SKKN Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu Học
- Mã tài liệu: BM0251 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 1489 |
Lượt tải: | 57 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Võ Thị Sáu. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 14 |
Tác giả: | Nguyễn Thị Thanh Bình |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | tiểu học Võ Thị Sáu. |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường Tiểu Học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
2. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách thư viện, TBDH
3. Tổ chức quản lí thư viện, TBDH hiệu quả, khoa học, quy củ, nề nếp, có kế hoạch
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐÂU
- Lí do chọn đề tài
Bên cạnh nền tảng giáo dục gia đình và những gì gần gũi với trẻ em thời thơ ấu, thì mái trường phổ thông và hệ thống giáo dục toàn diện của nhà trường ( từ Tiểu học đến Trung học phổ thông) sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng, duy trì và bồi đắp văn hoá đọc cho con người. Thậm chí đối với không ít người, thì điều đó còn có ý nghĩa quyết định đến việc đọc và nuôi dưỡng văn hoá đọc trong suốt cuộc đời. Chúng ta đều biết rằng: Để nâng cao chất lượng giáo dục thì không thể thiếu được các yếu tố: nội dung giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị, thư viện và cơ sở trường học mà thư viện trường phổ thông có vai trò quan trọng. Thư viện là trung tâm sinh hoạt văn hoá và hoạt động khoa học cho toàn thể các thành viên trong nhà trường. Đối với giáo viên, thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, còn đối với học sinh, thư viện góp phần tích cực vào việc thay đổi thói quen tự học tự nghiên cứu.
Sách là kho tàng tri thức “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa Cộng sản” (V.I.Lê nin).
Trong xã hội chúng ta ngày nay, đòi hỏi con người cần phải tìm tòi học hỏi, học để nâng cao sự hiểu biết về văn hoá dân tộc, hiểu biết về loài người trong quá trình phát triển, hiểu biết về khoa học, hiểu biết về sự phát triển của xã hội, con người… Tất cả đều được xã hội, con người, các bậc tiền bối, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn học, lịch sử… đúc kết và in ấn thành sách.
Một học sinh muốn hiểu biết nhiều, học giỏi cần phải tiếp nhận những giá trị văn hoá qua từng trang sách được truyền đến. Đây là quá trình cá nhân được xã hội hoá một cách tự giác, có chủ định tức là học tập, tiếp thu giáo dục của nhà trường, gia đình, các tổ chức khác… Người gửi là những thế hệ trước, họ chọn lọc và lưu truyền lại qua sách vở. Đó là những giá trị văn hoá dân tộc của nhân loại để chuyển lại cho thế hệ sau, lựa chọn phương tiện… Để đối tượng được gửi tiếp thu và thừa nhận những giá trị đó có ý nghĩa đối với bản thân và tiếp thu chúng một cách tích cực.
Một xã hội muốn phát triển bền vững và đi lên thì phải lấy giáo dục làm hàng đầu, mà muốn có nền giáo dục phát triển, đào tạo con người toàn diện, có khả năng suy luận cao, hiểu biết nhiều lĩnh vực, chúng ta phải xây dựng thư viện đạt chuẩn và trên chuẩn theo Quyết định 01 của Bộ giáo dục và Đào tạo, vì thư viện là một kho tàng tri thức . Chúng ta không hy vọng đọc sách sẽ làm nên một điều gì thật lớn lao, nhưng chắc chắn là: thông qua việc đọc sách và duy trì thường xuyên văn hoá đọc trong thư viện nhà trường, sẽ góp phần quan trọng bồi dưỡng nhân cách và tri thức … giúp các em trở thành người có ích cho xã hội và đất nước.
Nhiệm vụ của cán bộ quản lí nhà trường là phải có kế hoạch vận động mọi nguồn vốn để xây dựng một thư viện trường học đạt chuẩn và trên chuẩn, nhằm để tuyên truyền, giới thiệu, phục vụ cho giáo viên đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo; học sinh tìm hiểu về sách, đọc sách nhằm giải trí, giúp đầu óc thoải mái và tìm hiểu được nhiều điều lí thú sau những giờ học, góp phần nâng cao chất lượng học tập là điều tôi quan tâm và cũng là trách nhiệm. Chính vì vậy tôi chọn nội dung “ Kinh nghiệm trong công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thư viện ở trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu
Biện pháp tham mưu để đáp ứng đầy đủ đồ dùng, thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo… nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, góp phần phát triển văn hoá đọc cho học sinh, giúp học sinh không ngừng hoàn thiện nhân cách, tri thức, rèn luyện đạo đức và bồi dưỡng thẩm mỹ cho học sinh. Đồng thời góp phần giúp đội ngũ giáo viên có hướng nghiên cứu, tìm biện pháp giảng dạy giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thông qua văn hoá đọc. Để từ đó có các biện pháp phối kết hợp với phụ huynh, các tổ chức đoàn thể – xã hội góp phần cùng chung sức với ngành giáo dục trong sự nghiệp trồng người.
