SKKN Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Công dân với kinh tế – GDCD11” nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
- Mã tài liệu: MP0958 Copy
Môn: | Giáo dục kinh tế và pháp luật |
Lớp: | 11 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1048 |
Lượt tải: | 4 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Trần Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 64 |
Tác giả: | Trần Thị Tuyết |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | THPT Quỳnh Lưu 1 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Thông qua hoạt động trải nghiệm tôi thấy học sinh tích cực, hào hứng hơn và yêu thích môn học nhiều hơn, phát triển được các phẩm chất và năng lực cho các em như:
– Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực học tập, tham gia vào các hoạt động kinh tế của gia đình và địa phương.
– Trách nhiệm: Có trách nhiệm với bản thân trong việc học tập và lao động, tích cực tham gia vào xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần ở địa phương.
– Trung thực: Có ý thức tham gia các hoạt động kinh tế đúng pháp luật, tuyên truyền mọi người tham gia sản xuất kinh doanh theo quy định của PL.
– Phát triển các năng lực, như: Năng lực tự học và tự chủ; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực điều chỉnh hành vi.
– Huy động được nhiều lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục học sinh, mà cụ thể ở đây là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công ty, nhà máy…ở tại địa phương.
Mô tả sản phẩm
MỤC LỤC
- Đặt vấn đề …………………………………………………………………………………. 1
- Lý do chọn đề tài ………………………………………………………………………… 1
- Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………………. 2
- Nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………………………………….. 2
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………………….. 2
- Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………………………… 2
- Điểm mới sáng kiến …………………………………………………………………….. 2
- Thời gian nghiên cứu …………………………………………………………………… 3 II. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………………… 4
- Cơ sở lý luận …………………………………………………………………………….. 4
-
-
- Cơ sở khoa học ………………………………………………………………………… 4
- Một số khái niệm về hoạt động trải nghiệm sáng tạo ……………………… 5
- Vị trí, vai trò, đặc điểm của hoạt động trải nghiệm ………………………… 6
- Các hình thức hoạt động trải nghiệm …………………………………………… 8
- Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo …………………… 11
-
- Cơ sở thực tiễn …………………………………………………………………………. 13
-
- Thực trạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học hiện nay … 13
- Thực trạng việc triển khai hoạt động trải nghiệm tại trường THPT
Hoàng Mai 2 – THPT Quỳnh Lưu 1 …………………………………………………………… 13
- Một số kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần “Công dân với kinh tế – GDCD 11” nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho HS THPT ……………………………………………………………………………………… 16
-
-
- Kinh nghiệm lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm ………………………… 16
- Kinh nghiệm tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm ………………….. 26
- Kinh nghiệm báo cáo, đánh giá hoạt động trải nghiệm ………………….. 35
- Báo cáo kết quả HĐTN…………………………………………………………… 35
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau hoạt động ……………………….. 37
-
- Kết quả thực nghiệm sư phạm …………………………………………………….. 40
III. Kết luận và kiến nghị ……………………………………………………………… 45
- Ý nghĩa của đề tài ……………………………………………………………………… 45
- Kết luận và kiến nghị …………………………………………………………………. 45
- Kết luận chung ………………………………………………………………………. 45
- Kiến nghị ……………………………………………………………………………….. 46
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………….. 47
Phụ lục ……………………………………………………………………………………………
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT | Chữ viết tắt | Nội dung |
1 | GDCD | Giáo dục công dân |
2 | THPT | Trung học phổ thông |
3 | HS | Học sinh |
4 | GV | Giáo viên |
5 | Bộ GD&ĐT | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
6 | HĐ | Hoạt động |
7 | TNST | Trải nghiệm sáng tạo |
8 | HĐGD | Hoạt động giáo dục |
9 | GQVĐ | Giải quyết vấn đề |
10 | TN | Thực nghiệm |
11 | ĐC | Đối chứng |
12 | HĐTNST | Hoạt động trải nghiệm sáng tạo |
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, xu thế hiện nay thì hoạt động trải nghiệm thực tế vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với các em học sinh, nó giúp các em hình thành và phát triển đầy đủ các kỹ năng sống, đây cũng là cơ hội để giúp các em nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của việc học tập, sự cố gắng phấn đấu và nổ lực của bản thân. Bên cạnh đó hoạt động trải nghiệm còn giúp các em hứng thú khám phá những điều mới mẻ, kỳ diệu trong cuộc sống, lao động, sáng tạo. Các em sẽ tham gia một cách chủ động, hứng khởi, nhiệt tình bởi thông qua hoạt động này các em bắt đầu từ các khâu như chuẩn bị, thực hành, đánh giá kết quả, báo cáo sản phẩm…Cũng thông qua hoạt động trải nghiệm, các em được tự do trình bày ý tưởng, cách thực hiện và trực tiếp tham gia, chính vì vậy sẽ tạo động lực, khơi gợi niềm đam mê, thích thú đối với các em. Sẽ hiệu quả hơn khi hoạt động trải nghiệm này song hành với hoạt động dạy học trên lớp, do đó nếu các em được học tập và trải nghiệm thì chắc chắn sẽ trang bị cho các em sự tự tin, mạnh dạn và vững vàng trong cuộc sống hiện tại và tương lai.
