SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh lớp 7 theo bộ sách Chân trời sáng tạo
- Mã tài liệu: MT7040 Copy
Môn: | Ngữ Văn |
Lớp: | 7 |
Bộ sách: | Chân trời sáng tạo |
Lượt xem: | 648 |
Lượt tải: | 5 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Mỹ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Số trang: | 33 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Hằng |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | Trường THCS Thành Mỹ |
Năm viết: | 2022-2023 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh lớp 7 theo bộ sách Chân trời sáng tạo “ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
I. Bài tập nhận biết đoạn văn và đoạn văn chứng minh
II. Bài tập luyện viết đoạn văn chứng minh
III. Bài tập luyện các kỹ năng cơ bản của đoạn văn chứng minh
Mô tả sản phẩm
PHẦN I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong khi nói hoặc viết ta không thể thuyết phục người khác nếu ta không chứng minh được điều ta nói là có lý, là đúng, là xác đáng…Do vậy, chứng minh là một thao tác nghị luận không thể thiếu trong bất kì hệ thống lập luận nào: dù phát biểu cảm nghĩ hay phân tích, dù giải thích hay bình luận thì trong các kiều bài ấy vẫn có chứng minh. Với tư cách là một kỹ năng quan trọng, kiểu bài nghị luận chứng minh có thể coi là kiểu bài cơ sở để học sinh làm tốt các kiểu bài nghị luận khác. Chứng minh còn là kiểu bài để rèn luyện và phát huy khả năng trình bày rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục một vấn đề trong cuộc sống của học sinh. Vậy mà, cũng như các kiểu bài Tập làm văn khác, văn nghị luận chứng minh không được học sinh yêu thích cho lắm. Tập làm văn nói chung và văn nghị luận nói riêng đã và đang là môn học đáng ngại nhất đối với đa số học sinh.
Có thể nói một cách khách quan, kiểu bài nghị luận nói chung và kiểu bài nghị luận chứng minh nói riêng là khó đối với học sinh THCS, nhất là đối với học sinh lớp 7. Có rất nhiều lý do, theo tôi là lý do những năm học tiểu học, học lớp 6 các em đang quen với kiểu văn sáng tác, kể chuyện, biểu cảm… và phải chăng cũng có một lí do nữa là ở cách dạy của giáo viên: yêu cầu các em phải nắm được quá nhiều khái niệm, yêu cầu, chú ý, ghi nhớ…làm cho các em thấy kiểu bài này thật xa lạ và rắc rối. Vậy làm thế nào để học sinh có thể viết được một bài văn chứng minh đúng và hay? Câu hỏi đó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi giảng dạy kiểu bài nghị luận chứng minh. Để có được một bài văn chứng minh hoàn chỉnh, học sinh được luyện từng kỹ năng với những thao tác cụ thể. Muốn vậy cần có một hệ thống bài tập tốt vừa sức, từ đơn giản đến khó. Qua những bài cụ thể ấy, các em sẽ hiểu rõ hơn mình cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt yêu cầu. Tất nhiên, cái đích của các em vẫn là viết một bài văn nghị luận chứng minh hoàn chỉnh. Song thiết nghĩ các em đã được luyện có kỹ năng viết đoạn văn chứng minh đủ, đúng và hay thì con đường đi đến cái đích ấy không mấy khó khăn.
Từ những suy nghĩ trăn trở đó, tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc dạy kiểu bài nghị luận chứng minh với đề tài “Kinh nghiệm trong việc hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận chứng minh cho học sinh lớp 7 theo bộ sách Chân trời sáng tạo”. Với việc áp dụng phương pháp này tôi đã đạt được kết quả khả quan hơn so với 2 năm trước đây. Song đề tài mang tính chất phương pháp cá nhân nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
PHẦN II. NỘI DUNG
A. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu, cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập
I. Đối tượng nghiên cứu
– Học sinh lớp 7G trường THCS … năm học…..
II. Phương pháp nghiên cứu
– Phương pháp hệ thống.
– Phương pháp đối sánh giữa thực tiễn dạy- học với lý luận dạy học.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp.
- Phương pháp tích hợp, phối hợp với các phân môn, môn học khác.