Nhiệm vụ
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo viên – học sinh thông qua đọc và nghiên cứu, thu thập kiến thức qua sách báo, tài liệu, sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả…
- Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng và các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thư viện góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học của đội ngũ giáo viên – học sinh.
- Giới hạn của đề tài
Đồ dùng thiết bị dạy học; sách giáo khoa, tài liệu tham khảo của giáo viên và học sinh.
Đề tài được nghiên cứu về thư viện, về đồ dùng phục vụ giảng dạy, các tài liệu tham khảo, truyện đọc, số lượng các đầu sách, cách sắp xếp các loại sách, đồ dùng, số lượng học sinh tham gia đọc sách, số lượt giáo viên mượn đồ dùng dạy học, kế hoạch phát triển các đầu sách hàng năm của thư viện nhà trường…
- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, thu thập thông tin, tìm hiểu tài liệu, phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Năm học …………, toàn ngành giáo dục tiếp tục tập trung kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Mục tiêu trong giai đoạn hiện nay là phải tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
Trong Điều 2. Chương 1, Quyết định số 61/1998/QĐ/BGD&ĐT ngày 06 tháng 11 năm 1998 về qui chế tổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông đã nêu: “Thư viện có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại SGK, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, các loại sách báo cần thiết khác, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh”.
Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành giáo dục – Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ phận khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy toàn diện “Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện phải là một nội dung quan trọng trong đánh giá để công nhận trường chuẩn quốc gia và Danh hiệu thi đua hàng năm” (Quyết định số 61/1998/QĐ – BGD&ĐT).
Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia trong việc đào tạo con người mới phát triển toàn diện … Không thể nào hình dung được một chiến lược phát triển giáo dục phổ thông mà không có sự tham gia tích cực của thư viện trường học cũng như các cơ quan thông tin. Thư viện còn giúp cho cán bộ – giáo viên – nhân viên – học sinh xây dựng phương pháp học tập, phong các làm việc khoa học, biết kỹ năng sử dụng sách, báo, tài liệu…
- Thực trạng
– Trước đây các điều kiện hoạt động, cách đánh giá kiểm tra và việc phân công người phụ trách thư viện trường tiểu học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Có nhiều quan niệm cho rằng: Thư viện chỉ là kho chứa sách, thiếu đồ dùng vật chất cơ bản như : bàn, ghế và đặc biệt là đầu sách nghèo nàn chưa phong phú. Cán bộ phụ trách thư viện chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tổ chức hoạt động còn hạn chế. Giáo viên và học sinh ở các trường Tiểu học hầu như không thực sự quan tâm đến với thư viện.
– Do nhận thức vai trò của thư viện trong nhà trường chưa đầy đủ, còn phiến diện dẫn đến sự thiếu quan tâm và đầu tư thích đáng.
– Do cán bộ Thư viện chưa qua các lớp đào tạo nghiệp vụ, hoặc bồi dưỡng thường xuyên.
– Do Thư viện trường học ít mở cửa, họat động không thường nhật, học sinh đọc sách một cách thụ động. Hoạt động thư viện trường học sơ sài, chưa thu hút, hấp dẫn và học sinh cho rằng thư viện nhà trường chỉ dành cho thầy ,cô giáo.
– Do quy mô phát triển chưa có sự đồng bộ về cơ cấu, ít phát huy tính hữu dụng của nó, chủ yếu là các hoạt động đơn lẻ, rời rạc thiếu liên kết.
– Cơ sở vật chât, trang thiết bị và sách bao, tài liệu trong thư viện thiếu đồng bộ lạc hậu so với yêu câu phát triển hiện nay. Số lượng chủng loại sách trong thư viện nghèo nàn, sách tham khảo chất lượng cao phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh và giáo viên còn ít nên không thu hút được giáo viên và học sinh đến với thư viện.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]