SKKN Hình tượng người lính trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam nhằm phát triển một số kĩ năng cần thiết cho học sinh
- Mã tài liệu: MP0258 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 12 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 907 |
Lượt tải: | 8 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Trần Thị Hồng Minh |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Đinh Tiên Hoàng |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Hình tượng người lính trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam” nhằm phát triển một số kĩ năng cần thiết cho học sinh” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1: Lựa chọn chủ đề ngoại và đặt tên cho hoạt động ngoại khóa
2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa
3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch
4: Thảo luận, rút kinh nghiệm
Mô tả sản phẩm
I.Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
1.Tên sáng kiến:
Tổ chức hoạt động ngoại khóa: “Hình tượng người lính trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam” nhằm phát triển một số kĩ năng cần thiết cho học sinh THPT Đinh Tiên Hoàng.
2.Lĩnh vực áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong việc dạy học môn Ngữ văn cấp THPT.
- Nội dung
- Giải pháp cũ thường làm:
Với yêu cầu “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo”, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong những năm học gần đây, Ban giám hiệu trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã chỉ đạo giáo viên các tổ chuyên môn tăng cường áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy năng lực và phẩm chất cho học sinh. Một số giải pháp đã được tiến hành như:
-Thứ nhất: nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn thông qua việc tích cực nghiên cứu bài học, thiết kế các bài học hiệu quả, đảm bảo kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
– Thứ hai: mỗi giáo viên đều phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy học tích cực, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập nhóm, đổi mới quan hệ giữa giáo viên và học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa nhằm phát triển năng lực xã hội
– Thứ ba: Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà giáo viên đã co những hình thức tổ chức day học phù hợp như: học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ngoài lớp, học qua trải nghiệm, các buổi ngoại khóa…
– Thứ tư: Học sinh được rèn luyện ý thức tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập. Ngoài kiến thức cơ bản, học sinh còn được rèn những kĩ năng cần thiết như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp…
Cách thức, phương pháp dạy học này có một số ưu điểm như sau:
– Giáo viên có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy một cách tương đối toàn diện và liên tục, trình độ chuyên môn được nâng cao.
– Học sinh hiểu bài, nắm được kiến thức cơ bản, đáp ứng được yêu cầu của các kì thi. Kết quả 1 số kì thi như thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT quốc gia, môn ngữ Văn nhà trường luôn xếp thứ hạng cao trong tỉnh….Bên cạnh đó, HS được tham gia vào nhiều hoạt động, giúp mở mang kiến thức ngoài sách vở, rèn luyện được một số kĩ năng và phẩm chất.
Bên cạnh những ưu điểm đó, tồn tại chủ yếu là:
– Ở một bộ phận nhỏ giáo viên, hoạt động dạy- học chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ kiến thức mang tính lí thuyết sách vở, để đáp ứng yêu cầu trong những kì thi. Giáo viên còn ngại tổ chức những buổi ngoại khóa vì tốn nhiều thời gian, công sức. Nếu có tổ chức các hoạt động thì cũng chỉ mang tính hình thức, chưa có chiều sâu chất lượng, hoặc ngoại khóa riêng lẻ, không mang tính tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp. Trải nghiệm, ngoại khóa chỉ là để nếm trải mà chưa có chiêm nghiệm có mục đích, chưa đáp ứng được mục tiêu cao hơn của giáo dục đó là tăng cường kiến thức và rèn luyên kĩ năng.
– Việc bó hẹp học sinh trong khuôn khổ của lớp học làm cho những tiết học trở nên kém hấp dẫn vì nó xa rời thực tế; một bộ phận học sinh thiếu năng động, sáng tạo, nhiều khi căng thẳng, mỏi mỏi; các kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác, kĩ năng tổng hợp khái quát vấn đề rất hạn chế vào các hoạt động tập thể, thiếu tự tin và không dám bày tỏ, đề xuất ý kiến của mình.
- Giải pháp mới cải tiến:
2.1.Bản chất của giải pháp mới:
Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Bản chất của giải pháp mới chính là dạy học qua hình thức chuyên đề ngoại khóa để phát triển kĩ năng cho học sinh. Biểu hiện:
-Thứ nhất, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
-Thứ hai, hướng học sinh tới lớp học không gian mở, gắn với các hoạt động ngoại khóa. Đó là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa. Tham gia hoạt động ngoại khóa giúp học sinh giải tỏa căng thẳng trong việc học với khối lượng kiến thức lớn ở trên lớp học, thư giãn và tiếp thêm sinh lực từ đó khám phá ra những sở thích mới mẻ, những trải nghiệm thú vị.
