SKKN Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10 – KNTT
- Mã tài liệu: MP1062 Copy
Môn: | Địa Lý |
Lớp: | 10 |
Bộ sách: | Kết nối tri thức |
Lượt xem: | 525 |
Lượt tải: | 9 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 49 |
Tác giả: | Bùi Thị Thu Lan |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Thái Hòa |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10 – KNTT”triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
2.1.1. Không được bỏ sót các dữ liệu.
2.1.2. Cần kết hợp giữa số liệu tương đối và tuyệt đối trong quá trình phân tích.
2.1.3. Tính toán số liệu theo hai hướng chính: Theo cột dọc và theo hàng ngang
2.1.4. Thực hiện nguyên tắc: từ tổng quát tới chi tiết, từ khái quát tới cụ thể
2.1.5. Khai thác các mối liên hệ giữa các đối tượng
2.1.6. Cần chú ý là phân tích bảng thống kê bao gồm cả minh hoạ số liệu và giải thích
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1- Lý do chọn đề tài:
Tri thức địa lí nói chung trong khoa học Địa lí và tri thức Địa lí trong trường nói riêng rất đa dạng, phong phú, nó có dạng kênh chữ, kênh hình (bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, …) và ở dạng các con số (số liệu, bảng số liệu thống kê). Để khai thác tri thức Địa lí có hiệu quả phục vụ cho công tác nghiên cứu cũng như giảng dạy Địa lí kinh tế – xã hội ở trường phổ thông, đây là một điểm khó đối với giáo viên Địa lí.
Các số liệu thống kê nói chung và số liệu thống kê về kinh tế – xã hội nói riêng có một ý nghĩa nhất định trong việc hình thành các tri thức về Địa lí tự nhiên cũng như Địa lí kinh tế – xã hội.
Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế nước ta nói riêng và khu vực, thế giới nói chung có những biến động thường xuyên, thay đổi hàng ngày, hàng tháng và hàng năm nên việc cập nhật bổ sung đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông cần phải có sự lựa chọn phù hợp, đảm bảo thông tin tin cậy, thể hiện được sự thay đổi với số liệu cũ là điều quan trọng. Thêm vào đó và các số liệu kinh tế – xã hội được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng góp phần ảnh hưởng nhất định đến việc thu thập thông tin của giáo viên lẫn học sinh.
Bên cạnh đó, kiến thức Địa lí đa dạng, việc “Đi tìm phương pháp khai thác kiến thức Địa lí từ các dạng số liệu” trong chương trình Địa lí phổ thông nói chung và Địa lí tự nhiên và kinh tế – xã hội ở chương trình 10 nói riêng là rất khó, đã qua nhiều phương pháp, cách thức sử dụng, hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các dạng số liệu của các thế hệ đi trước đã được đưa ra, áp dụng vào thực tiễn đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn có một số giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh khai thác bảng số liệu ở SGK, vẫn sử dựng các số liệu quá cũ, dẫn đến kiến thức bỗ trợ cho kênh chữ chưa có hiệu quả, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động tìm tòi, lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ cũng ảnh hưởng đến việc giảng dạy, trong đó có bộ môn Địa lí trong trường phổ thông được xem là “môn phụ”, khô cứng nên tâm lý người dạy (giáo viên) và người học (học sinh) ít để tâm, mang tính chất đối phó (học sinh học thuộc lòng – “học vẹt” phần kênh chữ và một số số liệu đơn giản) nên cũng góp phần làm cho việc giảng dạy – học tập bộ môn theo hướng tích cực, chưa phát huy được cái hay, tính thực tiễn của khoa học Địa lí.
Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm hiện nay thì việc khai thác bảng số liệu là một trong những phần góp nên thành công trong việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Qua đây, tôi xin góp một vài ý kiến nhỏ trong đề tài “Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê ở sách giáo khoa Địa lí 10”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn. Ngoài ra còn giúp người dạy biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê từ sách giáo khoa, nhằm bổ trợ đắc lực cho kiến thức của các bài giảng thêm phong phú.
Bên cạnh đó, các số liệu thống kê trong chương trình Địa lí rất đa dạng, vừa mang tính chất minh hoạ, vừa để chứng minh, vừa là kênh chữ và cũng vừa là kênh hình ở SGK. Trước đây trong quá trình giảng dạy, một số giáo viên thường hay bỏ qua các số liệu, bảng số liệu nên bài giảng chưa sinh động, chưa thực tiễn.
Thực hiện chuyên đề này cúng góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học và tìm tòi sáng tạo của người dạy.
Thông qua chuyên đề này còn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng về phân tích, xử lý các dạng số liệu cũng như chứng minh một vấn đề địa lí cụ thể và giúp cho giáo viên có một cách nhìn đúng đắn và biết cách khai thác các dạng số liệu thống kê ở sách giáo khoa và thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, Địa lí học đang gắn với thực tiễn cuộc sống, phản ánh thực trạng nền kinh tế – xã hội của Đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá và bước vào giai đoạn hội nhập sâu sắc với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về bảng số liệu thống kê, vai trò của việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong môn Địa Lí.
- Khảo sát thực trạng về việc sử dụng bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí lớp 10 chương trình GDPT 2018.
- Thực nghiệm dạy học và rút ra những kết luận cần thiết.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: biện pháp sử dụng hiệu quả bảng số liệu thống kê trong dạy học môn Địa Lí.
- Phạm vi nghiên cứu: áp dụng trong môn Địa Lí 10 chương trình GDPT 2018, SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
4. Phương pháp nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu thống kê về
KTXH của chương trình địa lí 10
4.2. Phương pháp thực nghiệm: áp dụng các biện pháp ở các lớp giảng dạy .
4.3. Phương pháp phỏng vấn và điều tra khảo sát: phỏng vấn và khảo sát giáo viên và học sinh về các biện pháp và phương pháp thực hiện.
4.4. Phương pháp xử lí số liệu: sau khi đã thu thập được những số liệu về thống kê thì cần có bước xử lí số liệu để rút ra những nhận xét khoa học.
4.5. Phương pháp tổng hợp: tổng hợp mọi vấn đề có liên quan đến việc khai thác và sử dụng số liệu thống kê và rút ra những kết luận cần thiết.
5. Đóng góp mới của đề tài.
Đồng nghiệp có thể sử dụng nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng và cả giải pháp để áp dụng cho việc sử dụng bảng số liệu thống kê ở chương trình các khối, lớp khác.
Xem thêm:
- SKKN Nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí lớp 10 ở trường trung học phổ thông qua việc thiết kế và tổ chức trò chơi học tập – KNTT
- SKKN Thiết kế các hoạt động khởi động theo phương pháp dạy học mới tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 10 – KNTT
- SKKN Nâng cao năng lực số của giáo viên Địa lí THPT để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và đa dạng hóa hình thức dạy học – KNTT
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 4
- 102
- 1
- [product_views]
- 8
- 185
- 2
- [product_views]
- 0
- 187
- 3
- [product_views]
- 3
- 120
- 4
- [product_views]
- 3
- 143
- 5
- [product_views]
- 8
- 179
- 6
- [product_views]
- 4
- 138
- 7
- [product_views]
- 2
- 101
- 8
- [product_views]
- 8
- 197
- 10
- [product_views]