SKKN Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT
- Mã tài liệu: MT0255 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | THPT |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1031 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Số trang: | 38 |
Tác giả: | Lê Thị Thu Trang |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | THPT Nghi Lộc 4 |
Năm viết: | 2021-2022 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT” triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Kinh nghiệm trong tổ chức quản lý dạy học trực tuyến của admin nhà trường
2. Kinh nghiệm của giáo viên bộ môn trong tổ chức dạy học trực tuyến
2.3. Các giải pháp tổ chức và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối
cảnh dịch Covid-19 ở trường THPT Nghi Lộc 4
3. Kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lí và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Việc dạy và học trong vài năm trở lại đây, là vấn đề mà được mọi người, mọi ngành và toàn xã hội quan tâm nhất, không phải là vấn đề thay đổi liên quan đến chương trình hay là một vấn đề gì khác mà đó chính là dạy học trong thời kì Covit. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi người dạy không những đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học mà còn phải thay đổi hình thức dạy từ đó người học cũng phải đổi mới cách học. Lâu nay, tại các trường học chủ yếu sử dụng hình thức dạy học truyền thống, là giáo viên dạy trực tiếp trên lớp, học sinh đến học tại lớp, nhưng trong bối cảnh, tình hình hiện nay, mọi hình thức, phương pháp và cách thức đều phải thay đổi cho phù hợp với diễn biến của thực tiễn. Trong đó dạy học trực tuyến là một hình thức rất có hiệu quả. Dạy học trực tuyến là hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên, giúp các cơ sở giáo dục nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy …
Trong giai đoạn hiện nay, việc dạy và học đặc biệt là việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp trung học phổ thông trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các địa phương và các nhà trường đã có những kinh nghiệm được đúc kết trong hai năm qua, đặc biệt là đã có đầy đủ những căn cứ pháp lí để xây dựng và tổ chức dạy học một cách linh hoạt nhằm mục tiêu kép: không chỉ thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Hiện nay, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đối với các nhà trường, dạy học trực tuyến là giải pháp hữu hiệu để thực hiện phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học” đối với học sinh các cấp học, giúp các em củng cố kiến thức cơ bản, đặc biệt là học sinh cuối cấp, chuẩn bị bước vào kỳ thi.
Từ năm học 2019- 2020 cho đến năm học này và có thể những năm học tiếp theo ngoài tình hình dịch bệnh còn có những diễn biến khó lường khác như thiên tai, hỏa hoạn ….thì ngành giáo dục không còn bị động. Để việc dạy học trực tuyến là vấn đề các nhà trường, các địa phương, các bậc phụ huynh luôn quan tâm và lo lắng làm sao để có kết quả tốt nhất, gia đình yên tâm về sức khỏe, tâm lí… cho con em mình. Việc dạy và học trực tuyến không những hỗ trợ dạy học khi học sinh không đến trường và một số học sinh vì nhiều lý do khác để tận dụng các thời gian thuận lợi và được giáo viên hỗ trợ thêm kiến thức bất cứ thời gian, không gian và hoàn cảnh nào. Là giáo viên tại trường THPT Nghi Lộc 4, trong 2 năm học qua bản thân và đồng nghiệp đã cùng với nhà trường đã vượt qua khó khăn trong dạy học trực tuyến hoàn thành chương trình học tập trong điều kiện dịch bệnh phức tạp. Trong khó khăn đã vượt qua chúng tôi đã rút ra cho bản thân nhiều kinh nghiệm trong dạy học trực tuyến và đã mang lại hiệu quả. Vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài sáng kiến “Kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn thực trạng dạy học hiện nay ở trường THPT Nghi Lộc 4, đề ra một số kinh nghiệm tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, hình thành và phát triển năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học trực tuyến.
- Phân tích các điều kiện, thực trạng dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi lộc 4
- Đề xuất các kinh nghiệm và các biện pháp tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19 ở trường THPT Nghi Lộc 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về dạy học trực tuyến, thực trạng dạy học trực tuyến và đề xuất kinh nghiệm, các biện pháp tổ chức quản lý và động viên học sinh học trực tuyến có hiệu quả trong bối cảnh dịch covid 19
- Về không gian: Trường THPT Nghi Lộc 4.
- Về thời gian: năm học 2019- 2020, 2020 – 2021, 2021 – 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết chủ yếu là: Phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân loại và tổng hợp tài liệu. Vận dụng các phương pháp này để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn sau: Phương pháp điều tra, khảo sát; phương pháp thực nghiệm, phương pháp quan sát… Các phương pháp thực hiện để kiểm chứng các thông tin số liệu thu thập được từ các nguồn tài liệu cũng như từ thực tế. Thông qua kết quả thực nghiệm để đưa ra các đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn dạy học trực tuyến ở trường THPT Nghi Lộc 4.
6. Tính mới và kết quả đạt được của đề tài
Đề tài không chỉ giúp học sinh hứng thú hơn trong học trực tuyến mà còn giúp các em phát triển năng lực hợp tác, ứng dụng công nghệ thông tin qua các phần mềm dạy học thông qua đó các em nắm vững kiến thức để phục vụ cho các kì thi và ứng dụng công nghệ thông tin vào nghề nghiệp sau này.
Đây là đề tài thể hiện việc đã và đang tiếp cận moddun 9 chương trình giáo dục phổ thông 2018 “ Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh THPT”
Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm dạy học trực tuyến
Theo dự thảo Thông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT ngày 11/08/2020, DHTT là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường
Internet, đảm bảo GV và HS tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học.
Khái niệm học trực tuyến được dùng như một thuật ngữ chỉ môi trường học tập mà trong đó người học có thể tương tác với môi trường học tập thông qua Internet hoặc các phương tiện truyền thông điện tử khác. Đây là môi trường có khả năng chia sẻ cao, vận hành không phụ thuộc vào không gian, thời gian, tạo điều kiện để mọi người trao đổi, tìm kiếm, học tập một cách dễ dàng. Việc học không chỉ bó hẹp cho HS, sinh viên ở các trường mà dành cho tất cả mọi người, không kể tuổi tác, hoàn cảnh sống…
1.2. Các hình thức dạy học trực tuyến
Ngày 11/8/2020, Bộ Giáo dục đưa kế hoạch lên các kênh thông tin để lấy ý kiến góp ý “Dự thảoThông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến giáo dục phổ thông và thường xuyên”. Theo đó, Dự thảoThông tư ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên được xây dựng trong bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước đang ngày một chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục và hướng đến thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo.
Khi Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, việc ban hành Thông tư công nhận phương thức dạy học trực tuyến và quy định việc quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên càng có ý nghĩa đặc biệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định mục đích của việc dạy học trực tuyến là để mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, đặc biệt là khi các em không thể đến được trường vì những lí do khách quan. Phương thức này còn bổ trợ cho việc dạy học trực tiếp trên lớp, giúp nâng cao hiệu quả công tác dạy học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên, học sinh. Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet để phục vụ việc giảng dạy và học tập. Thông qua dạy học trực tuyến, cả giáo viên và học sinh được nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
Như vậy, dạy học trực tuyến tạo điền kiện cho học sinh và giáo viên có cơ hội hình thành và phát triển nhiều năng lực như: “Tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]