SKKN Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh thpt qua dạy học chủ đề “gene và cơ chế di truyền phân tử ”
- Mã tài liệu: MP0795 Copy
Môn: | Sinh học |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 299 |
Lượt tải: | 3 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 55 |
Tác giả: | Đặng Thị Bảo Hân |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh thpt qua dạy học chủ đề “gene và cơ chế di truyền phân tử ”” triển khai các biện pháp như sau:
1. Một số biện pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT
1.1. Tổ chức cho HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV
1.2. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS
1.3. Hướng dẫn HS cách tự đọc sgk, tài liệu tham khảo
2. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS
THPT qua chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử – Sinh học 12
3. Đánh giá năng lực tự học của HS
3.1. Bảng mô tả các mức độ tương ứng với các biểu hiện của NLTH
3.2. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá NLTH
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
NỘI DUNG | Trang |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ | 1 |
1. Lý do chọn đề tài | 1 |
2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu | 2 |
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu | 2 |
4. Phương pháp nghiên cứu | 3 |
5. Tính mới của đề tài | 3 |
6. Cấu trúc của sáng kiến | 3 |
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU | 5 |
Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về dạy học phát triển NLTH cho HS THPT | 5 |
1.1. Cơ sở lí luận | 5 |
1.1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu | 5 |
1.1.2. Năng lực tự học | 6 |
1.1.2.1. Khái niệm tự học và năng lực tự học | 6 |
1.1.2.2. Cấu trúc của năng lực tự học | 6 |
1.1.2.3. Các hình thức tự học | 7 |
1.2. Cơ sở thực tiễn | 8 |
1.2.1. Kết quả khảo sát học sinh | 8 |
1.2.2. Kết quả khảo sát giáo viên | 9 |
1.2.3. Nhận xét, kết luận khảo sát | 11 |
Chương 2. Đề xuất một số biện pháp dạy học và thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề “Gene và cơ chế di truyền phân tử” theo hướng
phát triển NLTH cho HS THPT |
12 |
2.1. Một số biện pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT | 12 |
2.1.1. Tổ chức cho HS tự học dưới sự hướng dẫn của GV | 12 |
2.1.2. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS | 13 |
2.1.3. Hướng dẫn HS cách tự đọc sgk, tài liệu tham khảo | 13 |
2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng phát triển NLTH cho HS
THPT qua chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử – Sinh học 12 |
14 |
2.3. Đánh giá năng lực tự học của HS | 26 |
2.3.1. Bảng mô tả các mức độ tương ứng với các biểu hiện của NLTH | 26 |
2.3.2. Một số công cụ hỗ trợ đánh giá NLTH | 27 |
2.3.2.1. Sử dụng phiếu học tập | 27 |
2.3.2.2. Sử dụng bài kiểm tra | 28 |
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm | 29 |
3.1. Mục đích thực nghiệm | 29 |
3.2. Nội dung thực nghiệm | 29 |
3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm | 29 |
3.4. Phương pháp thực nghiệm | 29 |
3.5. Kết quả thực nghiệm | 30 |
3.5.1. Kết quả bài kiểm tra của HS | 30 |
3.5.2. Kết quả thông qua thống kê biểu hiện NLTH | 31 |
3.6. Kết luận thực nghiệm | 32 |
PHẦN III. KẾT LUẬN | 33 |
1. Kết luận | 33 |
2. Hướng phát triển của đề tài | 33 |
3. Đề xuất, kiến nghị | 34 |
TÀI LIỆU THAM KHẢO | 35 |
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Nội dung | Viết tắt |
Giáo viên | GV |
Học sinh | HS |
Trung học phổ thông | THPT |
Kiến thức | KT |
Kỹ năng | KN |
Tự học | TH |
Năng lực tự học | NLTH |
Đối chứng | ĐC |
Thực nghiệm | TN |
Dạy học | DH |
Năng lực | NL |
Sách giáo khoa | SGK |
Phương pháp dạy học | PPDH |
Công nghệ thông tin | CNTT |
Phiếu học tập | PHT |
Nguyên tắc bổ sung | NTBS |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài
Thực tiễn dạy học cho thấy, tự học có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập. Học trên lớp chỉ có thời gian nhất định còn tự học là quá trình lâu dài, học suốt đời. Đặc biệt khi chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho con người nói chung và học sinh THPT nói riêng. HS có phương tiện công nghệ, có kho tri thức mở khổng lồ để dễ dàng học hỏi, nâng cao năng lực của bản thân. Tuy nhiên, HS THPT đang trong giai đoạn tìm tòi khám phá bản thân, khám phá thế giới sẽ gặp khó khăn trước kho thông tin không được kiểm soát đúng có, sai có, tốt có, xấu có,…nên rất dễ dẫn đến phát triển lệch lạc. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết đối với quá trình dạy học trong các trường THPT.