- Phương pháp thuyết minh…
III. Cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập
1. Cơ sở lý luận
Trong các phân môn của bộ môn Ngữ văn, Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong quá trình học tập và thi cử. Dạy Văn và tiếng Việt là khó, dạy Tập làm văn lại có những cái khó riêng. Bởi vì, hơn bất cứ phân môn nào, ở đây giáo viên phải đặc biệt coi trọng chủ thể trò, giữ đúng vai trò người hướng dẫn, điều chỉnh để hoạt động tư duy và kỹ năng thực hành của học sinh đi đúng hướng nhằm tiến tới viết (hoặc nói) được văn bản quy định trong chương trình.
Để đảm bảo tính thực hành giáo viên có nhiều hình thức tổ chức hoạt động cho học sinh với nhiều dạng bài tập và có không ít những biện pháp thúc đẩy hoạt động tích cực của học sinh. Chẳng hạn: từ quan sát, bắt chước, nhận biết đến sáng tạo. Trong sáng tạo cũng từ sáng tạo bộ phận đến sáng tạo toàn thể. Dù xây dựng hệ thống bài tập nào cũng luôn nắm vững nguyên tắc: từ bài tập dẫn học sinh rút ra phương pháp làm bài tập làm văn, dùng bài tập để luyện kỹ năng cụ thể.
Để có thể làm được một bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần luyện cách tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, trong đó kỹ năng viết đoạn là cơ bản nhất. Bởi một bài văn nghị luận chứng minh gồm nhiều đoạn văn, những đoạn văn ấy cùng hướng vào làm sáng tỏ vấn đề cần chứng minh. Và điều quan trọng là không phải cách viết đoạn văn nào cũng giống nhau mà phụ thuộc vào yêu cầu, chức năng, vai trò của đoạn văn để có cách viết phù hợp. Qua đoạn văn chứng minh cụ thể, làm cho học sinh có được thao tác chứng minh: nêu luận điểm (câu chốt), cách đưa và sắp xếp dẫn chứng, cách phân tích dẫn chứng… một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức hấp dẫn và thuyết phục. Đó chính là những yếu tố cơ bản của kiểu bài nghị luận chứng minh.
Nói tóm lại, không thể có một bài văn chứng minh đúng và hay nếu như không dạy các em kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.
2. Cơ sở thực tiễn
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 7 đã thể hiện được yêu cầu tích hợp ba phân môn Văn – Tiếng việt – Tập làm văn, tuy nhiên vẫn phải luôn tạo điều kiện cho việc đảm bảo yêu cầu riêng có tính chất tương đối độc lập của mỗi phân môn. Nhìn vào chương trình và quá trình thực dạy kiểu bài nghị luận chứng minh chương trình Ngữ văn 7, tôi nhận thấy chương trình có hướng đổi mới đó là chú ý đến kỹ năng thực hành luyện kỹ năng cho học sinh để có thể viết được một bài văn chứng minh.
Trong thực tế, việc viết đoạn văn của học sinh còn rất kém, nhất là văn nghị luận đối với các em học sinh lớp 7 – vốn đã quen với những đoạn văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Trong giờ dạy, giáo viên yêu cầu viết đoạn văn là các em rất ngại thậm chí ngại hơn viết cả bài. Vì viết cả bài không được ý nọ còn được ý kia, còn nếu viết đoạn mà không biết cách viết sẽ không thành một đoạn văn cụ thể là đoạn văn chứng minh theo yêu cầu.
Với người giáo viên, sách giáo khoa vẫn là tài liệu quan trọng. Sách giáo khoa cung cấp cho người học những nguyên tắc, yêu cầu cần phải đạt tới của kiểu bài, của từng kỹ năng. Cho nên, vận dụng tốt sách giáo khoa là yêu cầu mà tất cả các giáo viên phải thực hiện. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa và đặt ra tiêu chí khi dạy bài nghị luận chứng minh:
+ Coi từng tiết dạy mà sách giáo khoa đã chia và sắp xếp theo từng bài là yêu cầu cần đạt của học sinh.
+ Bài tập nào của sách giáo khoa tốt thì tôi sử dụng khai thác, bài tập nào chưa hay thì không bắt buộc học sinh phải làm.
