30 % không hiểu nghĩa từ:
Ví dụ: để dành/tranh giành, dở dang/giang sơn,…
– Lỗi viết hoa: Có khoảng 15% học sinh mắc lỗi chủ yếu là không viết hoa đầu câu, danh từ riêng (tên riêng), tên địa danh và lỗi viết hoa tùy tiện.
– Về dấu thanh: Có khoảng 35 % học sinh lỗi dấu thanh ?/~ (kể cả người dân địa phương)
Ngoài ra ở một số bài viết, học sinh trong lớp còn mắc các lỗi khác như: Trình bày chưa sạch, chữ viết còn thiếu nét, thừa nét.
2. Rèn nề nếp tư thế cho học sinh khi ngồi viết chính tả
Trước hết, muốn học sinh viết đúng, đẹp thì người giáo viên cần “Rèn nề nếp tác phong cho học sinh khi viết”. Bởi tư thế ngồi viết của học sinh là cái quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp và đúng. Vì vậy, ngay từ buổi ban đầu bước vào lớp, tôi chú ý ngay đến tư thế ngồi viết cho từng em. Để giúp các em biết ngồi ngay ngắn khi viết, trước hết giáo viên phải giải thích cho các em hiểu cần ngồi viết đúng tư thế để giúp chữ viết đẹp hơn, đúng hơn, có lợi cho sức khỏe và ngược lại, nếu ngồi xiêu vẹo người thì sẽ bị tật vẹo cột sống hoặc nếu các em nhìn sát vào vở quá thì mắt sẽ bị cận thị… Sau đó, giáo viên làm mẫu cho học sinh quan sát và làm theo. Trong các tiết dạy chính tả, tôi luôn nhắc nhở để các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen cho học sinh khi viết bài. Bạn nào ngồi đúng tư thế tôi khuyến khích tuyên dương ngay trước lớp.
3. Luyện phát âm
Muốn học sinh viết đúng chính tả, trước hết giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho mình và cho học sinh để phân biệt các dấu thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ Quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau. Nếu giáo viên chưa phát âm chuẩn, do ảnh hưởng của cách phát âm ở địa phương thì các em cũng có thói quen phát âm sai dẫn đến hiện tượng viết sai chính tả.
4. Phân tích so sánh
Song song với việc luyện phát âm cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả: với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh. Với những tiếng dễ lẫn lộn, giáo viên cần nhấn mạnh những điểm khác để học sinh ghi nhớ.
* Ví dụ : Luyện viết – Nghe viết (Bài 1 trang 12 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
+ mọc ≠ mộc: mọc là động từ nói cây cỏ bắt đầu nhô lên khỏi mặt đất còn mộc là từ chỉ gỗ.
+ lượn ≠ lượng: lượn là của bay lượn còn lượng là khối lượng.
5. Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ
Do phương ngữ của từng vùng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
* Dạy Viết – Nghe viết: Cánh rừng trong nắng (Bài 2 trang 20 Tiếng Việt 3 Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1)
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp dạy học dạng toán tính giá trị của biểu thức ở lớp 3 có hiệu quả theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 3 giải toán có lời văn theo bộ sách Kết nối tri thức (W+PPT)
- SKKN Nâng cao khả năng giải các dạng toán tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3 (KNTT) (W+PPT)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 7
- 153
- 1
- [product_views]
- 8
- 182
- 2
- [product_views]
- 0
- 136
- 3
- [product_views]
- 3
- 111
- 4
- [product_views]
- 8
- 186
- 5
- [product_views]
- 5
- 156
- 6
- [product_views]
- 4
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 167
- 8
- [product_views]
- 4
- 199
- 9
- [product_views]
- 8
- 134
- 10
- [product_views]