Trong các văn kiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Nhà nước về giáo dục và đào tạo thì bồi dưỡng và phát triển năng lực tự học của người học là một trong những định hướng xuyên suốt và nhất quán. Nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu lên mục tiêu cụ thể: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhập và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực”. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng (NQ 29/NQ-TW), Quốc hội (NQ 88/2014/QH13) và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 404/QĐ-TTg), chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức và kĩ năng nền tảng, …Những chỉ đạo này xuất phát từ nhu cầu tất yếu để đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội. Do đó, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS là một công việc cực kì quan trọng trong các nhà trường phổ thông.
Tuy nhiên, hiện nay trong các trường THPT, hoạt động hướng dẫn cho
HS tự học chưa được nhiều GV quan tâm đúng mức, cũng như việc tổ chức chưa hiệu quả. Điều này xuất phát từ phương pháp dạy học hiện nay vẫn còn nặng truyền thụ kiến thức một chiều để đảm bảo phù hợp với cách thi cử hiện nay; do đó HS thụ động trong việc tiếp thu kiến thức. Hệ lũy là tạo ra một thế hệ nhân lực trì trệ, ngại học hỏi, không bắt kịp sự thay đổi của thời thế, không đáp ứng được những yêu cầu về nguồn nhân lực cao.
Qua nghiên cứu chương trình và thực tiễn dạy học cho thấy, môn Sinh học 12 có khối lượng kiến thức lớn, có nhiều kiến thức khó và mang tính trừu tượng đối với HS, môn học đòi hỏi HS cần có ý thức tự học, tự đào sâu và tìm tòi kiến thức ở ngoài giờ học. Do đó, việc phát triển NLTH cho HS thông qua cải tiến những hình thức DH truyền thống và tìm kiếm những phương pháp dạy học mới, hấp dẫn là một điều hết sức cần thiết. Đặc biệt phần kiến thức “Gene và cơ chế di truyền phân tử” là kiến thức cơ sở để giải thích các hiện tượng di truyền trong các chương tiếp theo nhưng chỉ chiếm thời lượng 3 – 4 tiết nên rất khó để dạy học sinh hiểu rõ bản chất. Chỉ có thể hiệu quả nếu dùng các phương pháp theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hình thành và phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT qua dạy học chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử – Sinh học 12” để dần dần khích lệ HS hứng thú với môn Sinh học và phát triển năng lực tự học cho người học.
- Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT.
- Các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh.
- Nội dung chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử – Sinh học 12.
2.2. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu ở học sinh khối 12 (lớp 12D1, 12D2, 12D3, 12D4) trường THPT Cửa Lò – TX Cửa Lò – Tỉnh Nghệ An. Trong đó, HS 2 lớp 12D1, 12D3 là khách thể thực nghiệm; HS 2 lớp 12D2, 12D4 là khách thể đối chứng.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển NLTH cho học sinh THPT, thông qua dạy học chủ đề “Gene và cơ chế di truyền phân tử” Sinh học 12.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Điều tra thực trạng dạy tự học môn Sinh và năng lực tự học môn Sinh của học sinh THPT ở trường THPT Cửa Lò – Thị xã Cửa Lò – Nghệ An.
- Đề xuất một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học cho HS THPT.
- Xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề Gene và cơ chế di truyền phân tử theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh THPT.
- Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực tự học của HS.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết hiệu quả của việc phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học chủ đề gene và cơ chế di truyền phân tử – Sinh học 12.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 8
- 178
- 1
- [product_views]
- 2
- 103
- 2
- [product_views]
- 2
- 189
- 4
- [product_views]
- 0
- 172
- 7
- [product_views]
- 8
- 191
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 401
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 477
- 10
- [product_views]