+ Tôi quan niệm bài tập rèn kỹ năng viết đoạn tốt phải vừa sức với tâm lý và nhận thức của lứa tuổi học sinh, phải thể hiện được tính chất, yêu cầu tích hợp của bộ môn.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi xác lập một hệ thống bài tập cụ thể như sau
- Bài tập nhận biết đoạn văn chứng minh.
- Bài tập luyện viết đoạn mở bài, đoạn kết bài.
- Bài tập luyện các kỹ năng cơ bản để viết đoạn văn chứng minh
- Bài tập chọn dẫn chứng.
- Bài tập sắp xếp dẫn chứng.
- Bài tập phân tích dẫn chứng.
- Bài tập diễn đạt.
- Bài tập chữa lỗi sai.
Dạng bài tập chữa lỗi sai như sai về dẫn chứng, sai về diễn đạt, trình bày…, tôi kết hợp đưa vào cùng với các dạng bài trên.
Với hệ thống bài tập như trên, tôi sử dụng để:
- Vào bài mới.
- Dạy trên lớp – củng cố lý thuyết.
- Dạy trong giờ rèn luyện kỹ năng.
- Giao bài về nhà để học sinh luyện viết.
B. Một số bài tập rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn chứng minh
Trước khi luyện viết đoạn văn, học sinh đã được rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho một bài văn chứng minh cụ thể. Chính vì vậy, ở phần này, tôi chỉ đưa ra hệ thống bài tập với mục đích rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn chứng minh.
I. Bài tập nhận biết đoạn văn và đoạn văn chứng minh
Thực tế, học sinh đã biết một đoạn văn qua tìm hiểu các văn bản (giờ văn học), qua các tiết học tiếng Việt với yêu cầu viết đoạn văn. Nhưng với học sinh lớp 7, chưa có tiết học dành riêng cho việc tìm hiểu thế nào là đoạn văn. Vì vậy, để giúp các em hiểu rõ, nắm vững thế nào là đoạn văn, tôi ra dạng bài tập này: Những tập hợp sau đây có thể coi là đoạn văn không?
- Hồ Chí Minh là một trong những tên tuổi sáng ngời nhất của dân tộc Việt Nam. “Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu” là tác phẩm viết bằng tiếng Pháp của Người.
- Bài thơ “Qua đèo Ngang” là bức tranh đẹp về một vùng non nước. Cụm từ “Ta với ta” tả nỗi buồn của một con người, cảm thấy lẻ loi, cô đơn giữa một không gian bao la trời mây nước. Đọc “Qua đèo Ngang” ta được thấy phong cách thơ trang nhã, điêu luyện rất tiêu biểu cho thơ Đường luật của Bà Huyện Thanh Quan.
- Gần trưa, chúng tôi mới đến trường học, tôi dắt em đến lớp 4B, cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào gốc cây trước cửa lớp, em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật khóc thút thít.
(Khánh Hoài – Ngữ văn 7)
Hướng dẫn:
Học sinh sẽ nhận ra cả ba tập hợp trên xét về hình thức là đoạn văn. Xét về nội dung (a), (b) chưa đảm bảo.
+ Hai câu văn tập hợp (a) chưa có sự liên kết.
+ Tập hợp (b) có vẻ mang dáng dấp của một đoạn văn khá rõ với câu đầu tiên như là một câu có vai trò mở ra đề tài của đoạn. Nhưng những câu viết sau không gắn bó gì với đề tài ấy (mặc dù cả 3 câu đề viết về bài thơ “Qua Đèo Ngang”).
Chỉ có tập hợp (c) xét về cả nội dung và hình thức đảm bảo là một đoạn văn (nội dung: kể việc anh em Thuỷ, Thành đến trường chia tay cô giáo).
Giáo viên chốt (cung cấp kiến thức): Vậy đoạn văn là thế nào?
“Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.”
(Ngữ văn 8- tập I) Khi đã có khái niệm về đoạn văn, các em cần phân biệt đoạn văn chứng minh khác với các đoạn văn khác nên tôi đưa bài tập 2
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng nhất.
- “Hồi con nít thích đi xe đạp về nhà ngoại bằng con đường xóm cặp mé sông Rạch Rập. Đường đất dầm dãi suốt một mùa mưa, chừng gió chướng thổi về mới ráo tạnh bùn lầy. Đến Chạp thì những chân trâu cũng bị bôi xóa hết, có thể đạp xe mà thong dong mà đã đời nghiêng ngó.”
