SKKN Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT
- Mã tài liệu: MP0967 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 290 |
Lượt tải: | 1 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 59 |
Tác giả: | Đặng Thị Diệu |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Cửa Lò 2 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT triển khai các biện pháp như sau:
1. Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học tích hợp trong môn học GDCD bậc THPT.
2. Giải pháp hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua môn học GDCD bậc THPT bằng hoạt động trải nghiệm “Làng nghề truyền thống Cửa Lò và giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề”.
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lý do chọn đề tài.
Bảo vệ môi trường đang là yêu cầu bức thiết không chỉ với nước ta mà trên toàn thế giới, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ con người; đặc biệt trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề phát triển kinh tế phải song song với bảo vệ môi trường đặc biệt là môi trường làng nghề đang trở thành đòi hỏi cấp thiết mà nhân loại đặt ra.
Cùng với công cuộc CNH – HĐH đất nước, Cửa Lò cũng đang vươn mình khởi sắc; nhất là những năm gần đây việc xuất hiện và phát triển mạnh mẽ một số làng nghề tại Cửa Lò đang được xem là điểm nhấn cho phát triển kinh tế, du lịch của thị xã nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Việc làm này góp phần thúc đẩy kinh tế thị xã phát triển, tuy nhiên kéo theo đó là những hệ lụy từ vấn đề môi trường và ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc làm thiết thực trong dạy học và được đưa vào tích hợp trong dạy học môn GDCD. Tiếp cận với chương trình GDPT năm 2018 hướng tới hình thành, phát triển các phẩm chất năng lực cho người học thì việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đặc biệt môi trường làng nghề lại trở nên cần thiết.
Đặc biệt, trong định hướng giáo dục môn học ở bậc THPT năm 2018 nhấn mạnh vấn đề giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh, trong đó giáo dục tình yêu với nghề truyền thống và ý thức trách nhiệm trong việc góp phần phát huy và nâng cao hơn nữa vị thế nghề truyền thống là một yêu cầu thiết yếu cần trang bị cho học sinh, tuy nhiên việc làm này chưa thực sự được quan tâm ở các trường THPT.
Xuất phát từ thực trạng đó, trong quá trình giảng dạy môn GDCD tôi đã tích lũy kinh nghiệm và nghiên cứu đề tài “Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm trong hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề cho học sinh thông qua dạy học môn GDCD bậc THPT”.
- Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, phương pháp, thời gian nghiên cứu.
- Mục tiêu nghiên cứu.
Học sinh được tìm hiểu về thực trạng môi trường làng nghề nói chung và ở Cửa Lò nói riêng, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội.
Học sinh được trải nghiệm một số nghề truyền thống của địa phương, hình thành tình yêu nghề, định hướng nghề nghiệp cho bản thân, đồng thời thực hành các giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề.
Học sinh có cái nhìn khái quát, biện chứng về tác động của môi trường làng nghề đến sự phát triển của mỗi cá nhân, xã hội cũng như vai trò của con người trong việc đảm bảo môi trường làng nghề hiện nay. Từ đó học sinh có thể rút ra những bài học cho bản thân trong việc bảo vệ bảo vệ môi trường. Góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, sống có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước
- Phạm vi nghiên cứu.
Tích hợp vào một số bài học môn GDCD trong trường phổ thông, xây dựng chuyên đề trải nghiệm. Cụ thể:
Bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức – GDCD lớp 10
Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – GDCD 10
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại – GDCD lớp 10
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa – GDCD lớp 11
Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường – GDCD lớp 11
Bài 2: Thực hiện pháp luật – GDCD lớp12
Bài 9: Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước – GDCD lớp 12
Chuyên đề “Trải nghiệm nghề truyền thống Cửa Lò, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường làng nghề”.
- Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh trường THPT Cửa Lò 2 năm học 2020 – 2021 và 2021 – 2022.
- Phương pháp nghiên cứu.
– Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
– Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
– Phương pháp thống kê.
- Thời gian nghiên cứu.
Năm học 2020 – 2021 và năm học 2021 – 2022.
III. Những đóng góp mới của đề tài.
– Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
– Học sinh được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu các làng nghề truyền thống, tìm hiểu môi trường làng nghề tại địa bàn thị xã Cửa Lò, hình thành những hành vi tốt, những thói quen tích cực.
– Học sinh tìm hiểu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đề xuất và thực hành một số giải pháp góp phần bảo vệ môi trường làng nghề.
– Hình thành lòng yêu quê hương đất nước, tự hào với nghề truyền thống của cha ông.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]