SKKN Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn sinh học
- Mã tài liệu: MP0726 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 234 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 67 |
Tác giả: | Trần Thị Thanh Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Diễn Châu |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn sinh học” triển khai các biện pháp như sau:
1. Bài thuyết trình
1.1. Bài thuyết trình: Thông điệp 5K, tiêm vacxin và ứng phó để chung sống an
toàn với đại dịch covid – 19
1.2. Bài thuyết trình về hoạt động nhóm trong giờ học về một số nội dung học tập
1.3. Bài thuyết trình tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên …. 16
2. Bài thực hành
2.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh – Bài 12 – Sinh học 10
2.2. Một số thí nghiệm về enzim – Bài 15 – Sinh học 10
2.3. Bài thực hành: Lên men etylic và lactic, mục II: lên men lactic – Bài 24 – Sinh học 10
2.4. Xem phim về tập tính động vật – Bài 33 – Tiết 42 – Sinh học 11
3. Dự án học tập
4. Sản phẩm STEM
5. Đồ dùng học tập
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………………………… 1
1.1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………………………………………… 1
1.2. Mục tiêu ……………………………………………………………………………………………….. 2
1.3. Nội dung ………………………………………………………………………………………………. 2
1.4. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………………………………….. 2
1.6. Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………………….. 3
1.7. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………………………… 3 1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài …………………………………………………………… 3 PHẦN II. NỘI DUNG ………………………………………………………………………………… 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN …………………………………………………………………………………. 3
2.1.1. Cơ sở khoa học …………………………………………………………………………………… 3
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ……………………………………………………………………………………. 5
2.2. TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ GẮN LIỀN VỚI ĐỀ TÀI ………………………….. 6
2.2.1. Kiểm tra, đánh giá ………………………………………………………………………………. 6
2.2.2. Thuyết trình ……………………………………………………………………………………….. 7
2.2.3. Dạy học theo dự án ……………………………………………………………………………… 8 2.2.4. Dạy học STEM …………………………………………………………………………………… 9
2.2.5. Dạy học lồng ghép…………………………………………………………………………….. 11
2.2.6. Phương pháp đánh giá sản phẩm học tập ……………………………………………… 11
2.3. TỔ CHỨC DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠO SẢN PHẨM
HỌC TẬP Ở MỘT SỐ BÀI HỌC MÔN SINH HỌC …………………………………….. 12
2.3.1. Bài thuyết trình …………………………………………………………………………………. 12
2.3.1.1. Bài thuyết trình: Thông điệp 5K, tiêm vacxin và ứng phó để chung sống an
toàn với đại dịch covid – 19 ………………………………………………………………………… 12
2.3.1.2. Bài thuyết trình về hoạt động nhóm trong giờ học về một số nội dung học
tập ……………………………………………………………………………………………………………. 13
2.3.1.3. Bài thuyết trình tìm hiểu về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên …. 16
2.3.2. Bài thực hành …………………………………………………………………………………… 21
2.3.2.1. Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh – Bài 12 – Sinh học 10 ……………. 21
2.3.2.2. Một số thí nghiệm về enzim – Bài 15 – Sinh học 10……………………………. 23
2.3.2.3. Bài thực hành: Lên men etylic và lactic, mục II: lên men lactic – Bài 24 –
Sinh học 10 ……………………………………………………………………………………………….. 25
2.3.2.4. Xem phim về tập tính động vật – Bài 33 – Tiết 42 – Sinh học 11 …………… 26
