SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực
- Mã tài liệu: MP0183 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 822 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 72 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Thanh Chương 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Phương pháp dạy học dự án kết hợp với kĩ thuật động não (áp dụng cho dạy học văn bản phần tác giả)
2. Phương pháp đàm thoại
3. Phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật sơ đồ tư duy
4. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
5. Phương pháp tổ chức trò chơi
6. Kĩ thuật KWL
Mô tả sản phẩm
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chương trình và sách giáo khoa hiện hành theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 đã được triển khai trong toàn quốc từ năm 2002 đến nay. Mặc dù chương trình hiện hành có nhiều ưu điểm so với những lần cải cách giáo dục trước đó, nhưng trước yêu cầu mới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, trước sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ và khoa học giáo dục, trước những đòi hỏi hội nhập quốc tế, chương trình hiện hành khó đáp ứng yêu cầu của đất nước trong giai đoạn mới. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đã trở thành một nhu cầu cấp thiết. Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014, Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc Hội và Quyết định số 404/QQĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo xây dựng Chương trình Giáo dục phổ thông mới thay thế cho Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành. Ngày 26/12/2018,Chương tình giáo dục phổ thông mới đã được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT như Nghị quyết 29, Nghị quyết 88 và Quyết định 404 đều xác định mục tiêu đổi mới chương trình GDPT là góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn điện phẩm chất và năng lực của người học.
1.2. Đổi mới giáo dục phải tiến hành đồng bộ từ chương trình, mục tiêu, phương pháp đến việc kiểm tra, đánh giá. Trong đó đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò quan trọng. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ rõ: đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực.
1.3. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được xác định là một trong ba năng lực chung thiết yếu đối với người học. Đây cũng là năng lực cơ bản để mỗi người có thể tồn tại và phát triển ở mọi thời đại.
1.4. Trong nền văn học dân tộc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một trong những tác phẩm mà Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại dấu ấn khá đậm nét với người đọc về nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, tác giả đã dựng lên một bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ. Có lẽ chính vì thế mà tác phẩm này là một trong sáu tác phẩm được giữ lại ở chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, nhằm thoát khỏi những “lối mòn” để học sinh thực sự hoạt động một cách tích cực, say mê, yêu thích tác phẩm vẫn luôn là một thách thức với giáo viên.
Với những lí do trên, tôi xin chọn đề tài “Góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc– Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực” làm đối tượng nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học văn bản
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu môn Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển năng lực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực; năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tao; Các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực; khảo sát việc dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu ở 3 trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương, Nghệ An; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo trong quá trình dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp thuộc hai nhóm nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn, cụ thể: Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp; Phương pháp điều tra, khảo sát ; Phương pháp quan sát; Phương pháp thống kê; Phương pháp thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Đổi mới phương giáo dục là một trong những vấn đề cơ bản của nước ta trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Chương trình giáo dục của nước ta đang chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực. Vậy hiểu thế nào là về khái niệm năng lực? Về nguồn gốc, khái niệm năng lực (Tiếng Anh: Competency) bắt nguồn từ tiếng La tinh
“competencia”. Trên thế giới và tại Việt Nam, có rất nhiều các quan điểm về năng lực. Nhưng tựu chung lại, năng lực có thể được hiểu là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ vào các tố chất và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kinh nghiệm, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí…thực hiện đạt kết quả các hoạt động trong những điều kiện cụ thể.
Dạy học theo hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập độc lập, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ hợp lý của giáo viên. Trong mô hình này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, ý chí…) trong một môn học hay bối cảnh nhất định, theo tốc độ của riêng mình.
Chương trình giáo dục phổ thông mới đã xác định mục tiêu hình thành và phát triển cho HS các năng lực cốt lõi gồm các năng lực chung và năng lực đặc thù.
Hiện nay, đang có những xu hướng hiện đại về phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực. Xu hướng hiện đại về phương pháp, KTDH phát triển phẩm chất, năng lực được xem là chiều hướng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, KTDH mới, tiên tiến nhằm phát triển phẩm chất, năng lực. Xu hướng trên bao gồm các chiều hướng sau:
Chiều hướng thứ nhất: Lựa chọn, sử dụng các phương pháp, KTDH rèn luyện phương pháp học, hình thành kĩ năng tự học, kĩ năng nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng hứng thú và lòng say mê học tập cho học sinh như dạy học bằng sơ đồ tư duy, dạy học dựa trên dự án…
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]