SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH
- Mã tài liệu: BM0255 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3876 |
Lượt tải: | 156 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Số trang: | 17 |
Tác giả: | Đặng Thị Thu Thủy |
Trình độ chuyên môn: | Thạc sĩ giáo dục |
Đơn vị công tác: | TH Phan Bội Châu |
Năm viết: | 2020-2021 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Tham mưu với Hiệu trưởng
2. Tập huấn đội ngũ giáo viên làm tổ trưởng
3. Chỉ ra việc cần làm trong khi tổ chức sinh hoạt chuyên môn
4. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên đề chuyên sâu
Mô tả sản phẩm
- PHẦN MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết hoạt động chủ yếu trong nhà trường là hoạt động chuyên môn, các tổ chuyên môn là tổ chức quan trọng và nòng cốt trong các nhà trường nói chung và các trường TH nói riêng trong đó có trường TH Phan Bội Châu. Do đó Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở sát thực nhất với giáo viên giảng dạy. Ở đó diễn ra mọi hoạt động có liên quan đến chuyên môn nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Sinh hoạt chuyên môn là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Trong đó, giáo viên cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) bài dạy. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả. Mặt khác đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát huy tính tích cực chủ động trong việc thực hiện xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học. Nội dung sinh hoạt chuyên môn cần tập trung vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, nội dung dạy học rút kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy học và giáo dục.
Mặt khác tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ và vai trò rất quan trọng trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường. Có thể khẳng định hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu mới trong quá trình đổi mới giáo dục.Tuy nhiên tổ chuyên môn không phải là cấp có thẩm quyền để đề ra các nhiệm vụ giáo dục chung cho toàn trường mà hoạt động của tổ chuyên môn phụ thuộc nhiều vào kế hoạch, hoạt động của nhà trường, vào sự lãnh đạo của Ban Giám hiệu. Trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục Đào tạo luôn chỉ đạo cho lãnh đạo các đơn vị trường học làm tốt công việc cải tiến nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, coi đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản, thiết thực để nâng cao chất lượng dạy – học, thực hiện đổi mới giáo dục.
Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ giúp Hiệu trưởng quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch chung của trường như: Xây dựng chương trình hoạt động của tổ, giúp giáo viên xây dựng kế hoạch công tác chuyên môn, kiểm tra đôn đốc mỗi tổ viên thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra, thảo luận, nhận định tình hình và đánh giá kết quả giáo dục học sinh thuộc phạm vi của tổ phụ trách, bàn bạc có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trao đổi và đánh giá sáng kiến kinh nghiệm giáo dục, tổ chức dự giờ lên lớp của nhau để rút kinh nghiệm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ viên. Tổ chức phong trào thi đua trong tổ, nhận xét đánh giá tổ viên đề nghị khen thưởng và kỷ luật đối với tổ viên. Tổ trưởng chuyên môn quản lý sổ sinh hoạt tổ. Là người chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo chương trình, kế hoạch dạy. Hoàn thành đầy đủ và gửi lại cho BGH đúng hạn qui định các yêu cầu cần báo cáo như kế hoạch giảng dạy, sổ sinh hoạt tổ, nội dung ôn tập, các báo cáo, hồ sơ khác. Có trách nhiệm phân công người dạy thay khi có tổ viên nghỉ bệnh hoặc bận công tác. Quản lý nhân sự và các hoạt động chuyên môn từ soạn bài, lên lớp, thực hành thí nghiệm, …. Cùng với tổ trưởng công đoàn đôn đốc phong trào thi đua của tổ như sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học, thao giảng, dự giờ, công tác khác.Triệu tập và chủ trì các buổi sinh hoạt thường kỳ và đột xuất của tổ bàn bạc công tác. Dự giờ kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ hay đột xuất của tổ viên để có cơ sở đánh giá thi đua và trình độ chuyên môn của tổ viên. Như vậy mọi hoạt động chuyên môn trong nhà trường đều xuất phát và điểm đích cũng ở các tổ chuyên môn.
Trước tình hình thực tế của trường, trước các đòi hỏi bức bách phải nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, người làm công tác quản lý phải suy nghĩ tìm biện pháp thiết thực quản lý chỉ đạo đổi mới hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp và có chiều sâu.
Làm thế nào để đổi mới sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả? Làm thế nào để thay đổi tầm nhận thức của giáo viên trong sinh hoạt chuyên môn tại tổ? Làm thế nào để phát huy tối đa các thế mạnh trong mỗi con người thành thế mạnh cho cả tập thể là một điều khó khăn trăn trở.
Đây là một vấn đề cần được quan tâm của các nhà lãnh đạo chuyên môn do đó bản thân tôi chọn nội dung: Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trường TH Phan Bội Châu làm đề tài cho bản sáng kiến kinh nghiệm năm học ………….
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- a) Mục tiêu của đề tài
Thực hiện áp dụng một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn.
Thông qua việc chỉ đạo bằng con đường trực tiếp và gián tiếp, 3 tổ chuyên môn trong nhà trường có hướng thay đổi cách thức, hình thức và nội dung sinh hoạt chuyên môn một cách tích cực, chủ động và sáng tạo đạt hiệu quả cao.
Giáo viên có thái độ đúng đắn trước sự thay đổi, bắt kịp, bắt nhịp hài hòa với các thành viên khác trong tổ; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tổ, kế hoạch nhà trường góp phần nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục.
- b) Nhiệm vụ của đề tài
Chỉ ra cái mới trong chỉ đạo tổ khối sinh hoạt chuyên môn, phát huy phương pháp truyền thống của sinh hoạt chuyên môn tích cực; góp phần cải thiện hiệu quả chất lượng sinh hoạt chuyên môn định kỳ ở tổ khối.
Làm thay đổi nhận thức trong sinh hoạt chuyên môn của mỗi giáo viên, hướng tới việc thay đổi linh hoạt phương pháp dạy học mới theo hướng học tích cực, sáng tạo, mạnh dạn, thích nghi, ứng phó với môi trường sống hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường Tiểu học.
Tâm lý giáo viên trong sinh hoạt tổ khối.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ ở trường TH Phan Bội Châu huyện KrôngAna. Năm học ………….
- Phương pháp nghiên cứu
Thu thập và xử lý thông tin về quan điểm, đường lối của Đảng; Điều lệ trường TH; văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học …………của các cấp.
Tổng kết hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn năm học …………; ý kiến trao đổi với bạn bè ngoài đơn vị; điều tra thực tế; đàm thoại, hỏi đáp.
- PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lý luận
Công tác chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết nội bộ và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, tổ trưởng tổ chuyên môn góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung chỉ đạo đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn là những việc gì? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn?
Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu cần thiết phải quản lí, chỉ đạo đổi mới các thức, nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của trường tiểu học Phan Bội Châu.
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]