2.3.3. Dự án học tập …………………………………………………………………………………… 27
2.3.4. Sản phẩm STEM ………………………………………………………………………………. 32
2.3.4.1. Chế biến các món ăn trong bữa ăn ……………………………………………………. 32 2.3.4.2. Trồng cây họ Đậu và tạo các sản phẩm từ cây họ đậu – sau khi học phần
quá trình cố định Nitơ khí quyển – Sinh học 11 …………………………………………….. 34
2.3.5. Đồ dùng học tập ……………………………………………………………………………….. 36
2.3.5.1. Làm mô hình ADN thân thiện với môi trường …………………………………… 36
2.3.5.2. Làm các sản phẩm đồ dùng học tập tự chọn ………………………………………. 37
2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ………………………………………………………………………. 39
2.4.1. Trước khi thực hiện đề tài ………………………………………………………………….. 39
2.4.2. Sau khi thực hiện đề tài ……………………………………………………………………… 39 PHẦN III. KẾT LUẬN …………………………………………………………………………….. 41
3.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu ………………………………………………………………… 41
3.2. Ý nghĩa của đề tài ………………………………………………………………………………… 41
3.3. Hướng phổ biến, áp dụng đề tài …………………………………………………………….. 41
3.4. Đề xuất ………………………………………………………………………………………………. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………………………… 43
PHỤ LỤC………………………………………………………………………………………………………………………………
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Hướng tới đổi mới trong giáo dục, dạy học phát triển phẩm chất năng lực là một định hướng mới nhằm phát triển toàn diện người học sinh. Chúng ta đang đến rất gần với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những đổi mới trong toàn bộ chương trình giáo dục đòi hỏi nhà giáo cần nhiều nỗ lực trong tiếp cận nội dung, phương pháp dạy học cũng như kiểm tra đánh giá. Phát huy tốt phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp dạy học hiện đại nhằm khơi dậy được hứng thú học tập của các em học sinh, dẫn dắt các em học sinh từng bước làm chủ trong học tập để khám phá và chinh phục kho tàng tri thức của nhân loại.
Dạy học giúp người học bộc lộ và phát triển phẩm chất và năng lực, đồng thời giúp các em còn tìm được niềm đam mê trong học tập, khám phá được năng lực chung và năng lực đặc thù của các em, từ đó các em học sinh có định hướng và lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai phù hợp với sở trường năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội. Trong quá trình dạy học, đánh giá học sinh là một thành tố cũng hết sức quan trọng. Điều này vừa giúp nhà giáo đánh giá được mức độ học tập của học sinh, vừa giúp bản thân điều chỉnh được quá trình dạy học. Đồng thời một khát vọng hơn nữa đó là thông qua sử dụng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phát huy được những phẩm chất tốt đẹp và những năng lực tích cực ở người học, đào tạo nên những con người có tri thức, năng động, sáng tạo, bản lĩnh và chính nghĩa.
Chúng ta đã được sử dụng trường kỳ các bài kiểm tra viết để đánh giá học sinh trong các năm học đã qua, các bài kiểm tra viết vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, trong quá trình dạy và học, có nhiều phương pháp dạy học và đánh giá đã mở ra cho nhà giáo và các em học sinh nhiều lựa chọn để quá trình dạy học, học tập phong phú hơn, sôi nổi hơn và phát huy tốt hơn phẩm chất và năng lực của người học.
Trong nhà trường hiện nay, các bài kiểm tra thường xuyên không chỉ là những bài kiểm tra viết mà còn có thể là các sản phẩm học tập của học sinh được giao ngay trên lớp hoặc giao cho học sinh về nhà tiến hành làm và giáo viên căn cứ cho điểm để lấy điểm kiểm tra thường xuyên.