(Mùa phơi sân trước – Nguyễn Ngọc Tư) (trang 87 sách Chân trời sáng tạo tập 1)
- Đoạn văn biểu cảm.
- Đoạn văn miêu tả.
- Đoạn văn tự sự.
- Đoạn văn chứng minh.
- “Hơn nữa, tự học quả là một phương thuốc trị bệnh âu sầu. Theo bác sĩ E. Gờ-ron-nơ-veo (E. Groenevelt), người Hà Lan những bệnh nhân nào biết đọc sách cũng mau khoẻ mạnh hơn những bệnh nhân khác. Nhiều bác sĩ Anh và Pháp, sau lời tuyên bố đó, làm những bảng thống kê các bệnh nhân trong các bệnh viện và thừa nhận ông E. Gờ-ron-nơ-veo có lý..”
(Tự học – một thú vui bổ ích -Nguyễn Hiền Lê ) (trang 6 sách Chân trời sáng tạo tập 2)
- Đoạn văn tự sự.
- Đoạn văn miêu tả.
- Đoạn văn chứng minh.
- Cả 3 A, B, C.
Hướng dẫn: Học sinh chọn đáp án C (cho cả 2 đoạn).
- Với (a) giáo viên muốn nhắc lại cho học sinh về một đoạn văn biểu cảm.
- Với (b) giáo viên giúp các em nhận rõ đây là đoạn văn chứng minh.
Đoạn văn chứng minh thường nêu lên một ý kiến và có những dẫn chứng, lý lẽ làm rõ ý kiến đó.
II. Bài tập luyện viết đoạn văn chứng minh.
1. Luyện viết đoạn mở bài.
Trước khi học kiểu bài nghị luận chứng minh, học sinh đã được học, được làm bài tập làm văn hoàn chỉnh như kiểu bài tự sự, miêu tả, biểu cảm. Đến kiểu bài chứng minh, cách viết có nhiều điểm khác và viết mở bài cũng có những yêu cầu khác phù hợp với kiểu bài nghị luận chứng minh. Như đã trình bày ở phần đầu: kiểu bài chứng minh là cơ sở cho các kiểu bài nghị luận khác. Vì vậy, việc rèn kỹ năng viết đoạn văn mở bài là điều cần thiết và sẽ là điều kiện thuận lợi cho học sinh làm các kiểu bài nghị luận sau này (giải thích, phân tích, nghị luận tổng hợp…).
* Yêu cầu:
- Mở bài phải giới thiệu cho người đọc thấy rõ vấn đề sẽ chứng minh trong bài.
- Mở bài nên gọn, tự nhiên, phù hợp với bài viết, gây được tâm thế cho cả người viết và người đọc.
Bài “Cách làm bài văn nghị luận chứng minh” (Sách giáo khoa ngữ văn 7) có hướng dẫn ba cách mở bài sau đây:
+ Đi thẳng vào vấn đề.
+ Suy từ cái chung đến cái riêng.
+ Suy từ tâm lý con người.
Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các em được làm quen với ba cách mở bài trên, nhưng khi cho đề bài khác, các em rất vất vả, khó khăn khi thực hiện yêu cầu đầu tiên đó là viết mở bài. Các em không biết bắt đầu như thế nào?
Viết cái gì? Viết ra sao?…
Xem thêm:
- SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Lịch sử 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp sử dụng tranh ảnh để nâng cao hứng thú học môn Lịch sử cho học sinh lớp 6 (Bộ Sách Chân trời sáng tạo)
- SKKN Một số biện pháp phát huy tính tích cực và năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua việc lập và sử dụng bảng biểu trong dạy học lịch sử lớp 7 (Bộ sách Chân trời sáng tạo)
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 0
- 124
- 1
- [product_views]
- 5
- 101
- 2
- [product_views]
- 7
- 148
- 4
- [product_views]
300.000 ₫
- 2
- 116
- 5
- [product_views]
300.000 ₫
- 0
- 154
- 6
- [product_views]
300.000 ₫
- 2
- 133
- 7
- [product_views]
300.000 ₫
- 4
- 189
- 8
- [product_views]
300.000 ₫
- 5
- 145
- 9
- [product_views]
300.000 ₫
- 8
- 181
- 10
- [product_views]