Từ thực tế dạy học hiện nay nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng, từ trước đến nay vấn đề quan tâm và lo lắng nhất đối với giáo viên dạy môn GDCD là làm thế nào để học sinh ngày càng yêu thích bộ môn. Trong các hoạt động đổi mới thì tổ chức hoạt động trải nghiệm là một phương pháp mới có nhiều ưu việt. Sự gắn kết nhuần nhuyễn trên cơ sở học sinh đã hiểu được về mặt lý thuyết sau đó tìm hiểu thực tế tại các nhà máy, các khu công nghiệp, tại các cơ sở sản xuất khác để hiểu hơn về sự phát triển kinh tế ở địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Giúp các em hiểu sâu hơn, khắc sâu kiến thức bài học hơn.
Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh có cơ hội và điều kiện phát triển năng lực, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng. Với hoạt động trải nghiệm, hình thức và không gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngoài lớp học, lực lượng tham gia quá trình dạy học không chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội, đó là các cơ sở sản xuât, chủ các thành phần kinh tế…
Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho học sinh đang gặp khó khăn. Như kinh phí tổ chức còn hạn chế, việc học văn hóa trên lớp chiếm thời lượng nhiều, phương tiện đi lại, sự an toàn trên đường…Chính từ thực trạng đó mà các hoạt động trải nghiệm ở một số trường học chưa được triển khai triệt để và đạt hiệu quả. Trước tình hình đó là một giáo viên, cán bộ quản lý, bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ để làm sao có những giải pháp giúp học sinh được tham gia thực hành, trải nghiệm thực tế một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao nhất nhằm giúp các em yêu thích môn học hơn, trở thành những con người sống tích cực, tự tin, sáng tạo, xử lí tốt trong mọi tình huống để sau này khi ra trường các em vững vàng, nhảy bén, sáng tạo trong công việc và cuộc sống, để trở thành con người có ích cho gia đình nói riêng và cho xã hội nói chung trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng chính là lí do để chúng tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần
“Công dân với kinh tế – GDCD11” nhằm phát huy năng lực sáng tạo cho học sinh THPT. Làm đề tài nghiên cứu của mình.
- Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu này nhằm đưa ra những giải pháp, biện pháp phù hợp giúp cho việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm của học sinh đạt hiệu quả với mục đích hướng tới là tạo cơ hội cho học sinh huy động, tổng hợp kiến thức đã học trên lớp đối chiếu thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng kiểm tra đánh giá học sinh; giúp rèn luyện các năng lực cho học sinh như năng lực hợp tác, năng lực trình bày trước đám đông, năng lực sáng tạo…tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong học tập và trong cuộc sống, phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực cho học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Công tác xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động trải nghiệm tham quan thực tế.
- Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc trải nghiệm thực tế của bản thân nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi áp dụng trong đề tài này là giáo viên và học sinh các lớp khối 11Trường THPT trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu.
- Phạm vi nghiên cứu: “Phần Công dân với kinh tế” – GDCD 11
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tra cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu thông qua việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu về chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT Nghệ An và Ban chuyên môn trong nhà trường.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 2
- 193
- 1
- [product_views]
- 7
- 107
- 2
- [product_views]
- 0
- 174
- 3
- [product_views]
100.000 ₫
- 3
- 517
- 4
- [product_views]
100.000 ₫
- 2
- 559
- 5
- [product_views]
100.000 ₫
- 9
- 539
- 6
- [product_views]
100.000 ₫
- 1
- 462
- 7
- [product_views]
100.000 ₫
- 5
- 510
- 8
- [product_views]
100.000 ₫
- 6
- 557
- 9
- [product_views]
100.000 ₫
- 8
- 528
- 10
- [product_views]