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nắm vững thêm các kiến thức đã học hoặc sẽ học, đồng thời tạo thêm hứng thú, say mê của học sinh trong học tập. Qua đó các em học sinh sẽ tạo được sản phẩm học tập. Hơn nữa, thông qua các hoạt động trải nghiệm các em sẽ giải quyết và tìm hiểu được một số vấn đề liên quan đến thực tiễn liên quan đến nội dung kiến thức như bảo vệ môi trường, sức khỏe, tìm hiểu các bệnh liên quan đến con người, tăng gia sản xuất bên cạnh học tập,…
Sản phẩm học tập của các em học sinh đa dạng, là kết quả hoạt động trải nghiệm của các em như dự án học tập, sản phẩm STEM, bài thực hành, sản phẩm nghiên cứu khoa học, bài thuyết trình hay hùng biện,…
Thông qua việc đánh giá sản phẩm học tập có thể tạo điều kiện đánh giá được phẩm chất và năng lực của học sinh và thay thế bài kiểm tra viết. Việc bài kiểm tra thường xuyên bằng kiểm tra viết hay sản phẩm học tập đã mở ra cho các em học sinh cũng như các nhà giáo nhiều sự lựa chọn, linh hoạt hơn, phong phú hơn và khơi dậy hứng thú học tập hơn ở các em học sinh trong quá trình học tập phát triển phẩm chất, năng lực. Đồng thời đưa bộ môn Sinh học xích lại gần hơn với thực tiễn và môn học có ý nghĩa hơn.
Trước thực trạng và lí do trên, bản thân chọn đề tài: “Góp phần phát triển phẩm chất năng lực của học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập ở một số bài học môn Sinh học”.
1.2. Mục tiêu
- Giúp các em có những trải nghiệm trong học tập bộ môn Sinh học. Từ đó hiểu rõ hơn các kiến thức đã học và gắn liền các vấn đề thực tiễn. Tạo nên hứng thú hơn trong học tập bộ môn Sinh học.
- Giúp hình thành ở các em thói quen quan sát thế giới xung quanh bản thân mình, nhận ra những thay đổi của môi trường sống, khí hậu, sức khỏe và các hoạt động trong đời sống thực tiễn. Từ đó có hành động thiết thực chung tay bảo vệ môi trường sống, bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, tham gia các trải nghiệm.
- Tạo nên các sản phẩm học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên. Từ đó góp phần phát triển phẩm chất và năng lực cho các em học sinh.
1.3. Nội dung
- Nghiên cứu các sản phẩm học tập thay thế các bài kiểm tra thường xuyên.
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động, tình huống nhằm tạo các sản phẩm học tập của học sinh thông qua bài thuyết trình, bài thực hành, sản phẩm STEM, dự án học tập, đồ dùng học tập,…
- Trên cơ sở đó khơi dậy hứng thú học tập của các em học sinh, đưa bộ môn Sinh học xích gần hơn với thực tiễn.
- Đối tượng nghiên cứu – Học sinh lớp 10,11.
- Phạm vi nghiên cứu – Sinh học 10. Giới thiệu chung về thế giới sống. Thành phần hóa học của tế bào. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. Sinh học vi sinh vật.
- Sinh học 11: Trao đổi chất và năng lượng. Cảm ứng ở động vật. Sinh sản ở thực vật.
1.6. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 6/2021 đến tháng 4/2022. – Kế hoạch thực hiện đề tài
TT | Thời gian | Hoạt động | Sản phẩm |
1 | 6/2021 đến 11/2021 | Nghiên cứu cơ sở lý luận và điều tra thực trạng. | Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. |
2 | 8/2021 đến 12/2021 | Xây dựng các hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập.
Viết đề cương. |
Các hoạt động trải nghiệm tạo sản phẩm học tập.
Đề cương. |
3 | 9/2021 đến 4/2022 | Tiến hành thực nghiệm. | Sản phẩm học tập. |
4 | 12/2021 đến 4/2022 | Viết đề tài, lắng nghe tư vấn góp ý của đồng nghiệp, chuyên viên.
Hoàn thành đề tài. |
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm. |
1.7. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu; điều tra, khảo sát.
- Qua các tiết thực nghiệm trên lớp. – Hoạt động trải nghiệm.
- Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.
1.8. Tính mới, tính khoa học của đề tài
- Đề tài xây dựng được một số sản phẩm học tập của học sinh nhằm thay bài kiểm tra thường xuyên. Đề tài dựa trên cơ sở khoa học đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và đảm bảo tính mới, tính khoa học.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]