SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 5 vận dụng dạy học sinh giải toán có nội dung hình học
- Mã tài liệu: BM0224 Copy
Môn: | Quản lí |
Lớp: | 5 |
Bộ sách: | |
Lượt xem: | 3861 |
Lượt tải: | 215 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Số trang: | 19 |
Tác giả: | Phạm Thị Tuyền |
Trình độ chuyên môn: | Cử nhân đại học |
Đơn vị công tác: | Tiểu học Lý Tự Trọng |
Năm viết: | 2019-2020 |
Sáng kiến kinh nghiệm “SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 5 vận dụng dạy học sinh giải toán có nội dung hình học“ triển khai gồm các biện pháp nổi bật sau:
1. Rèn kĩ năng nhận dạng hình hình học
2. Rèn kĩ năng vẽ hình
3. Rèn kĩ năng ghi nhớ và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích các hình đã học
4. Rèn kĩ năng giải Toán
5. Khuyến khích học sinh khai thác đề toán
Mô tả sản phẩm
PHẦN I: MỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài
Trong môn Toán ở tiểu học, các bài toán có lời văn có một vị trí rất quan trọng. Một phần lớn thời gian học Toán của học sinh dành cho việc giải các bài Toán. Kết quả học Toán của học sinh cũng được đánh giá qua khả năng giải Toán, trong đó có giải toán liên quan đến các yếu tố hình học.
Thông qua thực tế giải các bài toán có nội dung hình học ở nhiều dạng khác nhau, học sinh sẽ tiếp nhận được những kiến thức gần gũi với cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức hình học vào cuộc sống. Chẳng hạn: Các em biết tính xem ngôi nhà mình đang ở rộng bao nhiêu m2, cái bể đựng nước ở nhà bao nhiêu m3 ? …
Việc giải các bài toán có nội dung hình học còn giúp học sinh phát triển một số năng lực trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, quan sát, so sánh, đối chiếu, dự đoán,… và đặc biệt là trí tưởng tượng không gian được phát triển. Điều đó rất cần thiết trong cuộc sống, rất hữu ích trong việc học tập các tuyến kiến thức khác trong môn Toán ở Tiểu học, giúp học sinh học tốt các môn học khác, tạo tiền đề vững chắc để học sinh học tốt môn Toán ở Trung học cơ sở, và thích ứng tốt với cuộc sống.
Cuối học kì I và đầu học kì II, học sinh lớp 5 được học riêng một chương về hình học, các em vừa phải học các kiến thức mới kết thúc về “hình học phẳng” (tính chu vi hình tam giác, hình thang, chu vi và diện tích hình tròn), vừa học các kiến thức mở đầu về “hình khối“ (tính diện tích xung quanh; diện tích toàn phần; thể tích của hình hộp chữ nhật,hình lập phương), vừa ôn tập củng cố, hệ thống khái quát toàn bộ phần hình học ở tiểu học.
Mặc dù trong Toán 5 mới, nội dung dạy học các yếu tố hình học đã được điều chỉnh theo hướng tinh giản, gắn với thực tế, thể hiện được đổi mới phương pháp dạy học Toán, nhưng nhìn chung vẫn còn quá tải đối với những nơi còn nhiều khó khăn – học sinh chỉ học 1 buổi/ngày như trường Tiểu học Lý Tự Trọng – thành phố Thanh Hóa. Các em không có thời gian luyện tập thực hành nhiều nên rất dễ quên hoặc ghi nhớ lộn xộn các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích của hình này với hình kia, dẫn đến tình trạng trong lớp học sinh còn gặp nhiều khó khăn khi giải các bài toán có nội dung hình học.
Thông qua việc giải các bài toán có nội dung hình học, các em được ôn tập, củng cố các dạng Toán khác đã học và các kiến thức cơ bản về đại số, về đại lượng…đã học ở tiểu học. Có thể nói rằng học sinh lớp 5 giải được các bài toán có nội dung hình học là các em đã nắm vững cách giải của nhiều dạng Toán có lời văn ở Tiểu học, thế nhưng có những giáo viên chưa thực sự coi trọng khi dạy nội dung này.
Với nhận thức trên cũng như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các đồng nghiệp của mình trong công tác giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến nho nhỏ về : “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 5 vận dụng dạy học sinh giải toán có nội dung hình học – tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Thanh Hóa”.
- Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình dạy học Toán có nội dung hình học ở lớp 5, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Toán lớp 5 nói chung và giải các bài toán có nội dung hình học nói riêng.
- Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lớp 5 vận dụng dạy học sinh giải toán có nội dung hình học – tại Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thành phố Thanh Hóa” .
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp trực quan.
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp hỏi đáp.
– Phương pháp luyện tập thực hành.
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cơ sở lý luận
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý và khả năng nhận thức của học sinh tiểu học: tuổi các em còn nhỏ, có tính tích cực chưa cao, ham hiểu biết nhưng khả năng tư duy logic vấn đề có tính chất trừu tượng hóa thì các em còn hạn chế, các em tư duy phải dựa vào trực quan là chính.
Xuất phát từ đặc trưng môn Toán tiểu học nói chung và việc giải toán có yếu tố hình học nói riêng đòi hỏi học sinh phải có óc tư duy logic, sự chính xác và óc sáng tạo.
Trong Toán 5, nội dung các bài luyện tập, thực hành về yếu tố hình học được xây dựng theo các “kĩ năng” hình học, bao gồm các dạng chủ yếu sau:
- Các bài tập về kĩ năng nhận dạng hình .
- Các bài tập về kĩ năng vẽ hình.
- Các bài tập phối hợp kĩ năng đo độ dài đoạn thẳng với kĩ năng tính.
- Các bài tập về kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang; tính chu vi và diện tích hình tròn (vận dụng qui tắc).
- Các bài tập về kĩ năng tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương (vận dụng qui tắc)
- Các bài tập phát triển trí tưởng tượng không gian như sắp xếp, cắt ghép hình.
Vì vậy, muốn học sinh giải được các bài toán có nội dung hình học thì tôi chỉ đạo giáo viên khối 5 phải chú ý rèn cho học sinh các kĩ năng cơ bản sau đây:
*. Kĩ năng nhận dạng hình.
*. Kĩ năng vẽ hình.
*. Kĩ năng ghi nhớ và vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích, thể tích của các hình đã học.
*. Kĩ năng giải Toán.
*. Kĩ năng khai thác bài Toán.
Căn cứ vào những yêu cầu trên, tôi lần lượt đề ra các biện pháp tiến hành phù hợp nhằm hướng dẫn giáo viên rèn cho các em các kĩ năng giải toán .
- Thực trạng
2.1. Thực trạng chung về việc dạy học giải toán có nội dung hình học
Đối với cấp THCS, hình học được chia thành môn học riêng, còn ở bậc tiểu học môn Toán là môn học không phân môn, kiến thức được hình thành chủ yếu bằng con đường thực hành và thường xuyên được ôn tập củng cố và hình thành kĩ năng, nội dung các yếu tố hình học được xây dựng trên nguyên tắc đồng tâm. Tức là các yếu tố hình học được lặp đi lặp lại vài lần trong chương trình, lần sau củng cố và phát triển kiến thức đã học ở lần trước …… Nhìn chung việc dạy học nội dung hình học ở tiểu học chưa được giáo viên coi trọng,…
2.2.Thực trạng đối với giáo viên
Bản thân là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đã từng giảng dạy lớp 5 nên ít nhiều đã nắm được đặc điểm đặc trưng của môn Toán và khả năng tiếp thu của học sinh, cũng như giảng dạy của đồng nghiệp trong khối. Đồ dùng dạy về các yếu tố hình học được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ, song đồ dùng còn nhỏ, giáo viên sử dụng đồ dùng chưa triệt để.
2.3. Thực trạng đối với học sinh
Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức học tập môn Toán, sách vở, đồ dùng học tập tương đối đầy đủ nhưng do đặc điểm lứa tuổi, các em còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng còn chưa cao, khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em còn hạn chế nhiều dẫn tới các em ngại làm các bài tập có nội dung về yếu tố hình học.
Việc học tập môn Toán nói chung và giải toán có nội dung hình học nói riêng là một việc rất cần thiết của mỗi giáo viên trong nhà trường để nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm, môn Toán lớp 5 có bài toán với nội dung hình học, sau khi chấm xong bài, tổng hợp kết quả khảo sát ở học sinh khối 5, tôi thu kết quả cụ thể như sau:
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- 5
- 131
- 1
- [product_views]
- 4
- 179
- 3
- [product_views]
- 2
- 142
- 5
- [product_views]
- 0
- 123
- 6
- [product_views]
- 6
- 169
- 7
- [product_views]
- 3
- 189
- 8
- [product_views]
- 5
- 177
- 9
- [product_views]
- 6
- 124
- 10
- [product_views]