-Thứ ba: trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ chú trọng đến viện rèn luyện kiến thức mà cần chú trọng phát triển 1số kĩ năng cho học sinh. Hoạt động ngoại khóa sẽ giúp học sinh phát triển nhiều kĩ năng cần thiết như:
+ Kĩ năng cứng: dùng để chỉ trình độ, kiến thức hiểu biết hoặc trải nghiệm thực hành hành liên quan đến môn học: kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa hệ thống kiến thức đã học
+ Kĩ năng mềm: là những kĩ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ, cảm xúc. Kĩ năm mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với hoạt động xã hội, cộng đồng, tập thể. Một số kĩ năng mềm như: Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; Kĩ năng đàm phán, giải quyết vấn đề, xử lí khủng hoảng; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng lãnh đạo: định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người; Kĩ năng thuyết trình….
+ Kĩ năng sống: là những kĩ năng, thói quen cần thiết, hợp lí để xử lí tình huống cụ thể trong cuộc sống: kĩ năng đối phó, ứng biến, kĩ năng quản lí tiền bạc
2.2.Quy trình tiến hành hoạt động ngoại khóa
Hoạt động này được tiến hành vào cuối tháng 11/2019, sau khi học sinh lớp 12 đã được học và đọc 1 số tác phẩm thơ văn hiện đại Việt Nam viết về hình tượng người lính. Để lôi cuốn tất cả các học sinh trong khối 12 cùng hào hứng tham gia vào hoạt động trải nghiệm, chúng tôi đã thực hiện tập huấn phần lí thuyết cho học sinh, hướng dẫn các bước thực hiện của hoạt động ngoại khóa để các em hiểu được quy trình thực hiện và các công việc cần làm. Học sinh sẽ nêu ra các vấn đề băn khoăn, thắc mắc, chúng tôi tiến hành giải đáp và nêu ra một số ví dụ để các em hình dung cụ thể hơn.
Sau khi học sinh nắm được các bước và hình dung được hoạt động ngoại khóa, tất cả học sinh sẽ chủ động cùng nhau xác định:
a.Mục tiêu của hoạt động ngoại khóa:
– Về kiến thức: Nâng cao hiểu biết về hình ảnh người lính trong dòng chảy văn học Việt Nam; Bổ sung kiến thức về các tác phẩm và tác giả của văn học Việt Nam; Củng cố kiến thức lí luận văn học về hình tượng văn học.
– Về kỹ năng: Rèn luyện và phát triển các kĩ năng cơ bản, cần thiết như:
+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức đã học về hình tượng người lính trong văn học hiện đại Việt Nam (kĩ năng cứng)
+ Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; Kĩ năng đàm phán, giải quyết vấn đề; Kĩ năng quản lí thời gian; Kĩ năng lãnh đạo: định hướng, tạo ảnh hưởng, điều phối mọi người; Kĩ năng thuyết trình….(Kĩ năng mềm)
+ Kĩ năng quản lí, chi tiêu tiền bạc, mua sắm các đồ dùng, những vật liệu phục vụ ngoại khóa (Kĩ năng sống)
– Về thái độ
+Yêu say môn học, trân trọng những tác phẩm nghệ thuật viết về người lính
+ Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống yêu nước, biết ơn những người đi trước đã hi sinh, mở đường…biết trân quý cuộc sống hòa bình…
+ Xác định nghiêm túc và đúng đắn trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn, phát huy truyền thống cha ông và đóng góp cho gia đình, quê hương, đất nước.
– Về năng lực
+ Năng lực tự học, năng lực hợp tác
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Năng lực giao tiếp
+ Năng lực thẩm mĩ
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực công nghệ thông tin
– Sản phẩm.
+ Kịch bản màn chào hỏi của 3 đội chơi
+ Các gói câu hỏi trong phần thi Kí ức hào hùng
+ Phần thi hùng biện: Người lính trong mắt em
b.Quy trình hoạt động ngoại khóa gồm 4 bước như sau:
-Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại và đặt tên cho hoạt động ngoại khóa
– Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa (Phụ lục 1)
– Bước 3: Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch (Phụ lục 2)
Cuộc thi: Kí ức hào hùng.
Cuộc thi gồm 3 phần:
– Phần 1: Phần thi chào hỏi
– Phần 2: Ký ức hào hùng
– Phần 3: Người lính trong mắt em
– Bước 4: Thảo luận, rút kinh nghiệm
2.3. Tính mới, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ
– Đối với học sinh:
Thứ nhất: Học sinh củng cố, bổ sung được nhiều kiến thức về các tác phẩm thơ văn viết về người lính, kiến thức lí luận về hình tượng văn học và các tác giả văn học.
Thứ hai: Rèn luyện và phát triển những kĩ năng quan trọng cho học sinh:
+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các kiến thức đã học về hình tượng người lính trong văn học hiện đại Việt Nam (kĩ năng cứng)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 140
- 1
- [product_views]
- 3
- 120
- 2
- [product_views]
- 1
- 161
- 3
- [product_views]
- 5
- 103
- 4
- [product_views]
- 2
- 109
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 451
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 408
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 502
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 475
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 509
- 10
- [product_views]